Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:14.0pt;
font-family:”Times New Roman”,”serif”;}
1. Giao tiếp
Đầu tiên, với một người theo ngành du lịch thì kỹ năng quan
trọng nhất chính là giao tiếp. Bởi tính chất công việc của họ là tiếp xúc, hướng
dẫn trực tiếp cho du khách về địa điểm mà mình hướng dẫn, hơn hết kỹ năng giao
tiếp sẽ giúp cho người làm ngành du lịch ứng biến với các tình huống bất trắc xảy
ra một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và ổn thỏa nhất. Để có cho mình một kỹ
năng giao tiếp tốt thì trước tiên ta phải có đủ kiến thức chuyên môn và sau đó
là sự tự tin, niềm nở của bản thân đối với mọi người. Có được khả năng giao tiếp
tốt bạn sẽ tiến một bước dài trong ngành du lịch.
2. Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
Kỹ năng quan trọng tiếp theo là khả năng thuyết trình trước
đám đông. Nhiệm vụ của người làm ngành du lịch chính là truyền tải thông tin đến
du khách. Khi khách hàng thắc mắc hay muốn tìm hiểu về một điểm du lịch nào đó
thì người làm ngành du lịch cần có đủ kiến thức và khả năng thuyết trình để có
thể truyền đạt nội dung một cách lưu loát với giọng nói cảm xúc tránh ru ngủ
gây buồn chán đến người nghe.
3. Kỹ năng làm chủ cảm xúc
Bên cạnh đó, kỹ năng làm chủ cảm xúc cũng rất cần thiết.
Ngành du lịch là ngành phục vụ khách hàng, một ngành được xem là “làm dâu trăm
họ”, bạn phải luôn luôn trong tâm thế vui vẻ, cởi mở, thoải mái để phục vụ du
khách được tốt nhất. Bạn phải luôn luôn điềm tĩnh trước mọi tình huống, dù có xảy
ra chuyện gì cũng phải giữ thái độ lịch thiệp với du khách. Bạn phải tạo cho du khách sự an tâm và thoải
mái khi đồng hành với mình. Ngoài ra, kỹ năng quan sát cũng đáng để lưu tâm.
Quan sát không chỉ là nhìn mà còn là nắm bắt. Chúng ta có thể quan sát khuôn mặt,
cảm xúc của khách hàng để có thể điều chỉnh cách phục vụ của mình cho họ có được
sự thoải mái nhất.
4. Kỹ năng sắp xếp tổ chức
Kỹ năng sắp xếp tổ chức cũng quan trọng không kém. Không phải
chuyến đi nào cũng đều thuận lợi như ý muốn, sẽ có những trục trặc nhỏ về thời
gian hay thay đổi về vấn đề gì đó buộc bạn cần phải linh hoạt thay đổi lịch
trình và ứng biến thật nhanh chóng, không để du khách phải đợi lâu vì người hướng
dẫn của họ lúng túng không biết phải làm gì tiếp theo. Mặt khác, vốn ngoại ngữ
cũng rất thiết yếu. Ngày nay đất nước ngày càng hội nhập, người nước ngoài du
nhập nước ta ngày càng nhiều. Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt thì một người làm
về ngành du lịch cần phải trang bị cho mình thêm ít nhất một ngôn ngữ nữa để
linh hoạt hơn trong công việc – tiếng Anh chẳng hạn.
5. Kỹ năng xử lý tình huống
Cuối cùng, kỹ năng ứng biến/xử lý tình huống của một người
làm ngành du lịch là không thể không có. Dù có lên kế hoạch chu đáo và hoàn mỹ
đến đâu, thì trên những chặng hành trình thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ
như ta mong đợi – nhất là đối với những hành trình du lịch khám phá hoặc du lịch
mạo hiểm. Vì vậy, kỹ năng ứng biến hay có thể gọi là kỹ năng “phản ứng nhanh” sẽ
giúp cho người làm du lịch luôn làm chủ được tình thế khi có những rủi ro ngoài
mong đợi xảy ra.
Chắc chắn, một người làm ngành du lịch nhanh nhạy trong việc
xử lý các tình huống ngoài lề sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp và sự tin tưởng trong
lòng du khách.
Nguồn: Khoa Quản trị Kinh Doanh -Trường Đại học Mỏ thành phố Hồ Chí Minh