Đồi Mâm Xôi, Móng Ngựa, nhà ngô hay rừng trúc là những điểm thu hút được nhiều du khách và người làm du lịch địa phương gợi ý khi lên Mù Cang Chải mùa vàng. – Du lịch
Cuối tháng 9 là thời điểm Mù Cang Chải đẹp nhất khi lúa trên các thửa ruộng bậc thang bắt đầu chín. Tuần cuối tháng 9, thời tiết được dự báo khô ráo và mát mẻ, thích hợp tham quan. 10 điểm được người làm du lịch địa phương và khách gợi ý cho chuyến đi Mù Cang Chải dịp này.
Đồi Móng Ngựa
Đồi Móng Ngựa nằm tại bản Sáng Nhù, cách trung tâm thị trấn Mù Cang Chải khoảng 2 km. Đồi Móng Ngựa là một trong những điểm đến tiêu biểu cho bức tranh thiên nhiên Mù Cang Chải mỗi mùa vàng. Tại đây du khách có thể ngắm cảnh từ lúc bình minh đến hoàng hôn. Trong đó, khung cảnh hoàng hôn được nhiều nhiếp ảnh gia yêu thích.
Phí tham quan: 30.000 đồng một người. Ảnh: Thào A Su
Cuối tháng 9 là thời điểm Mù Cang Chải đẹp nhất khi lúa trên các thửa ruộng bậc thang bắt đầu chín. Tuần cuối tháng 9, thời tiết được dự báo khô ráo và mát mẻ, thích hợp tham quan. 10 điểm được người làm du lịch địa phương và khách gợi ý cho chuyến đi Mù Cang Chải dịp này.
Đồi Móng Ngựa
Đồi Móng Ngựa nằm tại bản Sáng Nhù, cách trung tâm thị trấn Mù Cang Chải khoảng 2 km. Đồi Móng Ngựa là một trong những điểm đến tiêu biểu cho bức tranh thiên nhiên Mù Cang Chải mỗi mùa vàng. Tại đây du khách có thể ngắm cảnh từ lúc bình minh đến hoàng hôn. Trong đó, khung cảnh hoàng hôn được nhiều nhiếp ảnh gia yêu thích.
Phí tham quan: 30.000 đồng một người. Ảnh: Thào A Su
Đồi Mâm Xôi lớn
Đồi Mâm Xôi cũng là biểu tượng của Mù Cang Chải, có hình tròn, nằm ở xã La Pán Tẩn, cách trung tâm thị trấn hơn 8 km. Đây là một trong những nơi được cộng đồng du lịch đánh giá là thửa ruộng bậc thang đẹp nhất vùng Tây Bắc. Đồi Mâm Xôi đẹp nhưng khó đi lại. Nếu không thạo đường và tay lái không vững, du khách có thể thuê người dân địa phương chở bằng xe ôm.
Mức giá trung bình cho một chuyến khứ hồi là 100.000 đồng đến 120.000 đồng. Phí tham quan: 30.000 đồng một người. Ảnh: Thào A Su
Đồi Mâm Xôi lớn
Đồi Mâm Xôi cũng là biểu tượng của Mù Cang Chải, có hình tròn, nằm ở xã La Pán Tẩn, cách trung tâm thị trấn hơn 8 km. Đây là một trong những nơi được cộng đồng du lịch đánh giá là thửa ruộng bậc thang đẹp nhất vùng Tây Bắc. Đồi Mâm Xôi đẹp nhưng khó đi lại. Nếu không thạo đường và tay lái không vững, du khách có thể thuê người dân địa phương chở bằng xe ôm.
Mức giá trung bình cho một chuyến khứ hồi là 100.000 đồng đến 120.000 đồng. Phí tham quan: 30.000 đồng một người. Ảnh: Thào A Su
Đồi Mâm Xôi bé
Đồi Mâm Xôi bé cũng nằm ở xã La Pán Tẩn, thường vắng vẻ hơn đồi lớn, nên du khách có thể chụp những bức ảnh check in không có người ở đây. Khung cảnh ở đồi Mâm Xôi bé cũng rộng và bao quát hơn, với những dòng suối chảy giữa những ruộng bậc thang.
Phí tham quan: 20.000 đồng. Ảnh: Giàng A Chay
Đồi Mâm Xôi bé
Đồi Mâm Xôi bé cũng nằm ở xã La Pán Tẩn, thường vắng vẻ hơn đồi lớn, nên du khách có thể chụp những bức ảnh check in không có người ở đây. Khung cảnh ở đồi Mâm Xôi bé cũng rộng và bao quát hơn, với những dòng suối chảy giữa những ruộng bậc thang.
Phí tham quan: 20.000 đồng. Ảnh: Giàng A Chay
Đồi Mũi Giày
Đồi Mũi Giày thuộc xã Dế Xu Phình nằm cách đồi Mâm Xôi gần 2 km và gần Quốc lộ 32. Những thửa ruộng bậc thang tại đây nằm dưới thung lũng, được bao quanh bởi con suối chảy quanh co. Để vào dưới thung lũng, du khách đi qua một cầu tre nối hai bên bờ ruộng. Nơi đây được xem là địa điểm lý tưởng để check in trong không gian yên tĩnh, không đông đúc như những nơi khác. Ảnh: Thào A Su
Đồi Mũi Giày
Đồi Mũi Giày thuộc xã Dế Xu Phình nằm cách đồi Mâm Xôi gần 2 km và gần Quốc lộ 32. Những thửa ruộng bậc thang tại đây nằm dưới thung lũng, được bao quanh bởi con suối chảy quanh co. Để vào dưới thung lũng, du khách đi qua một cầu tre nối hai bên bờ ruộng. Nơi đây được xem là địa điểm lý tưởng để check in trong không gian yên tĩnh, không đông đúc như những nơi khác. Ảnh: Thào A Su
Ruộng bậc thang và mỏm đá Kim Nọi
Ruộng bậc thang và mỏm đá nằm ở bản Kim Nọi, cách chợ trung tâm Mù Cang Chải khoảng 8 km. Đường đi đã được trải bê tông, xe máy di chuyển thuận tiện, một vài đoạn lên dốc nhưng không khó. Ôtô loại nhỏ 5-7 chỗ có thể đi được, nhưng lưu ý không thể tránh nhau. Du khách có thể di chuyển theo bản đồ. Đoạn cuối, du khách sẽ đi qua bản, sau đó phải leo bộ khoảng 300 m. Ảnh: Giàng A Chay
Ruộng bậc thang và mỏm đá Kim Nọi
Ruộng bậc thang và mỏm đá nằm ở bản Kim Nọi, cách chợ trung tâm Mù Cang Chải khoảng 8 km. Đường đi đã được trải bê tông, xe máy di chuyển thuận tiện, một vài đoạn lên dốc nhưng không khó. Ôtô loại nhỏ 5-7 chỗ có thể đi được, nhưng lưu ý không thể tránh nhau. Du khách có thể di chuyển theo bản đồ. Đoạn cuối, du khách sẽ đi qua bản, sau đó phải leo bộ khoảng 300 m. Ảnh: Giàng A Chay
Sống lưng khủng long
Đây là địa điểm ngắm được ruộng bậc thang 4 xã của huyện Mù Cang Chải, gồm Dế Xu Phình, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Mồ Dề. Du khách có thể đi từ Chế Cu Nha khoảng 3 km theo đường mòn, hoặc qua Dế Xu Phình khoảng 7 km đến bản Phình Hồ. Hướng dẫn viên tại Mù Cang Chải cho hay cả hai đường đều bắt buộc đi xe ôm một đoạn nên du khách chọn phương tiện này để đi hết quãng đường để tiết kiệm thời gian.
Phí tham quan: 20.000 đồng một người. Ảnh: Mùa A Giàng
Sống lưng khủng long
Đây là địa điểm ngắm được ruộng bậc thang 4 xã của huyện Mù Cang Chải, gồm Dế Xu Phình, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Mồ Dề. Du khách có thể đi từ Chế Cu Nha khoảng 3 km theo đường mòn, hoặc qua Dế Xu Phình khoảng 7 km đến bản Phình Hồ. Hướng dẫn viên tại Mù Cang Chải cho hay cả hai đường đều bắt buộc đi xe ôm một đoạn nên du khách chọn phương tiện này để đi hết quãng đường để tiết kiệm thời gian.
Phí tham quan: 20.000 đồng một người. Ảnh: Mùa A Giàng
Chế Cu Nha
Ruộng bậc thang ở xã Chế Cu Nha nằm ở phía bắc, cách trung tâm Mù Cang Chải gần 20 km. Ở Chế Cu Nha không chỉ có nhiều thửa ruộng bậc thang nằm trên cao, mà còn có cuộc sống bình dị của người H’Mông trong các bản làng. Năm 2007 ruộng bậc thang ở xã Chế Cu Nha, cùng với La Pán Tẩn và Dế Xu Phình đã được công nhận là danh thắng quốc gia và lọt top 10 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới. Ảnh: Thào A Su
Chế Cu Nha
Ruộng bậc thang ở xã Chế Cu Nha nằm ở phía bắc, cách trung tâm Mù Cang Chải gần 20 km. Ở Chế Cu Nha không chỉ có nhiều thửa ruộng bậc thang nằm trên cao, mà còn có cuộc sống bình dị của người H’Mông trong các bản làng. Năm 2007 ruộng bậc thang ở xã Chế Cu Nha, cùng với La Pán Tẩn và Dế Xu Phình đã được công nhận là danh thắng quốc gia và lọt top 10 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới. Ảnh: Thào A Su
Rừng trúc Mồ Dề
Theo Mùa A Giàng, hướng dẫn viên địa phương, rừng trúc Mồ Dề, nằm cách trung tâm thị trấn Mù Cang Chải khoảng 3,5 km, có tuổi đời khoảng 80 năm. Ban đầu những cây trúc ở đây được trồng chủ yếu để làm nhà, máng nước. Hiện nay, rừng trúc đã mở rộng 3 ha, thành một điểm check in nổi tiếng của du khách, với nhiều tiểu cảnh tự nhiên, đường đi lại là các bậc thang, thuận tiện.
Rừng trúc nổi bật với cây mọc thẳng đứng và cao, không gian xanh mát. Ánh nắng xuyên qua tạo nên những tia sáng huyền bí. Nhiều khách du lịch chọn “diễn” tại rừng trúc theo những bộ phim võ thuật. Mồ Dề được du khách đánh giá là một trong những rừng trúc đẹp nhất Việt Nam.
Ngoài ra, tại Mù Cang Chải còn có rừng trúc Púng Luông.
Phí tham quan: 20.000 đồng. Ảnh: Mùa A Giàng
Rừng trúc Mồ Dề
Theo Mùa A Giàng, hướng dẫn viên địa phương, rừng trúc Mồ Dề, nằm cách trung tâm thị trấn Mù Cang Chải khoảng 3,5 km, có tuổi đời khoảng 80 năm. Ban đầu những cây trúc ở đây được trồng chủ yếu để làm nhà, máng nước. Hiện nay, rừng trúc đã mở rộng 3 ha, thành một điểm check in nổi tiếng của du khách, với nhiều tiểu cảnh tự nhiên, đường đi lại là các bậc thang, thuận tiện.
Rừng trúc nổi bật với cây mọc thẳng đứng và cao, không gian xanh mát. Ánh nắng xuyên qua tạo nên những tia sáng huyền bí. Nhiều khách du lịch chọn “diễn” tại rừng trúc theo những bộ phim võ thuật. Mồ Dề được du khách đánh giá là một trong những rừng trúc đẹp nhất Việt Nam.
Ngoài ra, tại Mù Cang Chải còn có rừng trúc Púng Luông.
Phí tham quan: 20.000 đồng. Ảnh: Mùa A Giàng
Nhà ngô
Nhiều du khách cũng check in với các căn nhà ngô. Nhà ngô có ở khắp nơi dọc đường đi, nhưng nổi tiếng là ngôi nhà ở thôn Màng Mủ, xã Mồ Dề. Nơi đây gây ấn tượng bởi không gian với nhiều giàn ngô vàng rực treo khắp nhà. Sau mỗi vụ, người dân vùng cao thường treo ngô để dự trữ nên du khách dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà với giàn ngô rực rỡ trước hiên.
Phí tham quan: 10.000 đồng một người. Ảnh: Mùa A Giàng
Nhà ngô
Nhiều du khách cũng check in với các căn nhà ngô. Nhà ngô có ở khắp nơi dọc đường đi, nhưng nổi tiếng là ngôi nhà ở thôn Màng Mủ, xã Mồ Dề. Nơi đây gây ấn tượng bởi không gian với nhiều giàn ngô vàng rực treo khắp nhà. Sau mỗi vụ, người dân vùng cao thường treo ngô để dự trữ nên du khách dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà với giàn ngô rực rỡ trước hiên.
Phí tham quan: 10.000 đồng một người. Ảnh: Mùa A Giàng
Điểm bay dù đèo Khau Phạ
Đèo Khau Phạ, một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển, là một trong những địa điểm ngắm cảnh lúa chín được nhiều người yêu thích.
Hơn 10 năm nay, đèo Khau Phạ còn là điểm bay dù nổi tiếng mỗi mùa lúa. Du khách đăng ký trước sẽ có từ 10 đến 30 phút bay (cùng các chuyên gia), tùy điều kiện thời tiết. Từ trên cao, du khách sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn hình ảnh của ruộng bậc thang bằng một góc nhìn khác. Bản Lìm Mông bên dưới đèo Khau Phạ cũng là nơi được gợi ý dịp này. Ảnh: Review Mu Cang Chai
Điểm bay dù đèo Khau Phạ
Đèo Khau Phạ, một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển, là một trong những địa điểm ngắm cảnh lúa chín được nhiều người yêu thích.
Hơn 10 năm nay, đèo Khau Phạ còn là điểm bay dù nổi tiếng mỗi mùa lúa. Du khách đăng ký trước sẽ có từ 10 đến 30 phút bay (cùng các chuyên gia), tùy điều kiện thời tiết. Từ trên cao, du khách sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn hình ảnh của ruộng bậc thang bằng một góc nhìn khác. Bản Lìm Mông bên dưới đèo Khau Phạ cũng là nơi được gợi ý dịp này. Ảnh: Review Mu Cang Chai
Tâm Anh