DN du lịch Việt đón “cơ hội vàng”: Nhìn từ những du thuyền nỗ lực hoạt động lại sớm nhất sau khi bị bão Yagi đánh chìm

Bất chấp những biến động phức tạp về kinh tế và địa chính trị thời
gian qua, ngành du lịch vẫn chứng tỏ sức sống mạnh mẽ. Số liệu vừa được
Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) công bố cho thấy, có
1,3 tỷ lượt khách du lịch quốc tế đi lại năm 2023, tương đương 88% mức
của năm 2019 – thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Doanh thu du lịch quốc tế đạt 1.400 tỷ USD , Việt Nam kỳ vọng phá đỉnh trong năm 2024

Dữ liệu của UNWTO cũng cho thấy vai trò quan trọng của ngành du lịch
đối với nền kinh tế thế giới. Doanh thu từ du lịch quốc tế đạt khoảng
1.400 tỷ USD. Sự phục hồi này có tác động đáng kể đến nền kinh tế cũng
như thị trường việc làm toàn cầu.

Tại Việt Nam, du lịch đã và
đang được đánh giá là một trong những “chất xúc tác” quan trọng thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Số liệu mới công bố của Cục Du lịch Quốc gia Việt
Nam, tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng đầu
năm 2024 đạt hơn 14,1 triệu lượt, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng tích cực và mạnh mẽ của ngành du
lịch.

Đặc biệt, riêng tháng 9/2024, dù lượng khách giảm 11,9%
so với tháng 8 do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, Việt Nam vẫn đón gần 1,3
triệu lượt khách quốc tế. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại và sự đồng bộ
từ các chính sách, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu “đỉnh
cao” đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024.

Dưới góc nhìn người trong cuộc, ông Phạm Hà – Chủ tịch LuxGroup – cho biết: “N gành
du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã thực sự trở thành một điểm
sáng, đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia và tạo dấu ấn mạnh mẽ trên
bản đồ du lịch toàn cầu. Với sự đa dạng văn hóa, thiên nhiên phong phú
và ẩm thực độc đáo, Việt Nam đã khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn
cho du khách quốc tế.

Hiện nay, sự hồi
phục của ngành đang diễn ra khá tích cực, đặc biệt sau đại dịch. Lượng
khách quốc tế đã dần tăng trở lại nhờ vào các chính sách kích cầu du
lịch, mở rộng thị thực điện tử và sự đổi mới trong các sản phẩm, dịch vụ
du lịch
”.

Mục tiêu tổng quát của Quy
hoạch phát triển du lịch đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp
dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới. Đến năm 2030, du
lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng
tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế
giới.

Cũng theo Quy hoạch, đến năm 2025, du lịch tạo ra
khoảng 6,3 triệu việc làm, trong đó khoảng 2,1 triệu việc làm trực tiếp;
đến năm 2030 tạo ra khoảng 10,5 triệu việc làm, trong đó khoảng 3,5
triệu việc làm trực tiếp. Phấn đấu năm 2025 đóng góp trực tiếp 8 – 9%
trong GDP; đến năm 2030 đóng góp trực tiếp từ 13 – 14% trong GDP.

Doanh nghiệp đón đầu cơ hội: Nhìn từ những “du thuyền” di sản nỗ lực hoạt động lại sớm nhất sau khi bị bão Yagi “đánh chìm”

 Ảnh: LuxGroup là một trong những đơn vi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão Yagi.

Đón đầu cơ hội đó, LuxGroup theo ông Hà đã và đang tận dụng giai đoạn
phục hồi này để tăng cường các chiến lược phát triển và đổi mới sản
phẩm. LuxGroup được biết đến là doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ du
lịch sang trọng với các tàu di sản thuộc thương hiệu Lux Cruises hoạt
động trên các vịnh Hạ Long, Lan Hạ và Nha Trang.

LuxGroup cũng là một trong những đơn vi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão Yagi. “Tài sản cả trăm tỷ lênh đênh trên biển, tôi rất lo”,
ông Hà nhớ lại. Sau bãi, Công ty thống kê thiệt hại có hai tàu du lịch
ngủ đêm (Emperor Cruises Legacy Halong và Heritage Bình Chuẩn), hai
cano bị chìm do sóng lớn, các tàu quan trọng như Heritage Express và
Speedboat cũng chìm…

Tập đoàn ngay sau đó đã bắt tay khôi phục
để đón đầu cao điểm du lịch cuối năm. Cần nhấn mạnh, tàu Công ty là một
trong những tàu hoạt động lại sớm nhất khu vực sao bão. Để làm được
nhiều này, theo ông Phạm Hà nằm ở văn hoá của Công ty.


“Lux Cruises Group đã ngay lập tức cung cấp thông tin về thiệt hại, đồng
thời khẳng định không có thiệt hại về người. Công ty cũng nhanh chóng
thông báo cho khách hàng về thời gian khôi phục hoạt động, đồng thời đảm
bảo rằng các thủ tục bảo hiểm và khắc phục thiệt hại được thực hiện một
cách hiệu quả. Tất cả thông tin và thông điệp phát đi, cả nội bộ lẫn
bên ngoài đều chỉ có một người phát ngôn duy nhất là Chủ tịch LuxGroup,
đảm bảo thông tin chính xác và thống nhất”,
ông Hà nói.

Năm 2024, LuxGroup đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng bền vững với trọng
tâm là đạt được các mục tiêu Net Zero vào năm 2025. Tính đến thời điểm
hiện tại, LuxGroup đã đạt doanh thu khá tốt với mức tăng trưởng 30% so
với năm 2023. Điều này khẳng định sự phục hồi và nỗ lực của toàn bộ đội
ngũ LuxGroup trong việc duy trì vị thế tiên phong trên thị trường du
lịch cao cấp.

 Ảnh: Chủ tịch LuxGroup – ông Phạm Hà: Khởi nghiệp du tịch từ 1 máy tính, 1 chiếc xe và Website cũng phải tự code.

Trong ngành du lịch, hành trình của nhà sáng lập LuxGroup là một câu
chuyện tạo cảm hứng. Ông Hà được biết đã trải qua nhiều ngành nghề khác
nhau trước khi làm du lịch. Ghi nhận, ông Hà đã từng “cầm phấn trắng”
trong thời gian ngắn, rồi phiên dịch viên, đến làm phim, sau đó mới trở
thành “tour guide” chuyên về du lịch mạo hiểm cho du khách Pháp tại Công
ty lữ hành nổi tiếng Buffalo Tours.

Tại công ty du
lịch mạo hiểm, tôi đã đảm nhận nhiều vị trí khác nhau, từ hướng dẫn
viên, điều hành, đến trưởng phòng kinh doanh và marketing. Tôi đã hoàn
thành việc học tiếng Anh và quản trị kinh doanh trước khi quyết định
thành lập doanh nghiệp của riêng mình vào ngày 11/3/2005”,
ông Hà từng kể.

Khi bắt tay gây dựng doanh nghiệp riêng năm 2004, ông Hà chỉ có chiếc máy tính kết nối Internet và số tiền 1.000 USD.
“Chúng tôi chỉ có một văn phòng, một máy tính và một chiếc xe đẹp.
Tuy nhiên, chúng tôi có một ước mơ lớn – nâng tầm du lịch Việt Nam và
thực hiện giấc mơ du thuyền “Made in Việt Nam” trên biển lớn”,
ông nói.

Theo ông, làm du lịch không chỉ là dẫn khách đến một địa điểm, mà còn
là sứ mệnh tạo ra các trải nghiệm mới lạ để hình thành nên những ký ức
đẹp đẽ cho du khách năm châu. Và tên gọi “Lux” (viết tắt của “luxury”,
tiếng Anh nghĩa là sang trọng) cũng hàm ý về tệp khách hàng của Công ty,
phục vụ nhóm khách cao cấp, sẵn sàng chi trả và có nhu cầu du lịch khác
biệt, không theo số đông.

Tri Túc

Nguồn:  Nhịp sống Thị trường

Bài viết được đề xuất