Hà Nam- Nằm cách Hà Nội 70 km, Địa Tạng Phi Lai nằm tựa núi, được cây xanh bao bọc, khách tới sẽ bỏ dép dạo bước quanh chùa. – Du lịch
Chùa Địa Tạng Phi Lai nằm ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm. Trước đây, chùa có tên là Đùng, được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 11. Tới năm 2015, chùa được tu tạo và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn đến nơi này. Chùa có địa thế sơn thủy hữu tình với lưng tựa vào núi, được cây xanh bao bọc.
Chùa Địa Tạng Phi Lai nằm ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm. Trước đây, chùa có tên là Đùng, được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 11. Tới năm 2015, chùa được tu tạo và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn đến nơi này. Chùa có địa thế sơn thủy hữu tình với lưng tựa vào núi, được cây xanh bao bọc.
Dựa theo thế đất, chùa được bố trí hợp lý giữa các gian thờ với các khoảng cây xanh, mặt nước, vườn sỏi mang màu sắc giáo lý đạo Phật. Mái nhà, hàng cột chạm trổ, tượng, cây cỏ đều được chọn lựa để tạo vẻ đẹp hài hòa, tĩnh tại. Nhờ đó, khách tới chùa có thể thong thả vãn cảnh.
Dựa theo thế đất, chùa được bố trí hợp lý giữa các gian thờ với các khoảng cây xanh, mặt nước, vườn sỏi mang màu sắc giáo lý đạo Phật. Mái nhà, hàng cột chạm trổ, tượng, cây cỏ đều được chọn lựa để tạo vẻ đẹp hài hòa, tĩnh tại. Nhờ đó, khách tới chùa có thể thong thả vãn cảnh.
Không chỉ khu điện thờ mà các lối hành lang vòng quanh được các tăng ni, Phật tử, các bạn trẻ theo khóa tu ở chùa lau sạch để mọi người tới đây có thể đi chân trần thoải mái. “Dép xin để nhẹ dưới thềm/Cho thơm cửa Phật cho Thiền nở hoa” – câu nhắc nhở khách tham quan được đặt ở một số nơi trong chùa.
Không chỉ khu điện thờ mà các lối hành lang vòng quanh được các tăng ni, Phật tử, các bạn trẻ theo khóa tu ở chùa lau sạch để mọi người tới đây có thể đi chân trần thoải mái. “Dép xin để nhẹ dưới thềm/Cho thơm cửa Phật cho Thiền nở hoa” – câu nhắc nhở khách tham quan được đặt ở một số nơi trong chùa.
Phần lớn lối đi bộ quanh chùa đều lát gạch đỏ, có mái che không bị nóng chân trong ngày hè. Đi dọc hành lang chuông gió, khách có thể cảm nhận “động trong tĩnh” với tiếng chuông thỉnh thoảng khẽ vang lên hay tiếng ếch kêu trên hồ nước, gió thổi làm sóng khẽ lay động.
Phần lớn lối đi bộ quanh chùa đều lát gạch đỏ, có mái che không bị nóng chân trong ngày hè. Đi dọc hành lang chuông gió, khách có thể cảm nhận “động trong tĩnh” với tiếng chuông thỉnh thoảng khẽ vang lên hay tiếng ếch kêu trên hồ nước, gió thổi làm sóng khẽ lay động.
Công trình mới được tu tạo vài năm, vẫn giữ vẻ thâm trầm nhờ lựa chọn màu sắc, thiết kế tông nâu. Theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh Hà Nam, chùa có tòa Tam Bảo thờ Đức Địa Tạng, nhà thờ Tổ, tòa điện thờ Phật Bà Quán Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh hiền, khu nhà ở (dành cho Tăng ni – Phật tử ở trong chùa), giảng đường, nhà khách.
Công trình mới được tu tạo vài năm, vẫn giữ vẻ thâm trầm nhờ lựa chọn màu sắc, thiết kế tông nâu. Theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh Hà Nam, chùa có tòa Tam Bảo thờ Đức Địa Tạng, nhà thờ Tổ, tòa điện thờ Phật Bà Quán Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh hiền, khu nhà ở (dành cho Tăng ni – Phật tử ở trong chùa), giảng đường, nhà khách.
Phần sân được trải sỏi màu trắng mang ý nghĩa thiền định, tạo nên nét khác biệt riêng của Địa Tạng Phi Lai Tự so với các ngôi chùa khác. Màu trắng tinh khiết, sự bền vững của sỏi đem lại cảm giác bình yên. Khi tâm an, con người sẽ nhìn mọi chuyện thấu đáo hơn.
Phần sân được trải sỏi màu trắng mang ý nghĩa thiền định, tạo nên nét khác biệt riêng của Địa Tạng Phi Lai Tự so với các ngôi chùa khác. Màu trắng tinh khiết, sự bền vững của sỏi đem lại cảm giác bình yên. Khi tâm an, con người sẽ nhìn mọi chuyện thấu đáo hơn.
Chùa đặt tấm biển đề “Khổ hải – Biển khổ/Vì là biển nên xin hãy đi trên bờ” nhắc nhở lữ khách đặt bước chân trên những phiến đá sẫm màu.
Chùa đặt tấm biển đề “Khổ hải – Biển khổ/Vì là biển nên xin hãy đi trên bờ” nhắc nhở lữ khách đặt bước chân trên những phiến đá sẫm màu.
Trước Tổ đường có 12 vòng tròn trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Mười hai Nhân duyên là tiến trình hiện hữu của con người từ sinh thành đến hoại diệt.
Trước Tổ đường có 12 vòng tròn trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Mười hai Nhân duyên là tiến trình hiện hữu của con người từ sinh thành đến hoại diệt.
Phật tử và khách tới chùa có thể thực hiện nghi thức Tắm Phật ở khu chính điện.
Phật tử và khách tới chùa có thể thực hiện nghi thức Tắm Phật ở khu chính điện.
Cây trong chùa được trồng thành nhiều tầng lớp, là những loài quen thuộc, bình dị như sen, trầu bà, dừa nước, dương xỉ, bèo, hoa đại, tre trúc.
Cây trong chùa được trồng thành nhiều tầng lớp, là những loài quen thuộc, bình dị như sen, trầu bà, dừa nước, dương xỉ, bèo, hoa đại, tre trúc.
Một góc vườn trang trí gợi nhớ tới những khu vườn Nhật nhưng vẫn tạo nét gần gũi với các chi tiết hàng rào tre, chum nước rất Việt Nam. Vào các dịp lễ, Tết hay cuối tuần, lượng khách tới chùa đông. Nếu có thể, bạn nên chọn đi vào ngày thường để cảm nhận hết vẻ đẹp nơi đây. Ở chùa không có các dịch vụ chèo kéo, mua bán, viết sớ, đổi tiền, tạo thêm sự thoải mái cho du khách.
Một góc vườn trang trí gợi nhớ tới những khu vườn Nhật nhưng vẫn tạo nét gần gũi với các chi tiết hàng rào tre, chum nước rất Việt Nam. Vào các dịp lễ, Tết hay cuối tuần, lượng khách tới chùa đông. Nếu có thể, bạn nên chọn đi vào ngày thường để cảm nhận hết vẻ đẹp nơi đây. Ở chùa không có các dịch vụ chèo kéo, mua bán, viết sớ, đổi tiền, tạo thêm sự thoải mái cho du khách.
Phía sau có lối lên trên núi có thể ngắm toàn cảnh chùa.
Từ Hà Nội, du khách có thể tự đi xe cá nhân, xe khách tới thẳng chùa (65.000 đồng từ bến Giáp Bát) hoặc xe limousine đón tận nhà giá 130.000 đồng.
Phía sau có lối lên trên núi có thể ngắm toàn cảnh chùa.
Từ Hà Nội, du khách có thể tự đi xe cá nhân, xe khách tới thẳng chùa (65.000 đồng từ bến Giáp Bát) hoặc xe limousine đón tận nhà giá 130.000 đồng.
Bài và ảnh: Ban Mai