cập nhật vào 10 Tháng Mười Một, 20229 Tháng Mười Một, 2022Kinh Nghiệm Du Lịch Những điều nên biết khi lần đầu đi Ấn Độ Không chạm vào sách bằng chân, không mặc quá phóng khoáng, đừng ngại các món ăn đường phố… là điều mà du khách nên lưu ý. – Du lịch Không dùng chân chạm vào sách Ở Ấn Độ, trẻ em được dạy từ nhỏ rằng sách là nền tảng tri thức. Họ thậm chí còn có Nữ thần tri thức, âm nhạc, nghệ thuật, lời nói, trí tuệ & học tập Saraswati. Vì vậy, việc chạm vào sách bằng chân hoặc thậm chí đá vào cặp sách đầy vở được coi là hành vi thiếu tôn trọng. Dụng cụ học tập cũng được coi trọng, và không được dùng chân chạm vào như bút chì, bút mực… Đừng ngại khám phá ẩm thực đường phố Khám phá ẩm thực đường phố là một trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi du lịch nước ngoài. Và đôi khi, những món ăn ngon nhất không phải được chế biến tại các nhà hàng sang trọng, mà là ở góc nhỏ nào đó. Ẩm thực Ấn Độ cũng không ngoại lệ. Quốc gia này là một trong những nước có nền văn hóa, ẩm thực đa dạng, rất đáng để bạn thử. Điều lưu ý duy nhất là đồ ăn thường cay hoặc rất cay. Ngoài ra, bạn nên chọn các món ăn tươi mới, tránh các sản phẩm làm từ sữa vì đôi khi chúng có thể bị hỏng, không được bảo quản tốt do bày bán bên đường. Hãy ăn ở những nơi vệ sinh sạch sẽ. Dùng tay phải cầm, nắm mọi thứ Bạn hãy nhớ quy tắc bàn tay phải khi đến đây du lịch. Trong văn hóa địa phương, tay phải được coi là thuần khiết, sạch sẽ, thậm chí là may mắn. Và tay trái, sẽ mang theo quan điểm ngược lại: chỉ dùng để làm các công việc bẩn thỉu như lau giày, chân… Vì vậy, khi đưa đồ ăn, thức uống hay vật dụng cho người khác, hãy dùng tay phải. Đừng quá khách sáo Sử dụng các từ ngữ lịch sự như Làm ơn, Cảm ơn là được coi là tôn trọng với người đối diện. Nhưng ở Ấn Độ, khi sử dụng quá nhiều lần từ này trong khi trò chuyện, bạn có thể bị coi là quá khách sáo, khiến người đối diện mất hứng, hoặc xa cách. Thay vì nói cảm ơn, bạn có thể thử nói: Tôi rất ấn tượng/đánh giá cao điều này. Không dùng ngón tay để chỉ Ở nhiều nước, việc dùng ngón tay trỏ để chỉ đường hay chỉ một món đồ cụ thể là điều bình thường. Nhưng điều này chắc chắn không phải ở Ấn Độ vì người dân coi việc chỉ tay vào đồ vật, địa điểm là hành động thô lỗ, khiếm nhã. Nếu bạn chỉ đường hay muốn chỉ một thứ gì đó, hãy dùng cả bàn tay để chỉ, thay vì một ngón. Dùng tiền mặt là chủ yếu Đặc biệt là khi tới các thị trấn nhỏ, nên tránh sử dụng thẻ để thanh toán mọi thứ. Tại các thành phố, bạn có thể quẹt thẻ tại các trung tâm thương mại, nhà hàng… Cách tốt nhất là nên trữ sẵn tiền mặt. Không phải người Ấn nào cũng biết nói tiếng Anh Khoảng 83 triệu người dân (6,8%) nói rằng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, 46 triệu người (3,8%) coi đó là ngôn ngữ thứ ba, biến tiếng Anh thành ngôn ngữ được nói nhiều thứ hai ở đây. Trong các giấy tờ, người Ấn sử dụng cả tiếng Hindi, Anh và đồng thời dùng chính thức 29 ngôn ngữ khác ở mỗi bang. Vì vậy, không phải bất kỳ người Ấn nào cũng nói được tiếng Anh. Bạn có thể trò chuyện với họ bằng ngôn ngữ này trong các nhà hàng, thành phố lớn, khách sạn… Nhưng tại các ngôi làng nhỏ hơn, xa xôi của đất nước, họ sẽ chỉ nói tiếng mẹ đẻ. Học cách chào hỏi truyền thống của người dân Học cách chào hỏi truyền thống của người dân cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng văn hóa, đất nước, con người nơi bạn đến. Điều này sẽ tạo được nhiều cảm tình. Thay vì dùng từ “Hello” để chào, bạn có thể chuyển sang cách nói “Namaste” hoặc trang trọng hơn “Namaskar”. Không thể hiện tình cảm thân mật chỗ công cộng Việc thể hiện tình cảm nơi công cộng không được người dân đồng tình, vì coi đó là điều riêng tư. Nếu bạn có hành động này, việc bị nhìn chằm chằm là điều khó tránh khỏi. Hãy cố gắng tránh việc nắm tay, sử dụng những cử chỉ âu yếm thái quá nơi công cộng. Đôi khi, tại một số bang, điều này còn khiến bạn gặp rắc rối với chính quyền, vì vi phạm quy tắc liên quan đến đạo đức, thuần phong mỹ tục. Không nên ăn mặc quá phóng khoáng Ấn Độ là một quốc gia khá bảo thủ, vì vậy bạn nên tôn trọng văn hóa và con người của họ. Điều đầu tiên thể hiện qua cách ăn mặc. Ngay cả khi trời nắng nóng, hãy cố gắng che chắn cơ thể, mặc quần áo lịch sự. Bằng cách này, bạn đang thể hiện sự tôn trọng với đất nước, người dân địa phương. Anh Minh (Theo Bright side)
Không dùng chân chạm vào sách Ở Ấn Độ, trẻ em được dạy từ nhỏ rằng sách là nền tảng tri thức. Họ thậm chí còn có Nữ thần tri thức, âm nhạc, nghệ thuật, lời nói, trí tuệ & học tập Saraswati. Vì vậy, việc chạm vào sách bằng chân hoặc thậm chí đá vào cặp sách đầy vở được coi là hành vi thiếu tôn trọng. Dụng cụ học tập cũng được coi trọng, và không được dùng chân chạm vào như bút chì, bút mực… Đừng ngại khám phá ẩm thực đường phố Khám phá ẩm thực đường phố là một trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi du lịch nước ngoài. Và đôi khi, những món ăn ngon nhất không phải được chế biến tại các nhà hàng sang trọng, mà là ở góc nhỏ nào đó. Ẩm thực Ấn Độ cũng không ngoại lệ. Quốc gia này là một trong những nước có nền văn hóa, ẩm thực đa dạng, rất đáng để bạn thử. Điều lưu ý duy nhất là đồ ăn thường cay hoặc rất cay. Ngoài ra, bạn nên chọn các món ăn tươi mới, tránh các sản phẩm làm từ sữa vì đôi khi chúng có thể bị hỏng, không được bảo quản tốt do bày bán bên đường. Hãy ăn ở những nơi vệ sinh sạch sẽ. Dùng tay phải cầm, nắm mọi thứ Bạn hãy nhớ quy tắc bàn tay phải khi đến đây du lịch. Trong văn hóa địa phương, tay phải được coi là thuần khiết, sạch sẽ, thậm chí là may mắn. Và tay trái, sẽ mang theo quan điểm ngược lại: chỉ dùng để làm các công việc bẩn thỉu như lau giày, chân… Vì vậy, khi đưa đồ ăn, thức uống hay vật dụng cho người khác, hãy dùng tay phải. Đừng quá khách sáo Sử dụng các từ ngữ lịch sự như Làm ơn, Cảm ơn là được coi là tôn trọng với người đối diện. Nhưng ở Ấn Độ, khi sử dụng quá nhiều lần từ này trong khi trò chuyện, bạn có thể bị coi là quá khách sáo, khiến người đối diện mất hứng, hoặc xa cách. Thay vì nói cảm ơn, bạn có thể thử nói: Tôi rất ấn tượng/đánh giá cao điều này. Không dùng ngón tay để chỉ Ở nhiều nước, việc dùng ngón tay trỏ để chỉ đường hay chỉ một món đồ cụ thể là điều bình thường. Nhưng điều này chắc chắn không phải ở Ấn Độ vì người dân coi việc chỉ tay vào đồ vật, địa điểm là hành động thô lỗ, khiếm nhã. Nếu bạn chỉ đường hay muốn chỉ một thứ gì đó, hãy dùng cả bàn tay để chỉ, thay vì một ngón. Dùng tiền mặt là chủ yếu Đặc biệt là khi tới các thị trấn nhỏ, nên tránh sử dụng thẻ để thanh toán mọi thứ. Tại các thành phố, bạn có thể quẹt thẻ tại các trung tâm thương mại, nhà hàng… Cách tốt nhất là nên trữ sẵn tiền mặt. Không phải người Ấn nào cũng biết nói tiếng Anh Khoảng 83 triệu người dân (6,8%) nói rằng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, 46 triệu người (3,8%) coi đó là ngôn ngữ thứ ba, biến tiếng Anh thành ngôn ngữ được nói nhiều thứ hai ở đây. Trong các giấy tờ, người Ấn sử dụng cả tiếng Hindi, Anh và đồng thời dùng chính thức 29 ngôn ngữ khác ở mỗi bang. Vì vậy, không phải bất kỳ người Ấn nào cũng nói được tiếng Anh. Bạn có thể trò chuyện với họ bằng ngôn ngữ này trong các nhà hàng, thành phố lớn, khách sạn… Nhưng tại các ngôi làng nhỏ hơn, xa xôi của đất nước, họ sẽ chỉ nói tiếng mẹ đẻ. Học cách chào hỏi truyền thống của người dân Học cách chào hỏi truyền thống của người dân cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng văn hóa, đất nước, con người nơi bạn đến. Điều này sẽ tạo được nhiều cảm tình. Thay vì dùng từ “Hello” để chào, bạn có thể chuyển sang cách nói “Namaste” hoặc trang trọng hơn “Namaskar”. Không thể hiện tình cảm thân mật chỗ công cộng Việc thể hiện tình cảm nơi công cộng không được người dân đồng tình, vì coi đó là điều riêng tư. Nếu bạn có hành động này, việc bị nhìn chằm chằm là điều khó tránh khỏi. Hãy cố gắng tránh việc nắm tay, sử dụng những cử chỉ âu yếm thái quá nơi công cộng. Đôi khi, tại một số bang, điều này còn khiến bạn gặp rắc rối với chính quyền, vì vi phạm quy tắc liên quan đến đạo đức, thuần phong mỹ tục. Không nên ăn mặc quá phóng khoáng Ấn Độ là một quốc gia khá bảo thủ, vì vậy bạn nên tôn trọng văn hóa và con người của họ. Điều đầu tiên thể hiện qua cách ăn mặc. Ngay cả khi trời nắng nóng, hãy cố gắng che chắn cơ thể, mặc quần áo lịch sự. Bằng cách này, bạn đang thể hiện sự tôn trọng với đất nước, người dân địa phương. Anh Minh (Theo Bright side)
vào 18 Tháng Chín, 202418 Tháng Chín, 2024Kinh Nghiệm Du LịchCác loại vaccine nên tiêm trước khi đi du lịch
cập nhật vào 20 Tháng Sáu, 202320 Tháng Sáu, 2023Kinh Nghiệm Du LịchNhững người khó đi du lịch theo tour
cập nhật vào 6 Tháng Mười Một, 202211 Tháng Bảy, 2022Kinh Nghiệm Du LịchĐiều người Hàn thường hỏi khi gặp khách lạ