Từ đầu năm, mỗi tháng TP HCM có một sự kiện du lịch dài 4-10 ngày, trong đó Lễ hội áo dài có doanh thu cao nhất, gần 16.000 tỷ đồng, đóng góp hơn 35% tổng doanh thu du lịch. – Du lịch
Ngày hội Du lịch TP HCM lần thứ 20 được tổ chức ngày 4-7/4, là sự kiện thương mại du lịch (B2C) ngoài trời với quy mô trên 100 gian hàng du lịch và ẩm thực. Theo thống kê của Sở du lịch, sự kiện có 160.000 lượt khách tham quan, mua sắm, doanh thu đạt hơn 140 tỷ đồng, cao nhất trong 20 năm qua.
Trong 4 ngày diễn ra sự kiện (ảnh), các địa phương và doanh nghiệp giới thiệu hàng trăm sản phẩm du lịch trong và ngoài nước với giá ưu đãi, nhằm kích cầu du lịch nội địa, làm nóng thị trường trước dịp lễ 30/04 và kỳ nghỉ hè. Giám đốc Sở Du lịch TP HCM dự báo quý II doanh thu du lịch sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt vì vào cao điểm hè. Thành phố cũng có các kế hoạch đón đầu xu hướng, chuẩn bị kỹ các sự kiện, lễ hội, chương trình kích cầu quý II như Lễ hội Sông nước, Hội chợ du lịch quốc tế ITE. Ảnh: Bích Phương
Ngày hội Du lịch TP HCM lần thứ 20 được tổ chức ngày 4-7/4, là sự kiện thương mại du lịch (B2C) ngoài trời với quy mô trên 100 gian hàng du lịch và ẩm thực. Theo thống kê của Sở du lịch, sự kiện có 160.000 lượt khách tham quan, mua sắm, doanh thu đạt hơn 140 tỷ đồng, cao nhất trong 20 năm qua.
Trong 4 ngày diễn ra sự kiện (ảnh), các địa phương và doanh nghiệp giới thiệu hàng trăm sản phẩm du lịch trong và ngoài nước với giá ưu đãi, nhằm kích cầu du lịch nội địa, làm nóng thị trường trước dịp lễ 30/04 và kỳ nghỉ hè. Giám đốc Sở Du lịch TP HCM dự báo quý II doanh thu du lịch sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt vì vào cao điểm hè. Thành phố cũng có các kế hoạch đón đầu xu hướng, chuẩn bị kỹ các sự kiện, lễ hội, chương trình kích cầu quý II như Lễ hội Sông nước, Hội chợ du lịch quốc tế ITE. Ảnh: Bích Phương
TP HCM xác định du lịch gắn với sự kiện là một trong 7 trụ cột phát triển ngành du lịch thành phố. Tại họp báo kinh tế, xã hội quý I tổ chức đầu tháng 4, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi yêu cầu có sự kiện du lịch trọng điểm, kéo dài một tuần đến 10 ngày mỗi tháng, tiếp cận theo hướng kinh tế sự kiện, để du khách có lý do đến thành phố. Tháng 9/2023, TP HCM nhận giải thưởng “Điểm đến lễ hội – sự kiện hàng đầu châu Á” của World Travel Awards 2023. Giải thưởng cũng đánh giá cao tiềm năng của TP HCM khi hội tụ đầy đủ yếu tố để bùng nổ, trở thành một trong những địa điểm tổ chức các sự kiện quốc tế lớn.
Du khách tham quan gian hàng của Hiệp hội du lịch Mông Cổ tại Ngày hội du lịch, thưởng thức tiết mục nghệ thuật địa phương. Ảnh: Chí Hùng
TP HCM xác định du lịch gắn với sự kiện là một trong 7 trụ cột phát triển ngành du lịch thành phố. Tại họp báo kinh tế, xã hội quý I tổ chức đầu tháng 4, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi yêu cầu có sự kiện du lịch trọng điểm, kéo dài một tuần đến 10 ngày mỗi tháng, tiếp cận theo hướng kinh tế sự kiện, để du khách có lý do đến thành phố. Tháng 9/2023, TP HCM nhận giải thưởng “Điểm đến lễ hội – sự kiện hàng đầu châu Á” của World Travel Awards 2023. Giải thưởng cũng đánh giá cao tiềm năng của TP HCM khi hội tụ đầy đủ yếu tố để bùng nổ, trở thành một trong những địa điểm tổ chức các sự kiện quốc tế lớn.
Du khách tham quan gian hàng của Hiệp hội du lịch Mông Cổ tại Ngày hội du lịch, thưởng thức tiết mục nghệ thuật địa phương. Ảnh: Chí Hùng
Tháng 3, điểm nhấn của du lịch TP HCM là Lễ hội Áo dài lần thứ 10, diễn ra từ ngày 7 đến 17/3, do Sở Du lịch tổ chức. Sự kiện kéo dài 10 ngàyđánh dấu chặng đường 10 năm phát triển của lễ hội. Theo thống kê của Sở Du lịch, Lễ hội Áo dài năm nay đã đón 480.000 lượt khách quốc tế, hơn 2,9 triệu lượt khách nội địa tham gia, doanh thu đạt 15.975 tỷ đồng.
Hình ảnh hàng nghìn người tham gia đồng diễn áo dài chào mừng Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 10 năm Lễ hội Áo dài TP HCM. Ảnh: Thanh Tùng
Tháng 3, điểm nhấn của du lịch TP HCM là Lễ hội Áo dài lần thứ 10, diễn ra từ ngày 7 đến 17/3, do Sở Du lịch tổ chức. Sự kiện kéo dài 10 ngàyđánh dấu chặng đường 10 năm phát triển của lễ hội. Theo thống kê của Sở Du lịch, Lễ hội Áo dài năm nay đã đón 480.000 lượt khách quốc tế, hơn 2,9 triệu lượt khách nội địa tham gia, doanh thu đạt 15.975 tỷ đồng.
Hình ảnh hàng nghìn người tham gia đồng diễn áo dài chào mừng Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 10 năm Lễ hội Áo dài TP HCM. Ảnh: Thanh Tùng
Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở du lịch TP HCM, cho biết Lễ hội này không chỉ là một sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc mà còn là động lực phát triển kinh tế quan trọng của thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế du lịch và mang lại doanh thu đáng kể cho các doanh nghiệp địa phương. “Chúng tôi mong muốn Lễ hội Áo dài không chỉ là một sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của riêng TP HCM mà còn là của cả Việt Nam”, ông Hòa nói.
TP HCM đã và đang xây dựng, phát triển Lễ hội Áo dài trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa thường niên, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thành phố. Ảnh: Thanh Tùng
Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở du lịch TP HCM, cho biết Lễ hội này không chỉ là một sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc mà còn là động lực phát triển kinh tế quan trọng của thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế du lịch và mang lại doanh thu đáng kể cho các doanh nghiệp địa phương. “Chúng tôi mong muốn Lễ hội Áo dài không chỉ là một sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của riêng TP HCM mà còn là của cả Việt Nam”, ông Hòa nói.
TP HCM đã và đang xây dựng, phát triển Lễ hội Áo dài trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa thường niên, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thành phố. Ảnh: Thanh Tùng
Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn là sự kiện thu hút đông khách trong tháng 2, diễn ra ngày 7-14/2 tại đường Lê Lợi (quận 1). Sự kiện thu hút trên một triệu lượt độc giả suốt 8 ngày, đạt doanh thu hơn 10 tỷ đồng.
Khung cảnh lễ hội Đường sách kín khách tham quan tối 28 Tết (ngày 7/2). Ảnh: Quỳnh Trần
Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn là sự kiện thu hút đông khách trong tháng 2, diễn ra ngày 7-14/2 tại đường Lê Lợi (quận 1). Sự kiện thu hút trên một triệu lượt độc giả suốt 8 ngày, đạt doanh thu hơn 10 tỷ đồng.
Khung cảnh lễ hội Đường sách kín khách tham quan tối 28 Tết (ngày 7/2). Ảnh: Quỳnh Trần
Gian hàng sách được trang trí theo chủ đề xuân như với linh vật rồng.
Ngoài lễ hội sách, hai địa điểm về văn hóa đọc của thành phố cũng thu hút khách tham quan. Doanh thu tại Đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1) ước tính đạt một tỷ đồng, Đường sách Thủ Đức đạt 300 triệu đồng sau kỳ nghỉ Tết.
Lễ hội đường sách Tết lần đầu diễn ra vào năm 2011, đến nay đã qua 13 kỳ tổ chức. Sự kiện do Ủy ban Nhân dân TP HCM chỉ đạo thực hiện, nhằm góp phần nâng cao văn hóa đọc và tạo không gian vui chơi thưởng lãm, phục vụ nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của người dân, du khách dịp Tết. Ảnh: Quỳnh Trần
Gian hàng sách được trang trí theo chủ đề xuân như với linh vật rồng.
Ngoài lễ hội sách, hai địa điểm về văn hóa đọc của thành phố cũng thu hút khách tham quan. Doanh thu tại Đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1) ước tính đạt một tỷ đồng, Đường sách Thủ Đức đạt 300 triệu đồng sau kỳ nghỉ Tết.
Lễ hội đường sách Tết lần đầu diễn ra vào năm 2011, đến nay đã qua 13 kỳ tổ chức. Sự kiện do Ủy ban Nhân dân TP HCM chỉ đạo thực hiện, nhằm góp phần nâng cao văn hóa đọc và tạo không gian vui chơi thưởng lãm, phục vụ nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của người dân, du khách dịp Tết. Ảnh: Quỳnh Trần
Theo Sở Du lịch TP HCM, tổng thu du lịch TP HCM 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 44.710 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 23,5% so với kế hoạch 2024. Các sự kiện du lịch lớn của thành phố trong tháng 1-4 cũng đem lại doanh thu cao, chiếm hơn 36% tổng doanh thu quý I.
Lễ hội Tết Việt là sự kiện du lịch đầu tiên trong năm, diễn ra từ 18-21/1. Lễ hội bố trí không gian cho người dân và du khách trải nghiệm xoay quanh các chủ đề: Xem Tết, ăn Tết, du Tết, chơi Tết và chợ Tết. Du khách tham gia lễ hội có dịp khám phá ẩm thực các vùng miền, săn tour Tết giảm giá, trải nghiệm các phong tục truyền thống ngày Tết như gieo quẻ đầu năm, ông đồ cho chữ, trang trí heo đất, nặn tò he, vẽ gốm Bát Tràng, tạo hình lá dừa.
Khuôn viên Lễ hội Tết Việt được trang trí nhiều loại hoa xuân. Ảnh: Bích Phương
Theo Sở Du lịch TP HCM, tổng thu du lịch TP HCM 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 44.710 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 23,5% so với kế hoạch 2024. Các sự kiện du lịch lớn của thành phố trong tháng 1-4 cũng đem lại doanh thu cao, chiếm hơn 36% tổng doanh thu quý I.
Lễ hội Tết Việt là sự kiện du lịch đầu tiên trong năm, diễn ra từ 18-21/1. Lễ hội bố trí không gian cho người dân và du khách trải nghiệm xoay quanh các chủ đề: Xem Tết, ăn Tết, du Tết, chơi Tết và chợ Tết. Du khách tham gia lễ hội có dịp khám phá ẩm thực các vùng miền, săn tour Tết giảm giá, trải nghiệm các phong tục truyền thống ngày Tết như gieo quẻ đầu năm, ông đồ cho chữ, trang trí heo đất, nặn tò he, vẽ gốm Bát Tràng, tạo hình lá dừa.
Khuôn viên Lễ hội Tết Việt được trang trí nhiều loại hoa xuân. Ảnh: Bích Phương
Mâm cỗ Tết cổ truyền miền Trung gồm 21 món được thực hiện bởi nghệ nhân tại lễ hội.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở du lịch TP HCM cho biết lễ hội năm 2024 tổ chức trong 4 ngày thu hút hơn 90.000 lượt khách tham quan. Doanh thu ước tính gần 50 tỷ đồng, cao hơn 6 lần so với sự kiện lần đầu tổ chức cách đây 4 năm.
Lễ hội Tết Việt được đánh giá có tiềm năng trở thành sự kiện văn hóa, du lịch thường niên của thành phố. Mục tiêu của sự kiện là góp phần giữ gìn và quảng bá các phong tục, tập quán, nghi lễ truyền thống dịp Tết cổ truyền 3 miền, đồng thời định vị thương hiệu du lịch TP HCM. Ảnh: Bích Phương
Mâm cỗ Tết cổ truyền miền Trung gồm 21 món được thực hiện bởi nghệ nhân tại lễ hội.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở du lịch TP HCM cho biết lễ hội năm 2024 tổ chức trong 4 ngày thu hút hơn 90.000 lượt khách tham quan. Doanh thu ước tính gần 50 tỷ đồng, cao hơn 6 lần so với sự kiện lần đầu tổ chức cách đây 4 năm.
Lễ hội Tết Việt được đánh giá có tiềm năng trở thành sự kiện văn hóa, du lịch thường niên của thành phố. Mục tiêu của sự kiện là góp phần giữ gìn và quảng bá các phong tục, tập quán, nghi lễ truyền thống dịp Tết cổ truyền 3 miền, đồng thời định vị thương hiệu du lịch TP HCM. Ảnh: Bích Phương
Bích Phương (Nguồn: Sở Du lịch TP HCM)