Kỳ Đài hơn 200 năm tuổi của triều Nguyễn

Thừa Thiên – Huế- Kỳ Đài hay Cột cờ Kinh thành Huế được xây dựng từ thời vua Gia Long, là nơi đánh dấu sự kiện chế độ phong kiến cuối cùng của Việt Nam kết thúc. – Du lịch

Kỳ Đài Huế hay Cột cờ Kinh thành Huế được xây dựng vào năm 1807 dưới thời vua Gia Long, cùng thời điểm xây dựng Kinh thành Huế. Kỳ Đài nằm cạnh sông Hương, trước Đại Nội Huế, là một trong những công trình quan trọng, được các đời vua Nguyễn tu bổ nhiều lần.

Sau khi vua Gia Long qua đời, vua Minh Mạng cho xây dựng hoàn chỉnh Kinh thành Huế, Kỳ Đài cũng được tu sửa và hoàn thiện vào năm 1840.

Kỳ Đài Huế hay Cột cờ Kinh thành Huế được xây dựng vào năm 1807 dưới thời vua Gia Long, cùng thời điểm xây dựng Kinh thành Huế. Kỳ Đài nằm cạnh sông Hương, trước Đại Nội Huế, là một trong những công trình quan trọng, được các đời vua Nguyễn tu bổ nhiều lần.

Sau khi vua Gia Long qua đời, vua Minh Mạng cho xây dựng hoàn chỉnh Kinh thành Huế, Kỳ Đài cũng được tu sửa và hoàn thiện vào năm 1840.

Kỳ Đài gồm ba tầng, được xây dựng bằng gạch vồ (làm từ đất nung ở nhiệt độ thấp, thô nhám). Tầng thứ nhất cao hơn 5,5 m, tầng giữa cao khoảng 6 m, tầng trên cùng cao hơn 6 m, tổng cộng khoảng 17,5 m. Từ mặt đất tới đỉnh Kỳ Đài là hơn 54 m. Xưa kia, trên mỗi tầng của Kỳ Đài, triều Nguyễn bố trí lính canh, đại bác để phòng thủ.

Kỳ Đài gồm ba tầng, được xây dựng bằng gạch vồ (làm từ đất nung ở nhiệt độ thấp, thô nhám). Tầng thứ nhất cao hơn 5,5 m, tầng giữa cao khoảng 6 m, tầng trên cùng cao hơn 6 m, tổng cộng khoảng 17,5 m. Từ mặt đất tới đỉnh Kỳ Đài là hơn 54 m. Xưa kia, trên mỗi tầng của Kỳ Đài, triều Nguyễn bố trí lính canh, đại bác để phòng thủ.

Theo sử sách, cột cờ trước đây làm bằng gỗ cao hơn 30 m song bị bão đánh gãy nên dưới thời vua Thành Thái được thay bằng ống gang. Năm 1947, khi quân Pháp tái chiếm Huế, cột cờ lại bị pháo bắn gãy. Năm 1948, cột cờ được xây lại bằng bê tông cốt sắt với chiều cao 37 m. Nền Kỳ Đài lát gạch vuông và gạch vồ, có hệ thống thoát nước mưa.

Ngày 23/8/1945, lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tung bay trên đỉnh Kỳ Đài thay cho lá cờ hình quẻ ly của triều đình nhà Nguyễn. Ngày 26/3/1975, lá cờ dài 12 m, rộng 8 m của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam lại được kéo lên Kỳ Đài, đánh dấu sự kiện Thừa Thiên – Huế được giải phóng.

Theo sử sách, cột cờ trước đây làm bằng gỗ cao hơn 30 m song bị bão đánh gãy nên dưới thời vua Thành Thái được thay bằng ống gang. Năm 1947, khi quân Pháp tái chiếm Huế, cột cờ lại bị pháo bắn gãy. Năm 1948, cột cờ được xây lại bằng bê tông cốt sắt với chiều cao 37 m. Nền Kỳ Đài lát gạch vuông và gạch vồ, có hệ thống thoát nước mưa.

Ngày 23/8/1945, lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tung bay trên đỉnh Kỳ Đài thay cho lá cờ hình quẻ ly của triều đình nhà Nguyễn. Ngày 26/3/1975, lá cờ dài 12 m, rộng 8 m của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam lại được kéo lên Kỳ Đài, đánh dấu sự kiện Thừa Thiên – Huế được giải phóng.

Ba tầng Kỳ Đài được kết nối với nhau bằng hệ thống cửa vòm. Từ mặt đất lên tầng đầu có một lối đi nhỏ ở phía trái Kỳ Đài, tầng đầu thông với tầng giữa bằng một cửa vòm rộng 4 m, tầng giữa thông với tầng trên cùng bằng một cửa vòm rộng 2 m. Hệ thống bậc cấp được làm bằng đá.

Ba tầng Kỳ Đài được kết nối với nhau bằng hệ thống cửa vòm. Từ mặt đất lên tầng đầu có một lối đi nhỏ ở phía trái Kỳ Đài, tầng đầu thông với tầng giữa bằng một cửa vòm rộng 4 m, tầng giữa thông với tầng trên cùng bằng một cửa vòm rộng 2 m. Hệ thống bậc cấp được làm bằng đá.

Kỳ Đài Huế ban đầu có hai điếm canh trên tầng 3, là nơi binh lính nhà Nguyễn thay phiên nghỉ ngơi. Theo thời gian và qua các biến cố lịch sử, hai điếm canh này bị phá dỡ nhưng vẫn còn móng cũ. Năm 2018, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế phục hồi hai điếm canh với kinh phí 450 triệu đồng theo kiến trúc triều Nguyễn xưa.

Kỳ Đài Huế ban đầu có hai điếm canh trên tầng 3, là nơi binh lính nhà Nguyễn thay phiên nghỉ ngơi. Theo thời gian và qua các biến cố lịch sử, hai điếm canh này bị phá dỡ nhưng vẫn còn móng cũ. Năm 2018, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế phục hồi hai điếm canh với kinh phí 450 triệu đồng theo kiến trúc triều Nguyễn xưa.

Mỗi tầng của Kỳ Đài Huế được bố trí súng thần công để phòng thủ.

Mỗi tầng của Kỳ Đài Huế được bố trí súng thần công để phòng thủ.

Mỗi tầng có hệ thống lan can cao 1 m được trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng.

Mỗi tầng có hệ thống lan can cao 1 m được trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng.

Hệ thống thoát nước các tầng được làm bằng đá thanh.

Hệ thống thoát nước các tầng được làm bằng đá thanh.

Trước lễ hạ cờ, nhân viên bảo vệ di tích chuẩn bị mâm cúng gồm hương hoa, trái cây.

Trước lễ hạ cờ, nhân viên bảo vệ di tích chuẩn bị mâm cúng gồm hương hoa, trái cây.

Anh Đặng Ngọc Thành, 28 tuổi, bảo vệ Kỳ Đài Huế cho biết, anh và đồng nghiệp phải leo lên đỉnh cột để gỡ mỗi khi cờ mắc vào dây cáp.

Anh Đặng Ngọc Thành, 28 tuổi, bảo vệ Kỳ Đài Huế cho biết, anh và đồng nghiệp phải leo lên đỉnh cột để gỡ mỗi khi cờ mắc vào dây cáp.

Để thay mới lá cờ Tổ quốc rộng hơn 100 m2 trên Kỳ Đài, nhân viên bảo vệ di tích phải leo lên đỉnh cột cao 37m.

Để thay mới lá cờ Tổ quốc rộng hơn 100 m2 trên Kỳ Đài, nhân viên bảo vệ di tích phải leo lên đỉnh cột cao 37m.

Kỳ Đài Huế là một trong những công trình triều Nguyễn nằm trong hệ thống di sản được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới năm 1993. Hằng năm, đến các ngày lễ quan trọng, lá cờ Tổ quốc trên Kỳ Đài sẽ được thay mới.

Đứng ở Kỳ Đài, người dân và du khách dễ dàng quan sát sông Hương, Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình.

Kỳ Đài Huế là một trong những công trình triều Nguyễn nằm trong hệ thống di sản được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới năm 1993. Hằng năm, đến các ngày lễ quan trọng, lá cờ Tổ quốc trên Kỳ Đài sẽ được thay mới.

Đứng ở Kỳ Đài, người dân và du khách dễ dàng quan sát sông Hương, Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình.

Võ Thạnh

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]

Bài viết được đề xuất