Thanh Hóa- Động Hồ Công nằm trên đỉnh núi Xuân Đài (xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc) từng được nhiều vua chúa, danh nho thời xưa đến tham quan rồi cho khắc thơ lên vách đá, ca ngợi cảnh đẹp nơi đây. – Du lịch
Động Hồ Công thuộc vùng đệm, cách di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Từ thành phố Thanh Hoá, đi theo quốc lộ 45 hơn 40 km là đến dãy Xuân Đài, ven bờ sông Mã.
Động Hồ Công thuộc vùng đệm, cách di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Từ thành phố Thanh Hoá, đi theo quốc lộ 45 hơn 40 km là đến dãy Xuân Đài, ven bờ sông Mã.
Để lên đến đỉnh động, du khách phải qua đoạn đường dốc dài khoảng một km với những bậc đá chênh vênh.
Để lên đến đỉnh động, du khách phải qua đoạn đường dốc dài khoảng một km với những bậc đá chênh vênh.
Khoảng giữa con đường lên động có một phiến đá lớn cao hơn 1,5 m, mặt trước được người xưa khắc nổi bốn chữ Hán rất lớn ca ngợi vẻ đẹp nơi đây “Thanh kỳ khả ái”.
Khoảng giữa con đường lên động có một phiến đá lớn cao hơn 1,5 m, mặt trước được người xưa khắc nổi bốn chữ Hán rất lớn ca ngợi vẻ đẹp nơi đây “Thanh kỳ khả ái”.
Động dài khoảng 45 m, chỗ rộng nhất gần 25 m, cửa hình vòm, nằm ở độ cao khoảng 50-60 m so với đồng bằng. Tên động Hồ Công gắn với truyền thuyết các vị tiên tu luyện tại đây.
Động dài khoảng 45 m, chỗ rộng nhất gần 25 m, cửa hình vòm, nằm ở độ cao khoảng 50-60 m so với đồng bằng. Tên động Hồ Công gắn với truyền thuyết các vị tiên tu luyện tại đây.
Động được các danh nho thời xưa liệt vào “Tam thập lục động, Hồ Công vị đệ nhất”, nghĩa là Hồ Công là một trong 36 động đẹp của nước Nam.
Nhiều vua chúa, quan lại và những danh nho xưa đã đến tham quan rồi cho đề thơ lên vách đá ca ngợi cảnh đẹp nơi đây. Trong đó tiêu biểu như vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Tĩnh Vương Trịnh Sâm.
Động được các danh nho thời xưa liệt vào “Tam thập lục động, Hồ Công vị đệ nhất”, nghĩa là Hồ Công là một trong 36 động đẹp của nước Nam.
Nhiều vua chúa, quan lại và những danh nho xưa đã đến tham quan rồi cho đề thơ lên vách đá ca ngợi cảnh đẹp nơi đây. Trong đó tiêu biểu như vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Tĩnh Vương Trịnh Sâm.
Bài thơ chữ Hán sớm nhất do Lê Thánh Tông sáng tác vào mùa xuân năm 1463 khi vua về bái yết quê hương ở Lam Kinh và qua vãn cảnh nơi này.
Bài thơ chữ Hán sớm nhất do Lê Thánh Tông sáng tác vào mùa xuân năm 1463 khi vua về bái yết quê hương ở Lam Kinh và qua vãn cảnh nơi này.
Thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du, cư sĩ Nguyễn Nghiễm đã đến thăm núi Xuân Đài và cho khắc bốn chữ triện “sơn bất tại cao” trên vách đá phía ngoài cửa động Hồ Công.
Thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du, cư sĩ Nguyễn Nghiễm đã đến thăm núi Xuân Đài và cho khắc bốn chữ triện “sơn bất tại cao” trên vách đá phía ngoài cửa động Hồ Công.
Nhiều bài thơ được khắc rất công phu. Những người thợ thời xưa đã kỳ công cho đục đẽo vào sâu trong thớ đá, tạo mặt bằng rồi khắc chữ lên bề mặt. Tuy nhiên, cũng có bài thơ khắc đơn giản ngay trên mặt nhẵn của vách động.
Nhiều bài thơ được khắc rất công phu. Những người thợ thời xưa đã kỳ công cho đục đẽo vào sâu trong thớ đá, tạo mặt bằng rồi khắc chữ lên bề mặt. Tuy nhiên, cũng có bài thơ khắc đơn giản ngay trên mặt nhẵn của vách động.
Bàn cờ đá bên trong cửa động Hồ Công. Tương truyền, vật dụng này được dùng để vua chúa và các thi nhân xưa vừa đánh cờ vừa ngắm cảnh, vịnh thơ.
Bàn cờ đá bên trong cửa động Hồ Công. Tương truyền, vật dụng này được dùng để vua chúa và các thi nhân xưa vừa đánh cờ vừa ngắm cảnh, vịnh thơ.
Do lòng hang rộng nên trong thời chiến tranh động Hồ Công còn được dùng làm nơi sản xuất và kho chứa vũ khí, quân lương, thuốc men của quân đội.
Do lòng hang rộng nên trong thời chiến tranh động Hồ Công còn được dùng làm nơi sản xuất và kho chứa vũ khí, quân lương, thuốc men của quân đội.
Trước khi lên tham quan động Hồ Công, du khách có thể vãn cảnh chùa Du Anh – một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lý.
Trước khi lên tham quan động Hồ Công, du khách có thể vãn cảnh chùa Du Anh – một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lý.
Chùa Du Anh nhiều lần bị tàn phá nên không còn kiến trúc cổ, hiện chỉ còn sót lại vài hiện vật bằng đá. Theo sử liệu, vua Trần Nghệ Tông (1321-1395) từng đưa công chúa Du Anh về lễ chùa và dưỡng bệnh. Công chúa được điều trị bằng cây thuốc ở động Hồ Công khỏi bệnh. Vua Trần sau đó phát tâm công đức cho nâng cấp chùa lên tam tòa, do công chúa trực tiếp đốc công, nên từ đó chùa có tên là Du Anh.
Chùa Du Anh nhiều lần bị tàn phá nên không còn kiến trúc cổ, hiện chỉ còn sót lại vài hiện vật bằng đá. Theo sử liệu, vua Trần Nghệ Tông (1321-1395) từng đưa công chúa Du Anh về lễ chùa và dưỡng bệnh. Công chúa được điều trị bằng cây thuốc ở động Hồ Công khỏi bệnh. Vua Trần sau đó phát tâm công đức cho nâng cấp chùa lên tam tòa, do công chúa trực tiếp đốc công, nên từ đó chùa có tên là Du Anh.
Với những giá trị về lịch sử, địa lý, văn hóa, tôn giáo, năm 2009 động Hồ Công được xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia.
Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ, động Hồ Công là di tích vệ tinh góp phần thu hút du khách trong hành trình trải nghiệm, khám phá di sản Thành nhà Hồ.
Hàng năm, du khách thập phương và người dân tham quan, vãn cảnh động Hồ Công đông nhất vào dịp lễ hội chùa Du Anh trong hai ngày 9-10 tháng giêng âm lịch.
Với những giá trị về lịch sử, địa lý, văn hóa, tôn giáo, năm 2009 động Hồ Công được xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia.
Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ, động Hồ Công là di tích vệ tinh góp phần thu hút du khách trong hành trình trải nghiệm, khám phá di sản Thành nhà Hồ.
Hàng năm, du khách thập phương và người dân tham quan, vãn cảnh động Hồ Công đông nhất vào dịp lễ hội chùa Du Anh trong hai ngày 9-10 tháng giêng âm lịch.
Lê Hoàng