10 điểm ‘check in’ thú vị nhất TP HCM do Sở du lịch công bố, là gợi ý cho du khách khi đến tham quan thành phố. – Du lịch
Cầu Ánh Sao
Địa chỉ: Công viên Cảnh Đồi, Phú Mỹ Hưng, quận 7
Cầu đi bộ Ánh Sao nằm trong công viên Cảnh Đồi, quận 7, bắc qua rạch Thầy Tiêu nối Khu Hồ Bán Nguyệt với Khu kênh Đào. Cầu được gọi là Cầu Ánh Sao vì trên bề mặt cầu được thiết kế với những ánh đèn led ngược lên. Ngoài ra, hai bên hông cầu có hệ thống phun nước và ánh sáng bảy màu liên tục thay đổi, tạo cho người đi trên cầu cảm giác đang bước đi trên muôn ngàn vì sao. Buổi chiều, cây cầu là địa điểm đi bộ, ngắm hoàng hôn. Từ 18h, cây cầu lên đèn 7 màu thu hút người dân và du khách đến chụp hình. Ảnh: Quỳnh Trần
10 điểm ‘check in’ nằm trong “TP HCM – 100 điều thú vị” do Sở du lịch TP HCM công bố đầu tháng 12, dựa trên hơn 104.000 lượt bình chọn đối với 10 hạng mục gồm chương trình tham quan, điểm tham quan, điểm giải trí – chương trình giải trí, điểm mua sắm, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng – quán ăn, quán cà phê, điểm check in, sự kiện du lịch- văn hóa – thể thao và món ngon.
Cầu Ánh Sao
Địa chỉ: Công viên Cảnh Đồi, Phú Mỹ Hưng, quận 7
Cầu đi bộ Ánh Sao nằm trong công viên Cảnh Đồi, quận 7, bắc qua rạch Thầy Tiêu nối Khu Hồ Bán Nguyệt với Khu kênh Đào. Cầu được gọi là Cầu Ánh Sao vì trên bề mặt cầu được thiết kế với những ánh đèn led ngược lên. Ngoài ra, hai bên hông cầu có hệ thống phun nước và ánh sáng bảy màu liên tục thay đổi, tạo cho người đi trên cầu cảm giác đang bước đi trên muôn ngàn vì sao. Buổi chiều, cây cầu là địa điểm đi bộ, ngắm hoàng hôn. Từ 18h, cây cầu lên đèn 7 màu thu hút người dân và du khách đến chụp hình. Ảnh: Quỳnh Trần
10 điểm ‘check in’ nằm trong “TP HCM – 100 điều thú vị” do Sở du lịch TP HCM công bố đầu tháng 12, dựa trên hơn 104.000 lượt bình chọn đối với 10 hạng mục gồm chương trình tham quan, điểm tham quan, điểm giải trí – chương trình giải trí, điểm mua sắm, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng – quán ăn, quán cà phê, điểm check in, sự kiện du lịch- văn hóa – thể thao và món ngon.
Cầu Ba Son
Địa chỉ: Quận 1 – TP Thủ Đức
Cầu Ba Son hay cầu Thủ Thiêm 2 là cây cầu dây văng bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 1 với TP Thủ Đức. Cầu được khởi công xây dựng vào đầu năm 2015 và đưa vào sử dụng năm 2022. Với kiến trúc nổi bật, hệ thống chiếu sáng mỹ thuật, cầu được kỳ vọng là điểm nhấn trên sông Sài Gòn. Cây cầu có tầm nhìn ra các công trình nổi tiếng của thành phố như tòa nhà Landmark 81, tòa nhà Bitexco, bến Bạch Đằng.
Tuy nhiên, du khách không nên dừng xe trên cầu để chụp hình vì ảnh hưởng giao thông và có thể bị phạt 400.000-600.000 đồng với xe máy và 80.000 – 100.000 đồng với xe đạp. Ảnh: Tuấn Việt
Cầu Ba Son
Địa chỉ: Quận 1 – TP Thủ Đức
Cầu Ba Son hay cầu Thủ Thiêm 2 là cây cầu dây văng bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 1 với TP Thủ Đức. Cầu được khởi công xây dựng vào đầu năm 2015 và đưa vào sử dụng năm 2022. Với kiến trúc nổi bật, hệ thống chiếu sáng mỹ thuật, cầu được kỳ vọng là điểm nhấn trên sông Sài Gòn. Cây cầu có tầm nhìn ra các công trình nổi tiếng của thành phố như tòa nhà Landmark 81, tòa nhà Bitexco, bến Bạch Đằng.
Tuy nhiên, du khách không nên dừng xe trên cầu để chụp hình vì ảnh hưởng giao thông và có thể bị phạt 400.000-600.000 đồng với xe máy và 80.000 – 100.000 đồng với xe đạp. Ảnh: Tuấn Việt
Chùa Ngọc Hoàng
Địa chỉ: Đường Mai Thị Lựu, quận 1
Chùa Ngọc Hoàng hay Phước Hải Tự, nằm trên đường Mai Thị Lựu, quận 1, thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ coi sóc việc sinh nở. Được xây dựng từ năm 1892 đến năm 1900, chùa Ngọc Hoàng tọa lạc trên diện tích hơn 2.000 m2, nổi tiếng là nơi chiêm bái cho việc làm ăn thuận lợi, bình an, phước đức và đặc biệt là cầu con. Năm 1984, chùa đổi tên thành Phước Hải Tự và được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994. Ảnh: Minh Tâm
Chùa Ngọc Hoàng
Địa chỉ: Đường Mai Thị Lựu, quận 1
Chùa Ngọc Hoàng hay Phước Hải Tự, nằm trên đường Mai Thị Lựu, quận 1, thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ coi sóc việc sinh nở. Được xây dựng từ năm 1892 đến năm 1900, chùa Ngọc Hoàng tọa lạc trên diện tích hơn 2.000 m2, nổi tiếng là nơi chiêm bái cho việc làm ăn thuận lợi, bình an, phước đức và đặc biệt là cầu con. Năm 1984, chùa đổi tên thành Phước Hải Tự và được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994. Ảnh: Minh Tâm
Cột cờ Thủ Ngữ
Địa chỉ: Đường Tôn Đức Thắng, quận 1
Cột cờ Thủ Ngữ là một công trình lịch sử nằm trên đường Tôn Đức Thắng, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1. Cột cờ được người Pháp xây dựng vào tháng 10/1865 trên nền cũ của dinh quan thủ ngự chuyên chăm lo thương chính của nhà Nguyễn. Khi mới hình thành có chức năng làm cột tín hiệu cho tàu bè ra vào luồng lạch khu vực Sài Gòn – Gia Định. Cùng với Bến Nhà Rồng, Bến Bạch Đằng và Cầu Mống, Cột cờ Thủ Ngữ là yếu tố quan trọng tạo nên quần thể lịch sử – văn hóa đặc trưng, là nhân chứng cho quá trình phát triển đô thị TP HCM.
Qua 158 năm tồn tại, công trình có nhiều thay đổi về hình thái và công năng. Năm 2011, cột cờ được trùng tu với kiến trúc phần cột kết hợp khối lõi hình bát giác, mái dốc và khối đa giác thấp hơn cũng mái dốc. Phần dưới cột cờ sử dụng làm nhà truyền thống trưng bày ảnh về Sài Gòn xưa. Năm 2016, công trình được xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố. Năm 2021, khuôn viên quanh cột cờ Thủ Ngữ với diện tích hơn 3.000 m2 được trồng cỏ, lát đá tạo hoa sen cách điệu. Ảnh: Gia Minh
Cột cờ Thủ Ngữ
Địa chỉ: Đường Tôn Đức Thắng, quận 1
Cột cờ Thủ Ngữ là một công trình lịch sử nằm trên đường Tôn Đức Thắng, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1. Cột cờ được người Pháp xây dựng vào tháng 10/1865 trên nền cũ của dinh quan thủ ngự chuyên chăm lo thương chính của nhà Nguyễn. Khi mới hình thành có chức năng làm cột tín hiệu cho tàu bè ra vào luồng lạch khu vực Sài Gòn – Gia Định. Cùng với Bến Nhà Rồng, Bến Bạch Đằng và Cầu Mống, Cột cờ Thủ Ngữ là yếu tố quan trọng tạo nên quần thể lịch sử – văn hóa đặc trưng, là nhân chứng cho quá trình phát triển đô thị TP HCM.
Qua 158 năm tồn tại, công trình có nhiều thay đổi về hình thái và công năng. Năm 2011, cột cờ được trùng tu với kiến trúc phần cột kết hợp khối lõi hình bát giác, mái dốc và khối đa giác thấp hơn cũng mái dốc. Phần dưới cột cờ sử dụng làm nhà truyền thống trưng bày ảnh về Sài Gòn xưa. Năm 2016, công trình được xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố. Năm 2021, khuôn viên quanh cột cờ Thủ Ngữ với diện tích hơn 3.000 m2 được trồng cỏ, lát đá tạo hoa sen cách điệu. Ảnh: Gia Minh
Công viên Bến Bạch Đằng
Địa chỉ: Đường Tôn Đức Thắng, quận 1
Bến Bạch Đằng ở số 2 đường Tôn Đức Thắng – đối diện phố đi bộ Nguyễn Huệ gồm bến cảng và công viên, dài 1,3 km, rộng 23.400 m2. Đây là nơi người dân và du khách tới vui chơi, ngắm pháo hoa mỗi dịp lễ, Tết, là không gian tập thể dục, tản bộ, đạp xe. Tháng 1/2022, công viên bến Bạch Đằng mở cửa cho người dân tham quan sau hơn nửa năm thi công.
Đoạn công viên song song đường Tôn Đức Thắng rộng khoảng 5.000 m2 có lối đi bộ, cây xanh, các bục đá được đặt trên những lối đi, cạnh những thảm cỏ để người dân nghỉ ngơi, thư giãn. Cạnh đó là hệ thống chiếu sáng, tưới nước tự động. Ảnh: Quỳnh Trần
Công viên Bến Bạch Đằng
Địa chỉ: Đường Tôn Đức Thắng, quận 1
Bến Bạch Đằng ở số 2 đường Tôn Đức Thắng – đối diện phố đi bộ Nguyễn Huệ gồm bến cảng và công viên, dài 1,3 km, rộng 23.400 m2. Đây là nơi người dân và du khách tới vui chơi, ngắm pháo hoa mỗi dịp lễ, Tết, là không gian tập thể dục, tản bộ, đạp xe. Tháng 1/2022, công viên bến Bạch Đằng mở cửa cho người dân tham quan sau hơn nửa năm thi công.
Đoạn công viên song song đường Tôn Đức Thắng rộng khoảng 5.000 m2 có lối đi bộ, cây xanh, các bục đá được đặt trên những lối đi, cạnh những thảm cỏ để người dân nghỉ ngơi, thư giãn. Cạnh đó là hệ thống chiếu sáng, tưới nước tự động. Ảnh: Quỳnh Trần
Đường đi bộ Nguyễn Huệ
Địa chỉ: Quận 1
Phố đi bộ Nguyễn Huệ dài hơn 670 m, bắt đầu từ trụ sở UBND TP HCM đến công viên Bạch Đằng và cắt qua một số con đường như: Lê Lợi, Tôn Thất Đạm, Ngô Đức Kế, Hải Triều. Tuyến phố thường là địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn của thành phố.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ hoạt động cả ngày. Từ thứ hai đến thứ 6, các phương tiện vẫn được lưu thông qua khu vực này. Vào tối thứ 7 và chủ nhật, phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ cấm các loại xe đi vào từ 18h đến 22h, để dành không gian cho người đi bộ.
Đi bộ dọc tuyến phố này, du khách không khó để tìm được những góc chụp ảnh đẹp như trước trụ sở UBND thành phố, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, chung cư 42 Nguyễn Huệ, mặt tiền quán Ciao Cafe. Đây là các điểm đến mang nét đặc trưng của phố đi bộ, không thể không ghé qua, nhất là với những người lần đầu đến. Phố đi bộ không có nhiều mái che và bóng râm, du khách nên mang theo nón hoặc dù nếu đến vào buổi sáng. Ảnh: Quỳnh Trần
Đường đi bộ Nguyễn Huệ
Địa chỉ: Quận 1
Phố đi bộ Nguyễn Huệ dài hơn 670 m, bắt đầu từ trụ sở UBND TP HCM đến công viên Bạch Đằng và cắt qua một số con đường như: Lê Lợi, Tôn Thất Đạm, Ngô Đức Kế, Hải Triều. Tuyến phố thường là địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn của thành phố.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ hoạt động cả ngày. Từ thứ hai đến thứ 6, các phương tiện vẫn được lưu thông qua khu vực này. Vào tối thứ 7 và chủ nhật, phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ cấm các loại xe đi vào từ 18h đến 22h, để dành không gian cho người đi bộ.
Đi bộ dọc tuyến phố này, du khách không khó để tìm được những góc chụp ảnh đẹp như trước trụ sở UBND thành phố, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, chung cư 42 Nguyễn Huệ, mặt tiền quán Ciao Cafe. Đây là các điểm đến mang nét đặc trưng của phố đi bộ, không thể không ghé qua, nhất là với những người lần đầu đến. Phố đi bộ không có nhiều mái che và bóng râm, du khách nên mang theo nón hoặc dù nếu đến vào buổi sáng. Ảnh: Quỳnh Trần
Ga tàu thủy Bạch Đằng – Saigon Waterbus
Địa chỉ: Đường Tôn Đức Thắng, quận 1
Bến buýt tại ga tàu thủy Bạch Đằng là bến chính trong 12 bến của tuyến buýt sông Sài Gòn, thu hút nhiều du khách nhất vì nằm ở vị trí trung tâm quận 1. Từ bến này, du khách có thể mua vé buýt sông 15.000 đồng một lượt, du ngoạn ngắm cảnh dọc bờ sông Sài Gòn, dừng ở bến Linh Đông, TP Thủ Đức hoặc bến Thanh Đa.
Khuôn viên bến tàu này cũng có quán cà phê, nhà hàng ven sông, du khách không đi buýt sông có thể dừng chân tại các địa chỉ này, nhâm nhi đồ uống ngắm cảnh sông Sài Gòn. Thời điểm thích hợp để tận hưởng vẻ đẹp của bờ sông Sài Gòn tại bến Bạch Đằng từ từ 16h đến tối, lúc này trời tắt nắng, nếu may mắn có thể chiêm ngưỡng hoàng hôn, sau đó ngắm cảnh thành phố lên đèn rực rỡ. Trong ảnh là bến Bạch Đằng sau khi cải tạo, tháng 1/2022. Ảnh: Quỳnh Trần
Ga tàu thủy Bạch Đằng – Saigon Waterbus
Địa chỉ: Đường Tôn Đức Thắng, quận 1
Bến buýt tại ga tàu thủy Bạch Đằng là bến chính trong 12 bến của tuyến buýt sông Sài Gòn, thu hút nhiều du khách nhất vì nằm ở vị trí trung tâm quận 1. Từ bến này, du khách có thể mua vé buýt sông 15.000 đồng một lượt, du ngoạn ngắm cảnh dọc bờ sông Sài Gòn, dừng ở bến Linh Đông, TP Thủ Đức hoặc bến Thanh Đa.
Khuôn viên bến tàu này cũng có quán cà phê, nhà hàng ven sông, du khách không đi buýt sông có thể dừng chân tại các địa chỉ này, nhâm nhi đồ uống ngắm cảnh sông Sài Gòn. Thời điểm thích hợp để tận hưởng vẻ đẹp của bờ sông Sài Gòn tại bến Bạch Đằng từ từ 16h đến tối, lúc này trời tắt nắng, nếu may mắn có thể chiêm ngưỡng hoàng hôn, sau đó ngắm cảnh thành phố lên đèn rực rỡ. Trong ảnh là bến Bạch Đằng sau khi cải tạo, tháng 1/2022. Ảnh: Quỳnh Trần
Hào Sĩ Phường
Địa chỉ: Đường Ngô Quyền, đường Trần Hưng Đạo, quận 5
Hào Sỹ Phường là tên gọi của một con hẻm ở địa chỉ số 206, đường Trần Hưng Đạo (quận 5). Lối vào nằm ngay mặt đường nhưng nếu không để ý du khách có thể lướt qua mà không nhận ra. Để vào hẻm phải đi qua một gầm tối với mảng tường có màu xanh ngọc bích đã cũ. Con hẻm có chiều dài khoảng 100 mét, trên dưới 50 hộ dân. Nhà có thiết kế theo dạng chung cư, gồm nhiều căn nhỏ được bố trí ở 2 tầng có các cầu thang để kết nối. Hẻm có hai lối thông ra đường lớn, Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo.
Du khách đến đây sẽ có cơ hội quan sát những nét văn hóa đặc trưng của người Hoa một cách sống động. Ngay từ những bước chân đầu tiên, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh Ngũ phúc lâm môn được dán ở trước cửa, bàn thờ Thổ Địa, bàn thờ Thiên đặc trưng của văn hóa Trung Hoa.
Con hẻm này từng thu hút đông đảo du khách đến chụp hình, nhiều đoàn làm phim tìm đến lấy bối cảnh quay. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến nhịp sống sinh hoạt thường ngày của người dân trong hẻm. Năm 2020, dân cư tại đây treo bảng cấm chụp hình. Đến nay, tấm bảng được dỡ bỏ, du khách có thể đến đây tham quan tự do nhưng tránh làm ồn và nên xin phép người dân trước khi có ý định chụp hình. Ảnh: Phong Vinh
Hào Sĩ Phường
Địa chỉ: Đường Ngô Quyền, đường Trần Hưng Đạo, quận 5
Hào Sỹ Phường là tên gọi của một con hẻm ở địa chỉ số 206, đường Trần Hưng Đạo (quận 5). Lối vào nằm ngay mặt đường nhưng nếu không để ý du khách có thể lướt qua mà không nhận ra. Để vào hẻm phải đi qua một gầm tối với mảng tường có màu xanh ngọc bích đã cũ. Con hẻm có chiều dài khoảng 100 mét, trên dưới 50 hộ dân. Nhà có thiết kế theo dạng chung cư, gồm nhiều căn nhỏ được bố trí ở 2 tầng có các cầu thang để kết nối. Hẻm có hai lối thông ra đường lớn, Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo.
Du khách đến đây sẽ có cơ hội quan sát những nét văn hóa đặc trưng của người Hoa một cách sống động. Ngay từ những bước chân đầu tiên, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh Ngũ phúc lâm môn được dán ở trước cửa, bàn thờ Thổ Địa, bàn thờ Thiên đặc trưng của văn hóa Trung Hoa.
Con hẻm này từng thu hút đông đảo du khách đến chụp hình, nhiều đoàn làm phim tìm đến lấy bối cảnh quay. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến nhịp sống sinh hoạt thường ngày của người dân trong hẻm. Năm 2020, dân cư tại đây treo bảng cấm chụp hình. Đến nay, tấm bảng được dỡ bỏ, du khách có thể đến đây tham quan tự do nhưng tránh làm ồn và nên xin phép người dân trước khi có ý định chụp hình. Ảnh: Phong Vinh
Hồ Con Rùa
Địa chỉ: Đường Võ Văn Tần – Phạm Ngọc Thạch – Trần Cao Vân, quận 3
Toàn cảnh Hồ Con Rùa nhìn từ trên cao. Khu vực Hồ Con Rùa có tên Công trường Quốc tế, là nút giao của đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân và Võ Văn Tần. Xung quanh hồ có nhiều nhà hàng, quán bar, cà phê. Đây là một trong địa điểm được nhiều người dân, du khách đến vui chơi, giải trí.
Nguyên thủy vị trí Hồ Con Rùa vào năm 1790 là cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy) được xây theo lệnh vua Gia Long. Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835), vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái và xây một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng (thành Gia Định). Đầu năm 2023, khu vực phố Hồ Con Rùa trở thành phố đi bộ vào hai ngày cuối tuần, mỗi tháng sẽ có một chủ đề gắn với quá trình phát triển của thành phố. Ảnh: Quỳnh Trần
Hồ Con Rùa
Địa chỉ: Đường Võ Văn Tần – Phạm Ngọc Thạch – Trần Cao Vân, quận 3
Toàn cảnh Hồ Con Rùa nhìn từ trên cao. Khu vực Hồ Con Rùa có tên Công trường Quốc tế, là nút giao của đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân và Võ Văn Tần. Xung quanh hồ có nhiều nhà hàng, quán bar, cà phê. Đây là một trong địa điểm được nhiều người dân, du khách đến vui chơi, giải trí.
Nguyên thủy vị trí Hồ Con Rùa vào năm 1790 là cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy) được xây theo lệnh vua Gia Long. Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835), vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái và xây một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng (thành Gia Định). Đầu năm 2023, khu vực phố Hồ Con Rùa trở thành phố đi bộ vào hai ngày cuối tuần, mỗi tháng sẽ có một chủ đề gắn với quá trình phát triển của thành phố. Ảnh: Quỳnh Trần
Làng làm nhang Lê Minh Xuân
Địa chỉ: Huyện Bình Chánh
Cứ mỗi dịp Tết đến, làng nhang Lê Minh Xuân ở huyện Bình Chánh nhộn nhịp với những đơn hàng và hút du khách tới chụp ảnh. Du khách đến thăm làng nhang sẽ được xem quá trình làm ra một cây nhang thành phẩm, từ khâu trộn bột, thêm hương liệu như trầm hương, bột tràm, bột quế, cho đến các công đoạn sấy, phơi nhang và đóng gói. Có thể mua nhang về dùng trong gia đình với giá sỉ, từ 25.000 đến 40.000 đồng/thiên, tầm 1-1,2 kg nhang. Ảnh: Huỳnh Nhi
Làng làm nhang Lê Minh Xuân
Địa chỉ: Huyện Bình Chánh
Cứ mỗi dịp Tết đến, làng nhang Lê Minh Xuân ở huyện Bình Chánh nhộn nhịp với những đơn hàng và hút du khách tới chụp ảnh. Du khách đến thăm làng nhang sẽ được xem quá trình làm ra một cây nhang thành phẩm, từ khâu trộn bột, thêm hương liệu như trầm hương, bột tràm, bột quế, cho đến các công đoạn sấy, phơi nhang và đóng gói. Có thể mua nhang về dùng trong gia đình với giá sỉ, từ 25.000 đến 40.000 đồng/thiên, tầm 1-1,2 kg nhang. Ảnh: Huỳnh Nhi
Trụ sở HĐND UBND TP HCM
Địa chỉ: Đường Lê Thánh Tôn, quận 1
Toàn cảnh toà nhà HĐND và UBND nhìn từ trên cao, phía trước là khu tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phố đi bộ Nguyễn Huệ. Trụ sở HĐND và UBND TP HCM được xây dựng trong 20 năm, bắt đầu từ năm 1889, hoàn thành năm 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế, mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp. Nhà điêu khắc Louis – Lucien Ruffier đảm nhiệm phần trang trí kiến trúc bên ngoài.
Cùng với Nhà hát Lớn, Bưu điện, Tòa án nhân dân, trụ sở UBND thành phố là một trong những di sản kiến trúc Pháp còn lại của TP HCM. Năm 2020, tòa nhà được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Hiện địa điểm này mở cửa cho du khách tham quan định kỳ vào thứ 7, chủ nhật cuối tháng. Ảnh: Quỳnh Trần
Trụ sở HĐND UBND TP HCM
Địa chỉ: Đường Lê Thánh Tôn, quận 1
Toàn cảnh toà nhà HĐND và UBND nhìn từ trên cao, phía trước là khu tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phố đi bộ Nguyễn Huệ. Trụ sở HĐND và UBND TP HCM được xây dựng trong 20 năm, bắt đầu từ năm 1889, hoàn thành năm 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế, mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp. Nhà điêu khắc Louis – Lucien Ruffier đảm nhiệm phần trang trí kiến trúc bên ngoài.
Cùng với Nhà hát Lớn, Bưu điện, Tòa án nhân dân, trụ sở UBND thành phố là một trong những di sản kiến trúc Pháp còn lại của TP HCM. Năm 2020, tòa nhà được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Hiện địa điểm này mở cửa cho du khách tham quan định kỳ vào thứ 7, chủ nhật cuối tháng. Ảnh: Quỳnh Trần
Bích Phương
Nguồn Sở Du lịch TP HCM