5 thức bánh sắc màu của người miền Tây

Khác với chiếc bánh xèo cỡ to thường thấy ở miền Tây, bánh xèo ngũ sắc có kích thước nhỏ hơn vừa đủ một người dùng. Vỏ bánh được làm từ bột gạo pha lỏng trộn với màu tự nhiên của rau củ quả màu tím từ củ dền, màu xám từ lá mơ đồng, cam của gấc, vàng của nghệ... Phần nhân đượcmàu xanh dương của bánh lấy từ hoa đậu biếc, màu xám từ lá mơ đồng, màu vàng từ nghệ, màu cam từ quả gấc, màu tím từ củ dền, màu xanh đen từ tảo xoắn, màu xanh từ lá dứa, màu hồng từ gạo lứt, màu trắng từ bột gạo. Ngoài 9 màu, nhân  bánh cũng được làm rất đa dạng từ cổ hũ dừa, củ sắn, củ hủ khóm, tép sông, thịt vịt   Đẹp mắt, ngon miệng, giá mỗi chiếc bánh chỉ 15.000 đồng.

Từ những loại rau củ trong vườn, người miền Tây khéo léo tạo nhiều màu tự nhiên cho món ăn thêm đẹp mắt, ngon miệng.

Khác với chiếc bánh xèo cỡ to thường thấy ở miền Tây, bánh xèo ngũ sắc có kích thước nhỏ hơn vừa đủ một người dùng. Vỏ bánh được làm từ bột gạo pha lỏng trộn với màu tự nhiên của rau củ quả màu tím từ củ dền, màu xám từ lá mơ đồng, cam của gấc, vàng của nghệ... Phần nhân đượcmàu xanh dương của bánh lấy từ hoa đậu biếc, màu xám từ lá mơ đồng, màu vàng từ nghệ, màu cam từ quả gấc, màu tím từ củ dền, màu xanh đen từ tảo xoắn, màu xanh từ lá dứa, màu hồng từ gạo lứt, màu trắng từ bột gạo. Ngoài 9 màu, nhân  bánh cũng được làm rất đa dạng từ cổ hũ dừa, củ sắn, củ hủ khóm, tép sông, thịt vịt   Đẹp mắt, ngon miệng, giá mỗi chiếc bánh chỉ 15.000 đồng.

Khác chiếc bánh xèo cỡ to thường thấy ở miền Tây, bánh xèo ngũ sắc nhỏ hơn, vừa đủ một người dùng. Vỏ bánh được làm từ bột gạo pha lỏng trộn với màu tự nhiên của rau củ quả: màu tím từ củ dền, màu xám từ lá mơ đồng, cam của gấc, vàng của nghệ, xanh lá dứa… Khi bánh chín có phần vỏ giòn không nhiều dầu mỡ, dậy mùi bột gạo cùng hương thơm nhẹ từ rau củ, nhân nóng hổi giữ vị thơm ngọt của các nguyên liệu như cổ hũ dừa, củ sắn, củ hũ khóm, tép sông, thịt vịt. Bánh xèo cuốn rau sống các loại chấm nước mắm chua ngọt có giá từ 15.000 đồng/cái. Quán ẩm thực ven sông trên đường Tôn Thất Tùng, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ bán bánh xèo và bánh khọt ngũ sắc thu hút nhiều thực khách đến thưởng thức. Ảnh: Yến Trinh

Bánh tằm được làm từ bột gạo sền sệt được xay từ gạo của lúa một vụ trộn thêm màu hoa đậu biếc, trái gấc, lá cẩm, trái vành, xong đem đi hấp cách thủy. Người thợ dùngbột gạo sền sệt được xay từ gạo của lúa một vụ, trộn vào đó những loại nước được làm từ hoa đậu biếc, lá cẩm, trái gấc, trái vành vành thành những hỗn hợp màu bắt mắt rồi đem hấp cách thủy từng loại. hấp xong người thợ làm bánh nhào bột bằng tay, tẩn mẫn se bánh tằm, mỗi lần se 2 cọng. thi thoảng tha sáp ong lên mặt gỗ dụng cụ làm bánh bóng loáng để bánh không bị dính, giữ được vị ngọt, thơm của gạo. Nguyên liệu chỉ chọn lúa mùa, loại lúa chỉ làm một vụ một năm để làm ra loại bột gạo có vị ngọt tự nhiên, xốp, dai, mềm mà lại không bị nhão. Vì dùng tay se nên cọng bánh không đồng đều, có độ dài ngắn khác nhau.

Bánh tằm được làm từ bột xay từ gạo của lúa một vụ, trộn thêm màu hoa đậu biếc, trái gấc, lá cẩm, trái dành dành, đem đi hấp cách thủy. Người thợ dùng tay nhào bột, tẩn mẩn se bánh tằm thành sợi nhỏ. Vì dùng tay nên cọng bánh dài ngắn khác nhau, đổi lại bánh có độ xốp, dai, mềm mà lại không bị nhão. Một số người còn bôi sáp ong lên mặt bàn để khi se bánh thì cọng luôn bóng loáng, không bị dính, giữ được vị ngọt và thơm của gạo. Du khách có thể tìm mua loại bánh tằm ngũ sắc và các loại bánh dân gian Nam Bộ tại tiệm bánh cô Chín gần cầu Bình Thủy trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Ảnh: Khương Nha

Bánh tằm khoai mì, là một món ăn vặt dân dã của vùng Nam bộ. Tên gọi xuất phát từ hình dáng thuôn dài khá giống con tằm. Bánh làm từ khoai mì, hơi dai dai nhờ bột năng, bên ngoài áo một lớp dừa nạo nhuyễn có vị béo, khi ăn có vị ngọt nhẹ. Người bán phủ thêm lớp đậu phộng hoặc mè rang lên trên bánh dậy mùi thơm, khi ăn có thể chấm cùng muối mè. Ảnh: @daethsmeli/Instagram

Bánh tằm khoai mì là món ăn vặt dân dã của vùng Nam bộ. Tên gọi xuất phát từ hình dáng thuôn dài khá giống con tằm. Bánh làm từ khoai mì, hơi dai dai nhờ bột năng, bên ngoài áo một lớp dừa nạo nhuyễn có vị béo ngậy, khi ăn có vị ngọt nhẹ. Người bán phủ thêm lớp đậu phộng hoặc mè rang lên trên bánh dậy mùi thơm, khi ăn có thể chấm cùng muối mè. Ảnh: daethsmeli/Instagram

Bánh bò có vị ngọt dịu, dai dai hòa quyện với nước cốt dừa beo béo, tất cả tạo nên một món ăn vặt hoàn hảo.  Bánh Bò vốn là một món ăn chủ yếu của người miền Nam, món này được rất nhiều người yêu thích bởi xốp nhẹ và có mùi thơm nước cốt dừa.

Bánh bò ngọt dịu, mùi thơm beo béo từ nước cốt dừa là món ăn vặt quen thuộc của người miền Tây. Đi dọc các khu chợ quê, bánh bò thường được bày bán cùng các loại bánh dân gian khác. Từng chiếc nhỏ tròn vo, nhiều màu như hồng, trắng, xanh lá, vàng… Người bán thường rắc thêm chút mè lên trên mặt bánh rồi chan nước cốt dừa sền sệt. Cái béo ngậy, thơm của nước cốt dừa hòa cùng từng lớp bột xốp mềm càng tăng thêm độ ngon của bánh. Ảnh: ngochoa_khuu/Instagram

Bánh tét Trà Cuôn được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ và trứng muối. Người làm bánh trộn nếp với màu rau củ như lá bồ ngót, lá dứa, lá cẩm và trái gấc để tăng thêm màu sắc tươi tắn, hương vị cho bánh. Du khách đến Trà Vinh có thể tìm mua bánh tét tại cơ sở Hai Lý ở xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang. Ảnh:anhsausaigons/Instagram

Bánh tét Trà Cuôn được làm từ gạo nếp dẻo, đậu xanh, thịt mỡ và trứng muối. Người làm bánh trộn nếp với màu rau củ như lá bồ ngót, lá dứa, lá cẩm và trái gấc để tăng thêm màu sắc tươi tắn, hương vị cho bánh. Du khách đến Trà Vinh có thể tìm mua bánh tét tại cơ sở Hai Lý ở xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, bánh tét tại đây được làm bán quanh năm chứ không riêng mùa Tết. Ảnh: anhsausaigons/Instagram

Huỳnh Nhi

Bài viết được đề xuất