12 món ăn may mắn trên mâm cỗ Tết ở Trung Quốc

Cá, sủi cảo hay cam quýt không thể thiếu trong mâm cổ Tết của người Trung Quốc nhờ cách phát âm và trình bày mang ý nghĩa may mắn, sung túc cho năm mới. – Du lịch

Cá – sự thịnh vượng

Trong tiếng Trung, cá phát âm nghe giống “sự dư thừa”. Người Trung Quốc luôn muốn dư dả vào cuối năm, cho rằng nếu cuối năm tiết kiệm được một khoản tiền thì năm mới sẽ sung túc và có thể kiếm được nhiều hơn. Họ thường ăn cá cuối cùng trong thực đơn bữa tối và cá hấp phổ biến hơn cả.

Cá – sự thịnh vượng

Trong tiếng Trung, cá phát âm nghe giống “sự dư thừa”. Người Trung Quốc luôn muốn dư dả vào cuối năm, cho rằng nếu cuối năm tiết kiệm được một khoản tiền thì năm mới sẽ sung túc và có thể kiếm được nhiều hơn. Họ thường ăn cá cuối cùng trong thực đơn bữa tối và cá hấp phổ biến hơn cả.

Sủi cảo – sự giàu có

Sủi cảo có lịch sử hơn 1.800 năm, là món ăn truyền thống đem lại may mắn vì hình dáng giống thỏi bạc. Món thường được ăn vào đêm giao thừa với quan niệm càng ăn nhiều càng kiếm được nhiều tiền.

Sủi cảo thường gồm thịt băm và rau thái nhỏ, bọc trong một lớp bột mỏng. Các loại nhân phổ biến khác là tôm, cá, thịt gà. Món ăn thường được chế biến bằng cách luộc, hấp, chiên hoặc nướng.

Sủi cảo – sự giàu có

Sủi cảo có lịch sử hơn 1.800 năm, là món ăn truyền thống đem lại may mắn vì hình dáng giống thỏi bạc. Món thường được ăn vào đêm giao thừa với quan niệm càng ăn nhiều càng kiếm được nhiều tiền.

Sủi cảo thường gồm thịt băm và rau thái nhỏ, bọc trong một lớp bột mỏng. Các loại nhân phổ biến khác là tôm, cá, thịt gà. Món ăn thường được chế biến bằng cách luộc, hấp, chiên hoặc nướng.

Gà nguyên con – may mắn và trọn vẹn

Gà là từ đồng âm với may mắn và thịnh vượng, phổ biến trong các bữa tối đoàn tụ. Thịt gà thường được phục vụ nguyên con, tượng trưng cho sự trọn vẹn, đồng thời biểu thị sự khởi đầu và kết thúc tốt đẹp.

Thịt gà thường được om hoặc quay với gừng hoặc đậu nành. Theo truyền thống, thịt gà nguyên con sẽ được dâng lên tổ tiên (cúng) và các vị thần để cầu phúc. Chân gà thường được người trụ cột trong gia đình ăn với quan niệm có thể giúp họ giữ của cải.

Gà nguyên con – may mắn và trọn vẹn

Gà là từ đồng âm với may mắn và thịnh vượng, phổ biến trong các bữa tối đoàn tụ. Thịt gà thường được phục vụ nguyên con, tượng trưng cho sự trọn vẹn, đồng thời biểu thị sự khởi đầu và kết thúc tốt đẹp.

Thịt gà thường được om hoặc quay với gừng hoặc đậu nành. Theo truyền thống, thịt gà nguyên con sẽ được dâng lên tổ tiên (cúng) và các vị thần để cầu phúc. Chân gà thường được người trụ cột trong gia đình ăn với quan niệm có thể giúp họ giữ của cải.

Bánh gạo Tết – tăng lương và thăng chức

Bánh gạo nếp là món may mắn được người Trung Quốc ăn vào đêm giao thừa. Trong tiếng Trung, tên gọi bánh gạo nếp có nghĩa “tăng dần qua từng năm”. Theo quan niệm của người Trung Quốc, điều này có nghĩa bạn sẽ ngày càng thăng tiến và thịnh vượng. Nguyên liệu chính của món bánh là gạo nếp, đường, hạt dẻ, chà là và lá sen.

Bánh gạo Tết – tăng lương và thăng chức

Bánh gạo nếp là món may mắn được người Trung Quốc ăn vào đêm giao thừa. Trong tiếng Trung, tên gọi bánh gạo nếp có nghĩa “tăng dần qua từng năm”. Theo quan niệm của người Trung Quốc, điều này có nghĩa bạn sẽ ngày càng thăng tiến và thịnh vượng. Nguyên liệu chính của món bánh là gạo nếp, đường, hạt dẻ, chà là và lá sen.

Nem rán – sự giàu có

Nem rán (chả giò) thường được ăn trong các lễ hội mùa xuân. Đây là món ăn Tết Nguyên đán phổ biến ở các tỉnh thành phía đông như Giang Tây, Giang Tô, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Châu, Thâm Quyến.

Nem rán nằm trong danh sách dim sum Quảng Đông thường hình trụ, gồm rau, thịt và nhiều nguyên liệu khác, sau đó bọc trong màng bột mỏng rồi đem chiên đến khi chín vàng đều.

Nem rán – sự giàu có

Nem rán (chả giò) thường được ăn trong các lễ hội mùa xuân. Đây là món ăn Tết Nguyên đán phổ biến ở các tỉnh thành phía đông như Giang Tây, Giang Tô, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Châu, Thâm Quyến.

Nem rán nằm trong danh sách dim sum Quảng Đông thường hình trụ, gồm rau, thịt và nhiều nguyên liệu khác, sau đó bọc trong màng bột mỏng rồi đem chiên đến khi chín vàng đều.

Bánh gạo viên ngọt – đoàn tụ gia đình

Bánh gạo viên ngọt là món ăn chính trong lễ hội đèn lồng của Trung Quốc, tuy nhiên, ở miền Nam, người dân ăn trong suốt lễ hội mùa xuân. Cách phát âm và hình tròn của món ăn gắn liền với sự đoàn tụ nên được người Trung Quốc ưa chuộng dịp năm mới.

Bánh gạo viên ngọt – đoàn tụ gia đình

Bánh gạo viên ngọt là món ăn chính trong lễ hội đèn lồng của Trung Quốc, tuy nhiên, ở miền Nam, người dân ăn trong suốt lễ hội mùa xuân. Cách phát âm và hình tròn của món ăn gắn liền với sự đoàn tụ nên được người Trung Quốc ưa chuộng dịp năm mới.

Mì trường thọ – sống lâu

Tên gọi của món ăn đã nói lên thông điệp. Mì sợi càng dài càng thể hiện sự trường thọ.

Đây là món may mắn được ăn vào ngày đầu năm mới ở miền bắc Trung Quốc. Mì không cắt ngắn, được chiên và bày ra đĩa, hoặc nấu với nước dùng.

Mì trường thọ – sống lâu

Tên gọi của món ăn đã nói lên thông điệp. Mì sợi càng dài càng thể hiện sự trường thọ.

Đây là món may mắn được ăn vào ngày đầu năm mới ở miền bắc Trung Quốc. Mì không cắt ngắn, được chiên và bày ra đĩa, hoặc nấu với nước dùng.

Thịt viên đầu sư tử – gia đình đoàn kết

Thịt viên có hình dáng giống đầu sư tử, là món ăn phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt ở Thượng Hải. Sư tử tượng trưng cho sức mạnh trong văn hóa Trung Quốc, trong khi thịt viên với hình tròn tượng trưng cho sự đoàn kết gia đình.

Thịt lợn viên tự làm mềm và ngọt được hấp hoặc om, ăn kèm với rau và rưới nước sốt.

Thịt viên đầu sư tử – gia đình đoàn kết

Thịt viên có hình dáng giống đầu sư tử, là món ăn phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt ở Thượng Hải. Sư tử tượng trưng cho sức mạnh trong văn hóa Trung Quốc, trong khi thịt viên với hình tròn tượng trưng cho sự đoàn kết gia đình.

Thịt lợn viên tự làm mềm và ngọt được hấp hoặc om, ăn kèm với rau và rưới nước sốt.

Thịt bụng heo hấp khoai môn – sự thịnh vượng

Bụng heo (lợn) hấp với khoai môn là món ăn phổ biến thường xuất hiện trên bàn ăn trong các lễ hội Tết ở miền nam Trung Quốc. Thịt lợn là đại diện cho cuộc sống giàu sang, thịnh vượng, sức mạnh và phúc lộc dồi dào.

Thịt được thái lát, hấp mềm, có vị ngọt, mặn, thơm và kết hợp hài hòa với khoai môn mềm và bùi.

Thịt bụng heo hấp khoai môn – sự thịnh vượng

Bụng heo (lợn) hấp với khoai môn là món ăn phổ biến thường xuất hiện trên bàn ăn trong các lễ hội Tết ở miền nam Trung Quốc. Thịt lợn là đại diện cho cuộc sống giàu sang, thịnh vượng, sức mạnh và phúc lộc dồi dào.

Thịt được thái lát, hấp mềm, có vị ngọt, mặn, thơm và kết hợp hài hòa với khoai môn mềm và bùi.

Tôm – hạnh phúc

Tôm là món ăn Tết phổ biến của người Quảng Đông. Tôm tượng trưng cho sự sống động, cũng như hạnh phúc và may mắn bởi tiếng Quảng Đông của từ tôm – ha, nghe giống như tiếng cười.

Tôm – hạnh phúc

Tôm là món ăn Tết phổ biến của người Quảng Đông. Tôm tượng trưng cho sự sống động, cũng như hạnh phúc và may mắn bởi tiếng Quảng Đông của từ tôm – ha, nghe giống như tiếng cười.

Các loại rau củ – sự giàu có, sung túc và mùa xuân

Thực đơn bữa tối ngày cuối năm sẽ không trọn vẹn nếu không có các loại rau. Rau biểu thị cho mùa xuân, đổi mới, năng lượng, sự tiến bộ và giàu có. Có một số loại rau truyền thống gồm rau diếp, bông cải xanh, cải chíp.

Các loại rau củ – sự giàu có, sung túc và mùa xuân

Thực đơn bữa tối ngày cuối năm sẽ không trọn vẹn nếu không có các loại rau. Rau biểu thị cho mùa xuân, đổi mới, năng lượng, sự tiến bộ và giàu có. Có một số loại rau truyền thống gồm rau diếp, bông cải xanh, cải chíp.

Trái cây – sự đầy đủ và giàu có

Một số loại trái cây thường được ăn trong dịp Tết, như quýt, cam và bưởi. Những loại quả này được chọn vì có màu vàng, tượng trưng cho sự viên mãn và giàu có.

Việc bày và ăn quýt, cam mang lại may mắn, tài lộc do cách phát âm và viết chữ. Trong tiếng Trung, cam (và quýt) phát âm giống thành công. Còn quýt có cách viết giống chữ “cát” trong “cát tường”, mang ý nghĩa may mắn.

Trái cây – sự đầy đủ và giàu có

Một số loại trái cây thường được ăn trong dịp Tết, như quýt, cam và bưởi. Những loại quả này được chọn vì có màu vàng, tượng trưng cho sự viên mãn và giàu có.

Việc bày và ăn quýt, cam mang lại may mắn, tài lộc do cách phát âm và viết chữ. Trong tiếng Trung, cam (và quýt) phát âm giống thành công. Còn quýt có cách viết giống chữ “cát” trong “cát tường”, mang ý nghĩa may mắn.

Tâm Anh (theo China Highlights)

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]

Bài viết được đề xuất