Phát triển du lịch tâm linh tại Lạng Sơn

Hiện nay ở nước ta, với sự phát triển năng động và nhanh
chóng của nền kinh tế, đời sống của đại bộ phận dân cư đang ngày càng được cải
thiện. Biểu hiện là mức thu nhập, điều kiện sống, khoảng thời gian dành cho nghỉ
dưỡng tăng lên đáng kể. Từ đó, nhu cầu du lịch nhằm nâng cao hiểu biết và phục
hồi sức khỏe ngày càng phát triển và phổ biến hơn.

Bên cạnh nhu cầu tìm đến các khu du lịch gắn với thiên nhiên
như biển, núi, hang động… thì các di tích văn hóa lịch sử rất được chú ý. Hơn nữa,
Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích phát triển du lịch trong và ngoài nước
nên hệ thống tài nguyên du lịch nhất là các di tích văn hóa lịch sử đang được
tôn tạo và xây dựng mkới. Cùng với xu thế chung đó, du lịch tâm linh tại Lạng
Sơn đang ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài tỉnh, góp phần
tăng nguồn thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương.

Đền Bắc Lệ xã Tân Thành huyện Hữu Lũng

Lạng Sơn có một hệ thống di tích khá phong phú và đa dạng,
có giá trị rất lớn về văn hoá, dân tộc, tôn giáo, quân sự… từ thời tiền sơ sử đến
cận hiện đại. Theo kết quả kiểm kê, phân loại di tích, hiện nay trên địa bàn tỉnh
có có gần 300 cơ sở thờ tự tín ngưỡng dân gian như: Đình, đền, chùa, nhà thờ,
thánh thất… Cùng với hệ thống di tích và cơ sở thờ tự trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn hiện có khoảng gần 200 lễ hội dân gian truyền thống.

Các di tích kiến trúc đền, chùa là những công trình
văn hoá tâm linh, văn hoá tinh thần, là điểm đến để trải nghiệm và hướng thiện,
là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống đặc sắc. Các di tích nổi tiếng
như: Chùa Thành, chùa Tiên, chùa Tam Thanh, chùa Tam Giáo (thành phố
Lạng Sơn), chùa Bắc Nga (Cao Lộc, chùa Thanh Hương (Văn Lãng), Đền Kỳ
Cùng, đền Cửa Đông, đền Cửa Tây (thành phố Lạng Sơn), đền Mẫu Đồng
Đăng (huyện Cao Lộc), đền Bắc Lệ (huyện Hữu Lũng), Đền Tả Phủ, phường
Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn (thờ Tả Đô đốc, Hán Quận công Thân
Công Tài – Thế kỷ XVII … thờ tín ngưỡng dân gian như Thánh Mẫu, Thánh Trần,
Thuỷ Thần, Thổ Công, Thành Hoàng, các vị anh hùng dân tộc…

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các ngành, các
cấp; các điểm tham quan du lịch tâm linh và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho
du lịch tâm linh đã được đầu tư, nâng cấp và cải tạo, để góp phần làm nâng cao
hiệu quả kinh doanh du lịch tâm linh cũng như tạo thêm nhiều công ăn việc làm,
nâng cao thu nhập cho người dân Lạng Sơn. Các sản phẩm du lịch tâm linh được
khai thác và đưa vào phục vụ nhu cầu của người dân và khách du lịch như:  Du lịch tham quan các cơ sở tín ngưỡng tâm
linh cầu xin các vị Phật, Thánh phù hộ, độ trì cho sức khỏe, công việc làm ăn
buôn bán trong một năm gặp nhiều thuận lợi; Du lịch thực hành các nghi thức tín
ngưỡng, tâm linh: tại đây du khách hành lễ, dâng hương, dâng hoa, cầu nguyện, tế
nam, tế nữ, rước kiệu, thắp hương ngày rằm, lễ hội… Du lịch lễ hội tôn giáo,
tín ngưỡng gắn với các lễ hội truyền thống tại các đình, đền, chùa trên địa bàn
tỉnh như: Lễ hội chùa Tam Thanh (15 tháng Giêng), Lễ hội Đầu pháo (tại đền Kỳ
Cùng và đền Tả Phủ, từ 22 đến 27 tháng Giêng), Lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng (10
tháng Giêng), Lễ hội Bắc Nga… cùng với đó là các hoạt động trong lễ hội lồng tồng
diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh vào những ngày đầu năm nhằm cầu mong một năm mới
mưa thuận gió hòa.

Giới thiệu một số tuyến, điểm du lịch văn hóa tâm linh tiêu
biểu:

Tuyến 1: Đền Bắc Lệ (xã Tân Thành – huyện Hữu Lũng) – đền Quỷ
Môn (thị trấn Đồng Mỏ – huyện Chi Lăng) – đền Kỳ Cùng, Tả Phủ, chùa Thành…
(thành Phố Lạng Sơn). Xuất phát từ thủ đô Hà Nội – đền Bắc Lệ (100km) – đền Quỷ
Môn (40km) – thành phố Lạng Sơn (80km); di chuyển bằng phương tiện ô tô hoặc tầu
hỏa 17

Tuyến 2: Đền Kỳ Cùng, Tả Phủ, đền Trần, Cửa Nam, Cửa Bắc,
chùa Tiên, chùa Thành… (thành Phố Lạng Sơn) – đền Mẫu (thị trấn Đồng Đăng – huyện
Cao Lộc). Xuất phát từ thành phố Lạng Sơn tham quan các điểm đền Kỳ Cùng, Tả Phủ,
đền Trần, Cửa Nam, Cửa Bắc, chùa Tiên, chùa Thành – đền Mẫu; chiều dài toàn tuyến
18km, di chuyển bằng phương tiện ô tô.

Tuyến 3: Đền Kỳ Cùng, Tả Phủ, đền Trần, Cửa Nam, Cửa Bắc,
chùa Tiên, chùa Thành… (thành Phố Lạng Sơn) – chùa Bắc Nga (xã Gia Cát – huyện
Cao Lộc) – núi Phặt Chỉ, khu linh địa cổ (Mẫu Sơn). Xuất phát từ thành phố Lạng
Sơn – đền Bản Ngà (16km) – Núi Phặt chỉ, khu linh địa cổ Mẫu Sơn; chiều dài
toàn tuyến 46km; di chuyển bằng phương tiện ô tô, đi bộ.

Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Lạng Sơn

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:8.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:107%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:14.0pt;
mso-bidi-font-size:11.0pt;
font-family:”Times New Roman”,serif;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Bài viết được đề xuất