Hà Nam- Đền Trần Thương từng có vị thế hiểm yếu, được Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chọn đặt một trong sáu kho lương thực nuôi binh sĩ trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285). – Du lịch
Trên đường từ Hà Nội về Thái Bình ăn Tết, ngày 14/2, Nguyễn Hồng Sơn, 27 tuổi, ghé thăm đền Trần Thương bởi bị thu hút bởi nét cổ kính của ngôi đền.
Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, thờ vị anh hùng dân tộc Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các Bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông thế kỷ 13.
Trong ảnh là cổng tam quan ngoại, lối đi chính vào đền. Cổng xây mái vòm, phía trên có gác chuông tám mái. Trong số các di tích thờ Trần Hưng Đạo Đại Vương trên đất Hà Nam và cả nước, đền Trần Thương là di tích tiêu biểu, có quy mô kiến trúc lớn.
Trên đường từ Hà Nội về Thái Bình ăn Tết, ngày 14/2, Nguyễn Hồng Sơn, 27 tuổi, ghé thăm đền Trần Thương bởi bị thu hút bởi nét cổ kính của ngôi đền.
Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, thờ vị anh hùng dân tộc Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các Bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông thế kỷ 13.
Trong ảnh là cổng tam quan ngoại, lối đi chính vào đền. Cổng xây mái vòm, phía trên có gác chuông tám mái. Trong số các di tích thờ Trần Hưng Đạo Đại Vương trên đất Hà Nam và cả nước, đền Trần Thương là di tích tiêu biểu, có quy mô kiến trúc lớn.
Tên gọi của đền – Trần Thương – có nghĩa là kho của nhà Trần. Trong cuộc chiến chống quân Nguyên – Mông (1285), khi đi ngang qua đây, Trần Hưng Đạo thấy địa thế hiểm yếu, nên cho đặt 6 kho lương để phục vụ cuộc kháng chiến. Địa điểm ngôi đền hiện nay là kho lương chính. Ngôi đền được xây dựng trên một khu đất rộng, nằm biệt lập ở phía đầu làng.
Tên gọi của đền – Trần Thương – có nghĩa là kho của nhà Trần. Trong cuộc chiến chống quân Nguyên – Mông (1285), khi đi ngang qua đây, Trần Hưng Đạo thấy địa thế hiểm yếu, nên cho đặt 6 kho lương để phục vụ cuộc kháng chiến. Địa điểm ngôi đền hiện nay là kho lương chính. Ngôi đền được xây dựng trên một khu đất rộng, nằm biệt lập ở phía đầu làng.
Tổng thể kiến trúc cảnh quan ngôi đền gồm nghi môn ngoại, nghi môn nội, năm tòa, 15 gian, chia thành ba cung, năm giếng.
Lối đi qua cổng chính vào trong đền nằm giữa hai chiếc ao to, nhiều hàng cây phủ bóng mát, tăng thêm nét thăng trầm, cổ kính cho ngôi đền, Sơn nói.
Tổng thể kiến trúc cảnh quan ngôi đền gồm nghi môn ngoại, nghi môn nội, năm tòa, 15 gian, chia thành ba cung, năm giếng.
Lối đi qua cổng chính vào trong đền nằm giữa hai chiếc ao to, nhiều hàng cây phủ bóng mát, tăng thêm nét thăng trầm, cổ kính cho ngôi đền, Sơn nói.
Kiến trúc chính đầu tiên anh Sơn nhìn thấy sau khi vào sân là tòa tiền đường 15 gian thờ hai vị tướng quân Yết Kiêu và Dã Tượng.
Ngày mùng 5 Tết âm lịch, tuy không có lễ hội, sự kiện nào được tổ chức, song nhiều người dân đến dâng hương, lễ bái, xin lộc con cái và lộc làm ăn đầu năm.
Kiến trúc chính đầu tiên anh Sơn nhìn thấy sau khi vào sân là tòa tiền đường 15 gian thờ hai vị tướng quân Yết Kiêu và Dã Tượng.
Ngày mùng 5 Tết âm lịch, tuy không có lễ hội, sự kiện nào được tổ chức, song nhiều người dân đến dâng hương, lễ bái, xin lộc con cái và lộc làm ăn đầu năm.
Kiến trúc nghi môn, ba cung, năm giếng là một nét độc đáo của đền Trần Thương. Qua tiền đường, đi vào dãy hành lang là giếng Hồ Khẩu. Đây là giếng nước thông thiên (không có mái che), đường kính khoảng hơn 6 m, độ sâu gần 3 m. Thành giếng xây bằng gạch chỉ.
Người dân địa phương tin rằng đây là nơi táng xương cốt của Trần Hưng Đạo, nhưng điều này chưa có có tài liệu, sử sách nào chứng minh.
Kiến trúc nghi môn, ba cung, năm giếng là một nét độc đáo của đền Trần Thương. Qua tiền đường, đi vào dãy hành lang là giếng Hồ Khẩu. Đây là giếng nước thông thiên (không có mái che), đường kính khoảng hơn 6 m, độ sâu gần 3 m. Thành giếng xây bằng gạch chỉ.
Người dân địa phương tin rằng đây là nơi táng xương cốt của Trần Hưng Đạo, nhưng điều này chưa có có tài liệu, sử sách nào chứng minh.
Đi qua giếng Hồ Khẩu, du khách đến trung điện 5 gian, chủ yếu được xây bằng gạch, có diện tích khoảng hơn 70 m2. Giữa điện bày một sạp gỗ, để người dân, du khách đến dâng hương quỳ lạy.
Đi qua giếng Hồ Khẩu, du khách đến trung điện 5 gian, chủ yếu được xây bằng gạch, có diện tích khoảng hơn 70 m2. Giữa điện bày một sạp gỗ, để người dân, du khách đến dâng hương quỳ lạy.
Gian sau cùng là hậu cung, diện tích khoảng hơn 15 m2, nối liền với Trung điện, xây dạng cuốn vòm, hai tầng mái đều được lợp ngói ống. Ở chính giữa thờ tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Đền Trần Thương hiện còn lưu giữ 202 di vật, cổ vật, đồ thờ tự như tượng thờ, khám thờ, ngai thờ, ấn thờ, kiệu, hệ thống bát biểu, câu đối, đại tự. Đồ gốm sứ có lục bình, bát hương, bát đĩa, chén, nậm rượu. Đồ đá gồm có rùa, nghê, voi, đỉnh hương, nhang án. Đồ giấy có 38 đạo sắc phong.
Gian sau cùng là hậu cung, diện tích khoảng hơn 15 m2, nối liền với Trung điện, xây dạng cuốn vòm, hai tầng mái đều được lợp ngói ống. Ở chính giữa thờ tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Đền Trần Thương hiện còn lưu giữ 202 di vật, cổ vật, đồ thờ tự như tượng thờ, khám thờ, ngai thờ, ấn thờ, kiệu, hệ thống bát biểu, câu đối, đại tự. Đồ gốm sứ có lục bình, bát hương, bát đĩa, chén, nậm rượu. Đồ đá gồm có rùa, nghê, voi, đỉnh hương, nhang án. Đồ giấy có 38 đạo sắc phong.
Sơn ấn tượng nhất là các họa tiết hình rồng thời Trần được khắc nhiều nơi trong điện, thần thái dũng mãnh. “Những chiếc kèo, cột bằng gỗ cũng được chạm khắc chi tiết và tinh tế đến từng đường nét”, Sơn nói.
Giá trị đền Trần Thương thể hiện ở phần trang trí kiến trúc với các họa tiết được chạm khắc công phu, tỉ mỉ. Sự kết hợp hài giữa các loại vật liệu gỗ, vôi, cát, gạch tạo nhiều nét đặc sắc, nâng cao giá trị kiến trúc thẩm mỹ của ngôi đền. Đền Trần Thương được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 23/12/2015.
Sơn ấn tượng nhất là các họa tiết hình rồng thời Trần được khắc nhiều nơi trong điện, thần thái dũng mãnh. “Những chiếc kèo, cột bằng gỗ cũng được chạm khắc chi tiết và tinh tế đến từng đường nét”, Sơn nói.
Giá trị đền Trần Thương thể hiện ở phần trang trí kiến trúc với các họa tiết được chạm khắc công phu, tỉ mỉ. Sự kết hợp hài giữa các loại vật liệu gỗ, vôi, cát, gạch tạo nhiều nét đặc sắc, nâng cao giá trị kiến trúc thẩm mỹ của ngôi đền. Đền Trần Thương được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 23/12/2015.
Lễ hội tưởng nhớ công ơn Đức Thánh Trần tại đền được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ngoài ra, vào rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) có lễ hội phát lương thu hút đông du khách và người dân tham gia.
Câu nói dân gian “sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc” tóm gọn tại cuộc đời của Thánh nhân Trần Quốc Tuấn, thác tại địa danh Trần Thương này. Từ đền Trần Thương về phía đông khoảng 3 km là Tam Đường, nơi đặt khu lăng mộ nhà Trần, về phía nam khoảng 20 km là Thiên Trường, quê hương nhà Trần. Du khách có thể tham quan kết hợp các địa danh trong ngày.
Lễ hội tưởng nhớ công ơn Đức Thánh Trần tại đền được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ngoài ra, vào rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) có lễ hội phát lương thu hút đông du khách và người dân tham gia.
Câu nói dân gian “sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc” tóm gọn tại cuộc đời của Thánh nhân Trần Quốc Tuấn, thác tại địa danh Trần Thương này. Từ đền Trần Thương về phía đông khoảng 3 km là Tam Đường, nơi đặt khu lăng mộ nhà Trần, về phía nam khoảng 20 km là Thiên Trường, quê hương nhà Trần. Du khách có thể tham quan kết hợp các địa danh trong ngày.
Quỳnh Mai
Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
Nguồn: Cục Di sản văn hóa