Hàng bánh rán Hà Tĩnh hút khách trong và ngoài tỉnh

Bánh rán bà Tập có tuổi đời gần 40 năm, không chỉ phục vụ thực khách trong thị xã Kỳ Anh, mà còn cả du khách từ khắp nơi. – Du lịch

Tiệm bánh của bà Phan Thị Tập (73 tuổi) nằm tại nhà riêng ở phố Hà Hoa, thị xã Kỳ Anh. Tồn tại gần 40 năm qua, những chiếc bánh rán bà Tập đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều người.

Mỗi ngày, nhà bà Tập bán ra vài nghìn cái bánh. Hương vị bánh rán bà Tập được nhiều thực khách ở thị xã Kỳ Anh cũng như các địa phương khác ưa chuộng, trong đó có nhiều khách du lịch từ Nghệ An, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Ngoài bánh rán nóng hổi bán trực tiếp tại nhà, bà còn đóng bánh cung cấp cho các đơn hàng ở xa.

Tiệm bánh của bà Phan Thị Tập (73 tuổi) nằm tại nhà riêng ở phố Hà Hoa, thị xã Kỳ Anh. Tồn tại gần 40 năm qua, những chiếc bánh rán bà Tập đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều người.

Mỗi ngày, nhà bà Tập bán ra vài nghìn cái bánh. Hương vị bánh rán bà Tập được nhiều thực khách ở thị xã Kỳ Anh cũng như các địa phương khác ưa chuộng, trong đó có nhiều khách du lịch từ Nghệ An, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Ngoài bánh rán nóng hổi bán trực tiếp tại nhà, bà còn đóng bánh cung cấp cho các đơn hàng ở xa.

Bà Tập cho hay, khi còn bé, bà đã học kỹ thuật làm bánh từ mẹ. Bà được mẹ hướng dẫn tỉ mỉ từ chọn nguyên liệu đến lúc bánh ra lò. Trong quá trình cùng mẹ nặn, rán bánh, tình yêu của bà với món bánh truyền thống gia đình lớn dần.

“Việc bánh ngày càng được nhiều người biết đến là động lực để tôi duy trì suốt thời gian dài”, bà Tập nói. Để gìn giữ hương vị bánh rán những năm về sau, bà Tập đã và đang truyền nghề cho con mình.

Mùa đông lượng bánh bán ra thường nhiều hơn gấp rưỡi mùa hè vì bánh rán nóng hổi, phù hợp với tiết trời mưa lạnh. Bánh ăn ngon nhất khi vừa rán xong còn nóng, vỏ bánh vừa giòn, vừa dẻo.

Bà Tập cho hay, khi còn bé, bà đã học kỹ thuật làm bánh từ mẹ. Bà được mẹ hướng dẫn tỉ mỉ từ chọn nguyên liệu đến lúc bánh ra lò. Trong quá trình cùng mẹ nặn, rán bánh, tình yêu của bà với món bánh truyền thống gia đình lớn dần.

“Việc bánh ngày càng được nhiều người biết đến là động lực để tôi duy trì suốt thời gian dài”, bà Tập nói. Để gìn giữ hương vị bánh rán những năm về sau, bà Tập đã và đang truyền nghề cho con mình.

Mùa đông lượng bánh bán ra thường nhiều hơn gấp rưỡi mùa hè vì bánh rán nóng hổi, phù hợp với tiết trời mưa lạnh. Bánh ăn ngon nhất khi vừa rán xong còn nóng, vỏ bánh vừa giòn, vừa dẻo.

Không gian làm bánh là gian bếp ngay nhà bà Tập. Khu vực này lúc nào cũng bận rộn. Để đáp ứng nhu cầu vài nghìn cái bánh mỗi ngày, ngoài bà Tập, quán còn có 5 người phụ việc. Người nhào bột, nặn nhân, người rán bánh, người đóng bánh vào thùng để chuyển đi. Tuy bánh rán là một món ăn vặt được ưa chuộng hơn khi trời lạnh, bánh nhà bà Tập bán chạy quanh năm, bất kể mùa đông hay mùa hè.

Không gian làm bánh là gian bếp ngay nhà bà Tập. Khu vực này lúc nào cũng bận rộn. Để đáp ứng nhu cầu vài nghìn cái bánh mỗi ngày, ngoài bà Tập, quán còn có 5 người phụ việc. Người nhào bột, nặn nhân, người rán bánh, người đóng bánh vào thùng để chuyển đi. Tuy bánh rán là một món ăn vặt được ưa chuộng hơn khi trời lạnh, bánh nhà bà Tập bán chạy quanh năm, bất kể mùa đông hay mùa hè.

Nguyên liệu làm bánh rán gồm bột nếp, đậu xanh, đường và gừng. Các thành phần này đều được bà chọn loại tốt để cho ra lò những chiếc bánh chất lượng. Gạo nếp là loại ngon, được xay thành bột nước rồi vắt nước, lấy phần bột còn lại làm bánh. Loại gạo này giúp những chiếc bánh thành phẩm có độ dẻo, mềm vừa phải, đồng thời không bị dai, khô cứng nếu để lâu. Đậu xanh được hấp rồi làm nhuyễn, mịn, sau đó nặn thành từng viên tròn, to cỡ hai lóng tay.

Nguyên liệu làm bánh rán gồm bột nếp, đậu xanh, đường và gừng. Các thành phần này đều được bà chọn loại tốt để cho ra lò những chiếc bánh chất lượng. Gạo nếp là loại ngon, được xay thành bột nước rồi vắt nước, lấy phần bột còn lại làm bánh. Loại gạo này giúp những chiếc bánh thành phẩm có độ dẻo, mềm vừa phải, đồng thời không bị dai, khô cứng nếu để lâu. Đậu xanh được hấp rồi làm nhuyễn, mịn, sau đó nặn thành từng viên tròn, to cỡ hai lóng tay.

Sau khi các nguyên liệu đã sẵn sàng. Bột được nhào nặn thành hình trụ dài khoảng 5 cm, bọc lấy viên nhân đậu xanh bên trong trước khi mang đi rán.

Sau khi các nguyên liệu đã sẵn sàng. Bột được nhào nặn thành hình trụ dài khoảng 5 cm, bọc lấy viên nhân đậu xanh bên trong trước khi mang đi rán.

Tại bếp, 4 chảo rán bánh hoạt động cùng lúc mới kịp nhu cầu. Từng chiếc bánh nặn xong được thả vào dầu đang sôi. Âm thanh xèo xèo vang lên liên tục. Để bánh thơm, trong dầu còn có mỡ lợn. Khâu rán bánh được bà Tập đánh giá là bước quan trọng trong quy trình tạo ra những chiếc bánh thơm ngon.

Ngồi hàng giờ trước hơi nóng phả ra từ bếp lò, người rán bánh luôn tập trung quan sát, liên tục đảo bánh để vỏ vừa chín tới. Sau khoảng hơn 5 phút, bánh chuyển màu vàng sậm, phả mùi thơm và nổi lên trên mặt dầu thì được vớt ra để ráo. Bánh đạt chuẩn là bánh có vỏ đủ vàng, giòn và không bị cháy.

Tại bếp, 4 chảo rán bánh hoạt động cùng lúc mới kịp nhu cầu. Từng chiếc bánh nặn xong được thả vào dầu đang sôi. Âm thanh xèo xèo vang lên liên tục. Để bánh thơm, trong dầu còn có mỡ lợn. Khâu rán bánh được bà Tập đánh giá là bước quan trọng trong quy trình tạo ra những chiếc bánh thơm ngon.

Ngồi hàng giờ trước hơi nóng phả ra từ bếp lò, người rán bánh luôn tập trung quan sát, liên tục đảo bánh để vỏ vừa chín tới. Sau khoảng hơn 5 phút, bánh chuyển màu vàng sậm, phả mùi thơm và nổi lên trên mặt dầu thì được vớt ra để ráo. Bánh đạt chuẩn là bánh có vỏ đủ vàng, giòn và không bị cháy.

Bánh rán xong sẽ được xóc trong hỗn hợp đường trắng nấu với gừng. Lớp đường bám bên ngoài khô lại, tạo độ ngọt dịu, cay thơm tăng mùi vị cho bánh. Mỗi chiếc bánh có giá 3.000 đồng.

Khi ăn bánh rán bà Tập, từ ngoài vào trong, thực khách lần lượt cảm nhận vị ngọt cay của đường, gừng tan cùng lớp vỏ bột nếp thơm lừng và vị béo bùi của đậu xanh. Tất cả hòa quyện với nhau hài hòa. “Bánh rán bà Tập không quá ngọt nên khi ăn mình không cảm thấy ngấy. Vị bánh khá vừa miệng. Mình đã ăn từ bé đến giờ”, Lê Na (Hà Tĩnh) chia sẻ.

Bánh rán xong sẽ được xóc trong hỗn hợp đường trắng nấu với gừng. Lớp đường bám bên ngoài khô lại, tạo độ ngọt dịu, cay thơm tăng mùi vị cho bánh. Mỗi chiếc bánh có giá 3.000 đồng.

Khi ăn bánh rán bà Tập, từ ngoài vào trong, thực khách lần lượt cảm nhận vị ngọt cay của đường, gừng tan cùng lớp vỏ bột nếp thơm lừng và vị béo bùi của đậu xanh. Tất cả hòa quyện với nhau hài hòa. “Bánh rán bà Tập không quá ngọt nên khi ăn mình không cảm thấy ngấy. Vị bánh khá vừa miệng. Mình đã ăn từ bé đến giờ”, Lê Na (Hà Tĩnh) chia sẻ.

Bài và ảnh: Xuân Phương

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]

Bài viết được đề xuất