Hà Giang- Những con chó H’Mông cộc được bà con trong vùng mang ra chợ phiên Quản Bạ bán, nhộn nhịp từ sáng tới trưa. – Du lịch
Chợ phiên Quản Bạ nằm ở trung tâm thị trấn Tam Sơn (huyện Quản Bạ), họp vào ngày chủ nhật hàng tuần, là nơi tập trung giao lưu, buôn bán sản vật của đồng bào dân tộc các xã trong huyện. Từ cổng, chợ đã nhộn nhịp với đủ loại nông sản, thực phẩm, đồ dùng… từ sáng sớm. Khu vực này là nơi giao lưu buôn bán chủ yếu của các dân tộc H’mông, Dao, Lô Lô…
Chợ phiên Quản Bạ nằm ở trung tâm thị trấn Tam Sơn (huyện Quản Bạ), họp vào ngày chủ nhật hàng tuần, là nơi tập trung giao lưu, buôn bán sản vật của đồng bào dân tộc các xã trong huyện. Từ cổng, chợ đã nhộn nhịp với đủ loại nông sản, thực phẩm, đồ dùng… từ sáng sớm. Khu vực này là nơi giao lưu buôn bán chủ yếu của các dân tộc H’mông, Dao, Lô Lô…
Phía sau chợ là một khoảng đất rộng gần 200 m2, khu vực chuyên bán chó và chỉ hoạt động vào ngày diễn ra phiên chợ.
Phía sau chợ là một khoảng đất rộng gần 200 m2, khu vực chuyên bán chó và chỉ hoạt động vào ngày diễn ra phiên chợ.
Có khoảng 30 người bán, hầu hết là bà con H’Mông mang giống chó Mông cộc (H’Mông cộc) dắt ra chợ hoặc để trong lồng. Mỗi người thường bán từ 2 đến 5 con chó do họ tự nuôi.
Có khoảng 30 người bán, hầu hết là bà con H’Mông mang giống chó Mông cộc (H’Mông cộc) dắt ra chợ hoặc để trong lồng. Mỗi người thường bán từ 2 đến 5 con chó do họ tự nuôi.
Mông cộc là giống chó bản địa ở miền núi phía Bắc, được cộng đồng người H’mông và một vài dân tộc khác nuôi phổ biến để giữ nhà, săn thú. Giống chó này khá thông minh, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt và trung thành nên được nhiều người nuôi.
Mông cộc là giống chó bản địa ở miền núi phía Bắc, được cộng đồng người H’mông và một vài dân tộc khác nuôi phổ biến để giữ nhà, săn thú. Giống chó này khá thông minh, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt và trung thành nên được nhiều người nuôi.
Giàng Thị Sai, người H’Mông, mang theo hai con chó Mông cộc ra chợ. “Tôi đi bộ hơn 3 km ra đây, nhiều người còn đi xa hơn. Bà con đều bán chó nhà đẻ, hầu hết vừa được 2-3 tháng tuổi”, người phụ nữ 50 tuổi nói.
Giàng Thị Sai, người H’Mông, mang theo hai con chó Mông cộc ra chợ. “Tôi đi bộ hơn 3 km ra đây, nhiều người còn đi xa hơn. Bà con đều bán chó nhà đẻ, hầu hết vừa được 2-3 tháng tuổi”, người phụ nữ 50 tuổi nói.
Nhiều trẻ em cũng theo cha mẹ ra chợ phiên bán chó.
Nhiều trẻ em cũng theo cha mẹ ra chợ phiên bán chó.
Tuỳ theo ngoại hình, kích thước, chủng loại mà giá chó trong chợ dao động từ vài trăm đến hàng triệu đồng một con.
Tuỳ theo ngoại hình, kích thước, chủng loại mà giá chó trong chợ dao động từ vài trăm đến hàng triệu đồng một con.
Bà Thò Thị Thoa đi bộ nửa tiếng tới phiên chợ để bán 4 con chó nhà đẻ. “Con màu trắng này tôi vừa bán được với giá gần nửa triệu đồng. Ngày thường thì ở nhà nấu rượu với làm nương rẫy thôi”, bà Thoa nói.
Bà Thò Thị Thoa đi bộ nửa tiếng tới phiên chợ để bán 4 con chó nhà đẻ. “Con màu trắng này tôi vừa bán được với giá gần nửa triệu đồng. Ngày thường thì ở nhà nấu rượu với làm nương rẫy thôi”, bà Thoa nói.
Một con chó vừa được bán với giá 600.000 đồng, để riêng trong thùng nhựa, chờ vận chuyển cho người mua. Một người buôn chó cho biết, có nhiều người từ các tỉnh khác cũng về đây để “săn” giống tốt, thuần chủng.
Một con chó vừa được bán với giá 600.000 đồng, để riêng trong thùng nhựa, chờ vận chuyển cho người mua. Một người buôn chó cho biết, có nhiều người từ các tỉnh khác cũng về đây để “săn” giống tốt, thuần chủng.
Theo giờ của chợ phiên, khu vực bán chó thường nhộn nhịp từ sáng tới gần trưa, thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan.
Theo giờ của chợ phiên, khu vực bán chó thường nhộn nhịp từ sáng tới gần trưa, thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan.
Gần khu vực bán chó, nhiều người cũng mang lợn, gà, vịt ra bán tại chợ phiên Quản Bạ. Ngoài ra còn nhiều sản vật, bánh trái, quần áo, đồ ăn hoa quả đặc trưng… được bán trong khu nhà lồng và bên ngoài đường chính trước cổng chợ.
Chợ Trung tâm huyện Quản Bạ được hình thành từ năm 1994, hiện có trên 100 hộ kinh doanh với diện tích hơn 7.000 m2. Chợ hoạt động mỗi ngày nhưng nhộn nhịp nhất vào ngày diễn ra phiên. Ngoài ra, tại tỉnh Hà Giang còn nhiều chợ phiên khác như chợ tình Khâu Vai, chợ Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc), Du Già (huyện Yên Minh), Phố Cáo (huyện Đồng Văn), chợ lùi Sà Phìn (huyện Sà Phìn)…
Gần khu vực bán chó, nhiều người cũng mang lợn, gà, vịt ra bán tại chợ phiên Quản Bạ. Ngoài ra còn nhiều sản vật, bánh trái, quần áo, đồ ăn hoa quả đặc trưng… được bán trong khu nhà lồng và bên ngoài đường chính trước cổng chợ.
Chợ Trung tâm huyện Quản Bạ được hình thành từ năm 1994, hiện có trên 100 hộ kinh doanh với diện tích hơn 7.000 m2. Chợ hoạt động mỗi ngày nhưng nhộn nhịp nhất vào ngày diễn ra phiên. Ngoài ra, tại tỉnh Hà Giang còn nhiều chợ phiên khác như chợ tình Khâu Vai, chợ Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc), Du Già (huyện Yên Minh), Phố Cáo (huyện Đồng Văn), chợ lùi Sà Phìn (huyện Sà Phìn)…
Quỳnh Trần