Bảo tàng An Giang trưng bày tới 6 bảo vật quốc gia gồm các bộ linga – yoni, tượng Phật còn gần như nguyên vẹn, đại diện cho văn hóa Óc Eo từ thế kỷ IV đến VI. – Du lịch
Tại bảo tàng An Giang, TP Long Xuyên, có một phòng riêng dành để trưng bày 6 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. Toàn tỉnh hiện có 8 bảo vật quốc gia, trong đó hai hiện vật cất giữ tại Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo, huyện Thoại Sơn.
Theo UBND tỉnh An Giang, Óc Eo là một trong ba nền văn hóa lớn cùng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam, bên cạnh Đông Sơn miền Bắc, Sa Huỳnh miền Trung. Văn hóa Óc Eo hình thành trong khoảng thế kỷ I đến thế kỷ VII, thuộc vương quốc Phù Nam – quốc gia cổ hình thành sớm nhất Đông Nam Á. Các di vật đầu tiên được ông Louis Malleret – nhà khảo cổ người Pháp phát hiện và khai quật tại gò Óc Eo, huyện Thoại Sơn vào năm 1944.
Tại bảo tàng An Giang, TP Long Xuyên, có một phòng riêng dành để trưng bày 6 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. Toàn tỉnh hiện có 8 bảo vật quốc gia, trong đó hai hiện vật cất giữ tại Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo, huyện Thoại Sơn.
Theo UBND tỉnh An Giang, Óc Eo là một trong ba nền văn hóa lớn cùng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam, bên cạnh Đông Sơn miền Bắc, Sa Huỳnh miền Trung. Văn hóa Óc Eo hình thành trong khoảng thế kỷ I đến thế kỷ VII, thuộc vương quốc Phù Nam – quốc gia cổ hình thành sớm nhất Đông Nam Á. Các di vật đầu tiên được ông Louis Malleret – nhà khảo cổ người Pháp phát hiện và khai quật tại gò Óc Eo, huyện Thoại Sơn vào năm 1944.
Bộ linga – yoni Linh Sơn được phát hiện năm 1985 tại khu vực chùa Linh Sơn, huyện Thoại Sơn, có niên đại thế kỷ thứ 7. Hiện vật làm bằng đá sa thạch 63 cm, rộng 53 cm, gồm bốn phần ghép lại tạo thành một khối thống nhất.
Đây là bộ linga – yoni hoàn thiện hiếm hoi còn đầy đủ các phần gắn khớp. Hiện vật kết hợp độc đáo hai loại chất liệu đá có màu sắc khác nhau. Đá sử dụng cho khối linga – yoni rất hiếm khi sử dụng trong các điêu khắc tôn giáo thuộc văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ. Hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020.
Bộ linga – yoni Linh Sơn được phát hiện năm 1985 tại khu vực chùa Linh Sơn, huyện Thoại Sơn, có niên đại thế kỷ thứ 7. Hiện vật làm bằng đá sa thạch 63 cm, rộng 53 cm, gồm bốn phần ghép lại tạo thành một khối thống nhất.
Đây là bộ linga – yoni hoàn thiện hiếm hoi còn đầy đủ các phần gắn khớp. Hiện vật kết hợp độc đáo hai loại chất liệu đá có màu sắc khác nhau. Đá sử dụng cho khối linga – yoni rất hiếm khi sử dụng trong các điêu khắc tôn giáo thuộc văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ. Hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020.
Mukhalinga Ba Thê là hiện vật mới nhất của tỉnh An Giang được công nhận bảo vật quốc gia vào năm 2023. Hiện vật được chế tác ở thế kỷ 6 với chất liệu chính là sa thạch hạt mịn, nặng 90 kg, với kích thước tổng thể cao 91 cm, rộng 20 – 22cm.
Đây là bộ linga độc đáo khi có điêu khắc thể hiện biểu tượng mukha ở chính giữa. Mukha trong tiếng Phạn có nghĩa là khuôn mặt. Mukhalinga là loại linga ba phần có khuôn mặt. Phần đầu hiện vật có hình trụ tròn thuôn dài của dương vật tả thực. Giữa là phù điêu thể hiện phần đầu của thần Shiva. Phần dưới cùng là khối hình trụ vuông với các bề mặt phẳng, cân đối.
Mukhalinga Ba Thê là hiện vật mới nhất của tỉnh An Giang được công nhận bảo vật quốc gia vào năm 2023. Hiện vật được chế tác ở thế kỷ 6 với chất liệu chính là sa thạch hạt mịn, nặng 90 kg, với kích thước tổng thể cao 91 cm, rộng 20 – 22cm.
Đây là bộ linga độc đáo khi có điêu khắc thể hiện biểu tượng mukha ở chính giữa. Mukha trong tiếng Phạn có nghĩa là khuôn mặt. Mukhalinga là loại linga ba phần có khuôn mặt. Phần đầu hiện vật có hình trụ tròn thuôn dài của dương vật tả thực. Giữa là phù điêu thể hiện phần đầu của thần Shiva. Phần dưới cùng là khối hình trụ vuông với các bề mặt phẳng, cân đối.
Phù điêu thể hiện phần đầu của thần Shiva có búi tóc, xếp thành hai nếp tỏa đều ra hai bên. Khuôn mặt thần tròn đầy đặn với các chi tiết mắt, mũi, miệng rõ nét, tai dài có đeo khuyên lớn.
Theo hồ sơ bảo vật quốc gia, có 15 hiện vật Mukhalinga thuộc văn hóa Óc Eo được phát hiện ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Long An và Tây Ninh. Trong số này, có 14 hiện vật có ba phần đều nhau, chỉ riêng Mukhalinga Ba Thê là có sự khác biệt, không đều nhau.
Phù điêu thể hiện phần đầu của thần Shiva có búi tóc, xếp thành hai nếp tỏa đều ra hai bên. Khuôn mặt thần tròn đầy đặn với các chi tiết mắt, mũi, miệng rõ nét, tai dài có đeo khuyên lớn.
Theo hồ sơ bảo vật quốc gia, có 15 hiện vật Mukhalinga thuộc văn hóa Óc Eo được phát hiện ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Long An và Tây Ninh. Trong số này, có 14 hiện vật có ba phần đều nhau, chỉ riêng Mukhalinga Ba Thê là có sự khác biệt, không đều nhau.
Tượng Phật Giồng Xoài có niên đại thế kỷ 4-6, được làm bằng gỗ sao nguyên khối, cao 2,7m, nặng 94 kg, được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2019.
Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tượng Phật gỗ được tìm thấy khá nhiều, song tượng Giồng Xoài nổi bật với kích thước to lớn. Đây là số ít tượng cùng loại còn gần như nguyên dạng.
Tượng được tạc trong tư thế đứng trên bệ hình trụ tròn, tay phải gãy đến vai, tay trái gãy mất bàn tay. Đức Phật khoác áo cà sa nhưng bị vỡ nhiều nên không nhận rõ, chỉ còn một phần vạt áo.
Tượng Phật Giồng Xoài có niên đại thế kỷ 4-6, được làm bằng gỗ sao nguyên khối, cao 2,7m, nặng 94 kg, được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2019.
Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tượng Phật gỗ được tìm thấy khá nhiều, song tượng Giồng Xoài nổi bật với kích thước to lớn. Đây là số ít tượng cùng loại còn gần như nguyên dạng.
Tượng được tạc trong tư thế đứng trên bệ hình trụ tròn, tay phải gãy đến vai, tay trái gãy mất bàn tay. Đức Phật khoác áo cà sa nhưng bị vỡ nhiều nên không nhận rõ, chỉ còn một phần vạt áo.
Phần mặt thể hiện vuông vức với cằm to, khỏe, tóc xoăn búi cao. Hiện vật được chế tác theo mẫu của tượng Phật giáo Theravada có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tuy nhiên, chất liệu, đặc điểm khuôn mặt thể hiện quá trình giao lưu văn hóa vốn diễn ra mạnh mẽ trong thời kỳ Óc Eo.
Phần mặt thể hiện vuông vức với cằm to, khỏe, tóc xoăn búi cao. Hiện vật được chế tác theo mẫu của tượng Phật giáo Theravada có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tuy nhiên, chất liệu, đặc điểm khuôn mặt thể hiện quá trình giao lưu văn hóa vốn diễn ra mạnh mẽ trong thời kỳ Óc Eo.
Tại bảo tàng còn có các phòng trưng bày nhiều hiện vật khác của văn hoá Óc Eo. Một số phòng khác giới thiệu những hiện vật khai quật thời tiền sử, các mộ cổ hoặc những triển lãm chuyên đề về An Giang trong thời kỳ kháng chiến, văn hoá đời sống các dân tộc cư trú ở địa bàn tỉnh như Chăm, Khmer, Kinh.
Tại bảo tàng còn có các phòng trưng bày nhiều hiện vật khác của văn hoá Óc Eo. Một số phòng khác giới thiệu những hiện vật khai quật thời tiền sử, các mộ cổ hoặc những triển lãm chuyên đề về An Giang trong thời kỳ kháng chiến, văn hoá đời sống các dân tộc cư trú ở địa bàn tỉnh như Chăm, Khmer, Kinh.
Bảo tàng An Giang miễn phí vé cho khách tham quan từ thứ ba đến Chủ nhật hằng tuần.
Ngoài tham quan bảo tàng, khách đến Long Xuyên có thể đến các điểm khác trong thành phố như chợ nổi, nhà lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, cù lao Ông Hổ, thưởng thức các món ăn đặc trưng là cơm tấm nhuyễn, banh xèo rau rừng, lẩu mắm…
Bảo tàng An Giang miễn phí vé cho khách tham quan từ thứ ba đến Chủ nhật hằng tuần.
Ngoài tham quan bảo tàng, khách đến Long Xuyên có thể đến các điểm khác trong thành phố như chợ nổi, nhà lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, cù lao Ông Hổ, thưởng thức các món ăn đặc trưng là cơm tấm nhuyễn, banh xèo rau rừng, lẩu mắm…
Quỳnh Trần