Ở những thành phố nóng nhất, lạnh nhất, ô nhiễm nhất hay khó tiếp cận, người dân vẫn chấp nhận sống bất chấp rủi ro về tính mạng. – Du lịch
Araouane ở Mali là thành phố có người ở nóng nhất thế giới, dân số 300 người. Bao quanh thành phố là sa mạc cằn cỗi và những cơn bão cát thường trực – còn gọi là harmattan. Bão cát thổi qua gây giảm độ ẩm, tan mây, ngăn sự hình thành mưa và tạo ra đám mây bụi lớn. Mùa hè, nhiệt độ trung bình ở đây vào khoảng 46 độ C. Dù vậy, đây vẫn là trung tâm vận tải quan trọng trong khai thác và vận chuyển muối nên vẫn có người chọn sống tại Araouane. Ảnh: Landolia
Araouane ở Mali là thành phố có người ở nóng nhất thế giới, dân số 300 người. Bao quanh thành phố là sa mạc cằn cỗi và những cơn bão cát thường trực – còn gọi là harmattan. Bão cát thổi qua gây giảm độ ẩm, tan mây, ngăn sự hình thành mưa và tạo ra đám mây bụi lớn. Mùa hè, nhiệt độ trung bình ở đây vào khoảng 46 độ C. Dù vậy, đây vẫn là trung tâm vận tải quan trọng trong khai thác và vận chuyển muối nên vẫn có người chọn sống tại Araouane. Ảnh: Landolia
Oymyakon là thành phố lạnh nhất thế giới, nằm ở Nga, dân số khoảng 500 người. Nhiệt độ mùa đông trung bình khoảng -50 độ C, ban ngày chỉ có ánh sáng trong khoảng ba giờ. Tại quảng trường Oymyakon, một đài tưởng niệm được dựng lên, ghi nhận nhiệt độ kỷ lục -71,2 độ C vào năm 1924. Tuy lạnh vào đông, mùa hè ở đây có nhiệt độ cao tới 34 độ C. Thức ăn chủ yếu của người dân là cá câu từ sông băng. Ảnh: Times of India
Oymyakon là thành phố lạnh nhất thế giới, nằm ở Nga, dân số khoảng 500 người. Nhiệt độ mùa đông trung bình khoảng -50 độ C, ban ngày chỉ có ánh sáng trong khoảng ba giờ. Tại quảng trường Oymyakon, một đài tưởng niệm được dựng lên, ghi nhận nhiệt độ kỷ lục -71,2 độ C vào năm 1924. Tuy lạnh vào đông, mùa hè ở đây có nhiệt độ cao tới 34 độ C. Thức ăn chủ yếu của người dân là cá câu từ sông băng. Ảnh: Times of India
Nơi khô nhất thế giới có người ở gọi tên thành phố Arica ở Chile, thuộc vùng sa mạc Atacama. Mỗi năm, thành phố nhận được lượng mưa khoảng 0,76 mm, trong khi đó, sa mạc Atacama đã không có mưa trong 500 năm. Tuy khắc nghiệt, dân số ở đây vẫn duy trì quanh mức 220.000 người, làm việc chủ yếu trong lĩnh vực cảng biển và vận chuyển trái cây ở khu vực thung lũng AzapaandLluta gần đó. Ảnh: Discovery
Nơi khô nhất thế giới có người ở gọi tên thành phố Arica ở Chile, thuộc vùng sa mạc Atacama. Mỗi năm, thành phố nhận được lượng mưa khoảng 0,76 mm, trong khi đó, sa mạc Atacama đã không có mưa trong 500 năm. Tuy khắc nghiệt, dân số ở đây vẫn duy trì quanh mức 220.000 người, làm việc chủ yếu trong lĩnh vực cảng biển và vận chuyển trái cây ở khu vực thung lũng AzapaandLluta gần đó. Ảnh: Discovery
La Oroya tại Peru là thành phố ô nhiễm nhất. ”Cuộc sống thực sự khủng khiếp với 25.000 cư dân thành phố miền trung Peru” là nhận xét từ tạp chí BBC Sience Focus. Lượng asen, chì, sulfur dioxide cao đến mức nguy hiểm trong không khí, trong khi mưa axit phá hủy thảm thực vật xung quanh.
La Oroya là nơi đặt cơ sở luyện kim thuộc sở hữu của Doe Run Peru, chủ lao động chính của thành phố và sản xuất các kim loại như vàng, bạc, bismuth, cadmium cùng nhiều kim loại khác. Viện Blacksmith – tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực cải thiện rủi ro từ ô nhiễm – công nhận La Oroya là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới năm 2007. Ảnh: Aida
La Oroya tại Peru là thành phố ô nhiễm nhất. ”Cuộc sống thực sự khủng khiếp với 25.000 cư dân thành phố miền trung Peru” là nhận xét từ tạp chí BBC Sience Focus. Lượng asen, chì, sulfur dioxide cao đến mức nguy hiểm trong không khí, trong khi mưa axit phá hủy thảm thực vật xung quanh.
La Oroya là nơi đặt cơ sở luyện kim thuộc sở hữu của Doe Run Peru, chủ lao động chính của thành phố và sản xuất các kim loại như vàng, bạc, bismuth, cadmium cùng nhiều kim loại khác. Viện Blacksmith – tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực cải thiện rủi ro từ ô nhiễm – công nhận La Oroya là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới năm 2007. Ảnh: Aida
Nơi rủi ro nhất để sống là quốc đảo Vanuatu tại Nam Thái Bình Dương – theo bảng Chỉ số rủi ro của Liên Hợp Quốc. Dữ liệu chỉ ra mực nước biển tăng khoảng 6 mm mỗi năm quanh Vanuatu, nhiệt độ trung bình tăng 1 độ C vào năm 2030 do biến đổi khí hậu. Vào tháng 4/2020, Vanuatu phải hứng chịu cơn bão nhiệt đới Harold với tốc độ gió lên đến 250 km/h. Ảnh: Expedia
Nơi rủi ro nhất để sống là quốc đảo Vanuatu tại Nam Thái Bình Dương – theo bảng Chỉ số rủi ro của Liên Hợp Quốc. Dữ liệu chỉ ra mực nước biển tăng khoảng 6 mm mỗi năm quanh Vanuatu, nhiệt độ trung bình tăng 1 độ C vào năm 2030 do biến đổi khí hậu. Vào tháng 4/2020, Vanuatu phải hứng chịu cơn bão nhiệt đới Harold với tốc độ gió lên đến 250 km/h. Ảnh: Expedia
Đảo Tristan de Cunha ở Nam Đại Tây Dương, dân số 246 người, là nơi có người sống biệt lập nhất thế giới. Đảo bị cô lập bởi diện tích nhỏ, không đủ để đáp máy bay. Cách tiếp cận Tristan de Cunha gần nhất là đi thuyền từ Nam Phi với hành trình kéo dài 6 ngày, tổng quãng đường 2.430 km. Ảnh: BBC Sience Focus
Đảo Tristan de Cunha ở Nam Đại Tây Dương, dân số 246 người, là nơi có người sống biệt lập nhất thế giới. Đảo bị cô lập bởi diện tích nhỏ, không đủ để đáp máy bay. Cách tiếp cận Tristan de Cunha gần nhất là đi thuyền từ Nam Phi với hành trình kéo dài 6 ngày, tổng quãng đường 2.430 km. Ảnh: BBC Sience Focus
La Rinconada ở Peru là thành phố nằm ở độ cao cao nhất thế giới – 5.100 m so với mực nước biển – với 50.000 người sống. Người dân chấp nhận sống tại La Rinconada vì đây là một mỏ vàng khổng lồ. Người dân có thể sở hữu bất kỳ thứ gì họ tìm thấy trong các mỏ vàng không được quản lý ở La Rinconada. Thị trấn không có khách sạn, chỉ có thể tiếp cận bằng con đường rải sỏi và đi nhiều ngày mới đến. Ảnh: My Best Place
La Rinconada ở Peru là thành phố nằm ở độ cao cao nhất thế giới – 5.100 m so với mực nước biển – với 50.000 người sống. Người dân chấp nhận sống tại La Rinconada vì đây là một mỏ vàng khổng lồ. Người dân có thể sở hữu bất kỳ thứ gì họ tìm thấy trong các mỏ vàng không được quản lý ở La Rinconada. Thị trấn không có khách sạn, chỉ có thể tiếp cận bằng con đường rải sỏi và đi nhiều ngày mới đến. Ảnh: My Best Place
Mawsynram ở Khasi Hills, bang Meghalaya, phía đông Ấn Độ, là nơi có lượng mưa nhiều nhất thế giới. Thị trấn “ẩm ướt nhất thế giới” này ghi nhận lượng mưa hơn 11.880 mm mỗi năm, gấp 11 lần Glasgow và 22 lần London – hai thành phố cũng nổi tiếng ẩm ướt vì mưa nhiều.
Nằm gần vịnh Bengal và Bangladesh, vị trí địa lý của Mawsynram đem đến những đợt gió mùa kéo dài. Dãy núi Himalaya sừng sững chặn các đám mây không thoát ra ngoài góp phần tạo nên những cơn mưa lớn.
Mưa ở Mawsynram không giống mưa ở hầu hết các nơi. Một khi đã mưa, thường kéo dài vài ngày liên tục, có khi cả tuần. Lượng mưa kỷ lục ở Mawsynram là 1.003 mm trong tháng 6/2022, gấp đôi lượng mưa London nhận được trong một năm. Cư dân vẫn chọn sống ở đây vì thị trấn đón khoảng 10.000 khách du lịch mỗi năm. Ảnh: World Up
Mawsynram ở Khasi Hills, bang Meghalaya, phía đông Ấn Độ, là nơi có lượng mưa nhiều nhất thế giới. Thị trấn “ẩm ướt nhất thế giới” này ghi nhận lượng mưa hơn 11.880 mm mỗi năm, gấp 11 lần Glasgow và 22 lần London – hai thành phố cũng nổi tiếng ẩm ướt vì mưa nhiều.
Nằm gần vịnh Bengal và Bangladesh, vị trí địa lý của Mawsynram đem đến những đợt gió mùa kéo dài. Dãy núi Himalaya sừng sững chặn các đám mây không thoát ra ngoài góp phần tạo nên những cơn mưa lớn.
Mưa ở Mawsynram không giống mưa ở hầu hết các nơi. Một khi đã mưa, thường kéo dài vài ngày liên tục, có khi cả tuần. Lượng mưa kỷ lục ở Mawsynram là 1.003 mm trong tháng 6/2022, gấp đôi lượng mưa London nhận được trong một năm. Cư dân vẫn chọn sống ở đây vì thị trấn đón khoảng 10.000 khách du lịch mỗi năm. Ảnh: World Up
Hoài Anh (Theo BBC Sience Focus)