Những điều du khách bất ngờ về Paris

Người dân Paris thường ăn trưa, uống cà phê ở vỉa hè.

Người Paris có thói quen bắt đầu ngày mới với một ly bia và đọc bản tin thời sự. – Du lịch

Amanda Rollins, người Mỹ, đến Paris du lịch cách đây 5 năm và quyết định chuyển đến sống và làm việc tại thủ đô nước Pháp. Sau nửa thập kỷ ở kinh đô ánh sáng, Rollins rút ra được 8 điều cô thấy ngạc nhiên về lối sống của người Paris.

Nghỉ trưa hơn hai tiếng

Tại thủ đô nước Pháp, bữa trưa có thể kéo dài từ hai tiếng trở lên. Rollins chia sẻ lần đầu đi ăn trưa với đồng nghiệp ở Paris, họ dùng bữa ở nhà hàng, ngồi tám chuyện từ 12h đến 14h. Khi ở Mỹ, Rollins đã quen với việc ăn nhanh vào bữa trưa để tiết kiệm thời gian. Cô thường ăn một đĩa salad nhanh gọn ngay trên bàn làm việc.

Đến Paris, cô ngạc nhiên khi những người bạn bản địa dành nhiều thời gian cho bữa trưa, gọi đầy đủ ba món cho một bữa ăn gồm món khai vị, món chính, tráng miệng và nhâm nhi cà phê sau khi ăn xong. Thời gian đầu, Rollins cố gắng thay đổi thói quen sinh hoạt để hòa nhập với văn hóa ở đây. Cô cho biết bữa ăn kéo dài hàng tiếng với những câu chuyện phiếm vào giờ trưa rất phổ biến với người Paris. “Văn hóa này thú vị, giúp mọi người gắn kết hơn”, nhưng Rollins không thích ăn trưa. Do đó, cô giãn dần các buổi hẹn giờ trưa, từ chối lời mời từ bạn bè, đồng nghiệp để không phải ngồi cả tiếng để ăn uống, tám chuyện.

Người dân Paris thường ăn trưa, uống cà phê ở vỉa hè.

Người dân Paris thường ăn trưa, uống cà phê ở vỉa hè.

Bánh mì baguettes ở khắp nơi

Thủ đô nước Pháp là nơi ra đời của nhiều món ăn lừng danh thế giới, trong đó có bánh mì baguettes. Với người Pháp nói chung và người Paris nói riêng, baguettes gắn liền với cuộc sống thường nhật. Hầu hết người Paris ăn baguettes mỗi ngày, món bánh cũng xuất hiện trong các bữa ăn và được dùng để ăn cùng món chính chứ không phải là món khai vị như ở Mỹ. Hầu hết bánh mì baguette ở Pháp đều sử dụng nguyên liệu cơ bản gồm bột mì, nước, men và muối, không có chất bảo quản, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Một ổ bánh mì ở Paris có giá dưới 2 euro, được bán ở khắp nơi trong thành phố.

Uống rượu là một phần văn hóa

Amanda Rollins cũng ngạc nhiên về độ tuổi được phép uống rượu ở Pháp. Tại Mỹ, thanh niên trên 21 tuổi mới được sử dụng đồ có cồn, trong khi độ tuổi cho phép ở Pháp là 18 tuổi. Uống rượu được xem như một phần văn hóa của người Pháp. Người dân ở đây uống rượu như một thú vui chứ không phải “uống để say” như người Mỹ. Ngoài ra, những bữa tiệc với đồ có cồn, chơi trò chơi uống rượu phạt hay pha chế rượu cùng trái cây không phổ biến ở Pháp.

Người Pháp hút thuốc lá nhiều

Trước đến Paris, Rollins được nghe kể người Pháp nghiện thuốc lá, khi đó cô bán tin bán nghi về thông tin này. Nhưng khi sống ở đây 5 năm, cô phải thừa nhận rằng người Paris hút thuốc nhiều. Đi bộ trong một con phố đông đúc ở trung tâm thành phố vào khoảng giữa trưa, du khách sẽ bắt gặp hàng chục người dân Paris đang ngồi hút thuốc trước bữa ăn. Trong quán cà phê luôn đặt một gạt tàn trên bàn cho khách hút thuốc.

Rollins cho biết hút thuốc bị cấm ở những nơi công cộng kín tại Paris như rạp chiếu phim, hộp đêm, nhà hát hoặc nơi làm việc, công viên công cộng. Tại các địa điểm này thường có phòng hút thuốc riêng.

“Tôi đến dự một vài bữa tiệc tại gia ở Paris, khách đến nhà được hút thuốc thoải mái, thường hút bên cửa sổ hoặc trong phòng tắm. Đây là điều hiếm khi gặp ở Mỹ”, Rollins nói.

Người Paris ăn mặc sành điệu

Phong cách ăn mặc của người Paris cũng khiến Rollins bất ngờ. Người dân địa phương hiếm khi mặc đồ thể thao và thường khoác lên mình những trang phục cao cấp. Khác với ở Mỹ, người dân thoải mái ra đường với những bộ đồ thể thao vừa bước ra khỏi phòng tập.

Ở thủ đô nước Pháp, hầu hết mọi người đều chăm chút tỉ mỉ cho vẻ bề ngoài. Ngay cả khi chạy vội đến cửa hàng tạp hóa họ cũng ăn vận lịch sự, chỉn chu.

Amanda nói “thời gian ở Paris đã giúp cải thiện phong cách thời trang”, khiến cô tự tin thể hiện bản thân ở nơi đông người. Tủ quần áo được nâng cấp với những món đồ thông minh, có thể kết hợp thành nhiều trang phục khác nhau.

[CaptioAmanda Rollins thay đổi nhiều về phong cách ăn mặc khi đến Paris.

[CaptioAmanda Rollins thay đổi nhiều về phong cách ăn mặc khi đến Paris.

Ít đến phòng gym

Văn hóa tập gym dường như không phổ biến ở Paris, một số phòng gym nhiều thiết bị mọc lên nhưng cũng không nhiều người đến tập. Điều này khác hẳn với một số thành phố ở Mỹ. Khi sống ở Mỹ, Amanda thường xuyên đến phòng tập gym vào sáng sớm. Thói quen này thay đổi khi đến Paris, cô ít đến phòng tập và chọn chạy bộ nhẹ nhàng dọc sông Seine vài lần một tuần.

“Nhiều người Paris mà tôi biết thường đi bộ rất nhiều và có lối sống năng động. Họ không ở trong phòng tập gym đầy đủ máy móc từ 6h sáng như người Mỹ. Mặc dù ở Paris, tôi tập thể dục ít hơn, tôi vẫn luôn cảm thấy khỏe khoắn”, Amanda nói.

Người Paris thường chạy bộ dọc sông Seine để tập thể dục.

Người Paris thường chạy bộ dọc sông Seine để tập thể dục.

Chi phí khám chữa bệnh ở Paris gần như miễn phí

Amanda Rollins chia sẻ điều này trái ngược hoàn toàn với cuộc sống ở Mỹ. Tại xứ cờ hoa, người dân và du khách phải chi trả các khoản phí cao cho việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe được coi là hoạt động chi tiêu xa xỉ.

Tại Paris và các thành phố ở Pháp, các hoạt động chăm sóc sức khỏe đều do chính phủ tài trợ. Những người không phải công dân nhưng có bảo hiểm y tế toàn cầu cũng được hưởng phúc lợi xã hội này. Kể từ khi chuyển đến Paris, Rollins cho biết hiếm khi phải “trả tiền túi cho những lần khám bệnh và mua thuốc”.

Dược sĩ viết tay hướng dẫn trên hộp thuốc

“Lần đầu tiên tôi lấy một đơn thuốc ở Paris, dược sĩ lấy bút ra và bắt đầu viết hướng dẫn trên hộp. Chữ viết tay bằng tiếng Pháp khá khó đọc”, Rollins nói.

Khi mua thuốc ở Mỹ, trên vỏ hộp thường in sẵn mọi thông tin liên quan như tên bệnh nhân, ngày sinh, hướng dẫn về liều lượng.

Bích Phương (Theo Insider)



Bài viết được đề xuất