Người Koma, sống ở vùng núi giáp ranh Cameroon và Nigeria nhiều thế kỷ, nổi tiếng với phong tục mặc lá thay quần áo. – Du lịch
Theo Last Places – tổ chức nghiên cứu các nhóm dân tộc trên thế giới, gồm những chuyên gia với 25 năm kinh nghiệm trong ngành du lịch – bộ lạc Koma từng là những người chăn nuôi gia súc. Ngày nay, họ là nông dân chủ yếu trồng kê, ngô và lạc. Trong xã hội của tộc này, phụ nữ có quyền lực lớn khi kiểm soát các khu chuồng, trại.
Theo Last Places – tổ chức nghiên cứu các nhóm dân tộc trên thế giới, gồm những chuyên gia với 25 năm kinh nghiệm trong ngành du lịch – bộ lạc Koma từng là những người chăn nuôi gia súc. Ngày nay, họ là nông dân chủ yếu trồng kê, ngô và lạc. Trong xã hội của tộc này, phụ nữ có quyền lực lớn khi kiểm soát các khu chuồng, trại.
Nhiều đơn vị tổ chức các tour khám phá bộ lạc ở Cameroon, Nigeria thường đưa khách tới tham quan nơi sống của người Koma. Các tour thường kéo dài khoảng 10 ngày, đi qua nhiều nơi và thăm những bộ lạc nổi tiếng như Koma, Bororo, Fulani Baka (tộc người lùn). Chi phí mỗi tour vào khoảng 5.000 USD một người. Thông thường, du khách sẽ được cắm trại tại làng của người Koma để tìm hiểu về cuộc sống của họ.
Nhiều đơn vị tổ chức các tour khám phá bộ lạc ở Cameroon, Nigeria thường đưa khách tới tham quan nơi sống của người Koma. Các tour thường kéo dài khoảng 10 ngày, đi qua nhiều nơi và thăm những bộ lạc nổi tiếng như Koma, Bororo, Fulani Baka (tộc người lùn). Chi phí mỗi tour vào khoảng 5.000 USD một người. Thông thường, du khách sẽ được cắm trại tại làng của người Koma để tìm hiểu về cuộc sống của họ.
Một trong những điểm “độc nhất” của người Koma là phụ nữ mặc trang phục bằng lá. Họ gần như khỏa thân, chỉ đeo cành lá để che đi vùng kín. Trên cổ người Koma thường đeo vòng làm từ những đồng xu cũ của Nigeria và Cameroon, kèm theo một số lá bùa bằng da.
Sau lễ trưởng thành, các cô gái đeo thêm những dải ruy băng màu đỏ, xanh hoặc trắng vào phần thắt lưng. Tuy nhiên, họ vẫn trung thành với trang phục bằng lá. Ngoài ra, họ cũng bắt đầu bôi trơn cơ thể bằng gỗ đàn hương trộn với dầu quả trám. Phụ nữ Koma bôi đất sét trộn với dầu vào tóc để tạo ra những bộ tóc bện cục, dài.
Một trong những điểm “độc nhất” của người Koma là phụ nữ mặc trang phục bằng lá. Họ gần như khỏa thân, chỉ đeo cành lá để che đi vùng kín. Trên cổ người Koma thường đeo vòng làm từ những đồng xu cũ của Nigeria và Cameroon, kèm theo một số lá bùa bằng da.
Sau lễ trưởng thành, các cô gái đeo thêm những dải ruy băng màu đỏ, xanh hoặc trắng vào phần thắt lưng. Tuy nhiên, họ vẫn trung thành với trang phục bằng lá. Ngoài ra, họ cũng bắt đầu bôi trơn cơ thể bằng gỗ đàn hương trộn với dầu quả trám. Phụ nữ Koma bôi đất sét trộn với dầu vào tóc để tạo ra những bộ tóc bện cục, dài.
Người Koma cố định lá bằng thắt lưng. Trong khi phụ nữ mặc lá, đàn ông lại mặc quần da hoặc vải bông được dệt thô sơ.
Người Koma cố định lá bằng thắt lưng. Trong khi phụ nữ mặc lá, đàn ông lại mặc quần da hoặc vải bông được dệt thô sơ.
Người Koma vẫn xuống các khu chợ nhỏ tại đồng bằng để mua đồ như muối, nông cụ, thiết bị điện, đồ nhựa hoặc trao đổi các sản phẩm nông nghiệp của mình.
Theo tạp chí African Leadership, phụ nữ Koma không muốn mặc quần áo bình thường vì sợ “cơn thịnh nộ của thần linh”. Tại một số chợ, nếu buộc phải mặc quần áo, họ sẽ chọn cách cuốn thêm giấy để che và bỏ ra trên đường về nhà.
Người Koma vẫn xuống các khu chợ nhỏ tại đồng bằng để mua đồ như muối, nông cụ, thiết bị điện, đồ nhựa hoặc trao đổi các sản phẩm nông nghiệp của mình.
Theo tạp chí African Leadership, phụ nữ Koma không muốn mặc quần áo bình thường vì sợ “cơn thịnh nộ của thần linh”. Tại một số chợ, nếu buộc phải mặc quần áo, họ sẽ chọn cách cuốn thêm giấy để che và bỏ ra trên đường về nhà.
Chiếc cuốc này được dành riêng cho người phụ nữ Koma như một biểu tượng uy tín, địa vị.
Chiếc cuốc này được dành riêng cho người phụ nữ Koma như một biểu tượng uy tín, địa vị.
Trong ảnh, một lễ hội của người Koma. Theo Last Places, người Koma được phát hiện vào năm 1986 bởi một thành viên của quân đội Nigeria. Họ được miêu tả là “những người nguyên thủy, trần trụi, lạc hậu”.
Trong ảnh, một lễ hội của người Koma. Theo Last Places, người Koma được phát hiện vào năm 1986 bởi một thành viên của quân đội Nigeria. Họ được miêu tả là “những người nguyên thủy, trần trụi, lạc hậu”.
Hiện người Koma sống rải rác ở vùng ranh giới hai nước Nigeria và Cameroon. Họ là một trong số ít nhóm người chưa tiếp nhận nền văn minh và vẫn trung thành với truyền thống cũ. Tuy nhiên, các chuyên gia của Last Places vẫn lo ngại việc toàn cầu hóa sẽ tác động xấu đến những “đặc điểm nhận dạng” của nhóm này.
Lại Ngứa Chân, nhà sáng tạo nội dung số Việt Nam, từng ghé thăm bộ lạc này vào năm 2022. Anh cho biết dù cuộc sống ở bộ lạc Koma khá thiếu thốn, người dân vẫn đặc biệt hiếu khách. Họ đã tặng anh một số đồ trang sức và biểu diễn những vũ điệu truyền thống cho du khách này xem.
“Đó là một trải nghiệm tôi nhớ mãi không quên”, anh nói.
Hiện người Koma sống rải rác ở vùng ranh giới hai nước Nigeria và Cameroon. Họ là một trong số ít nhóm người chưa tiếp nhận nền văn minh và vẫn trung thành với truyền thống cũ. Tuy nhiên, các chuyên gia của Last Places vẫn lo ngại việc toàn cầu hóa sẽ tác động xấu đến những “đặc điểm nhận dạng” của nhóm này.
Lại Ngứa Chân, nhà sáng tạo nội dung số Việt Nam, từng ghé thăm bộ lạc này vào năm 2022. Anh cho biết dù cuộc sống ở bộ lạc Koma khá thiếu thốn, người dân vẫn đặc biệt hiếu khách. Họ đã tặng anh một số đồ trang sức và biểu diễn những vũ điệu truyền thống cho du khách này xem.
“Đó là một trải nghiệm tôi nhớ mãi không quên”, anh nói.
Hoài Anh