Phát triển tiềm năng du lịch tâm linh tại Đền Gióng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:14.0pt;
font-family:”Times New Roman”,”serif”;}
table.MsoTableGrid
{mso-style-name:”Table Grid”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-priority:59;
mso-style-unhide:no;
border:solid windowtext 1.0pt;
mso-border-alt:solid windowtext .5pt;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-border-insideh:.5pt solid windowtext;
mso-border-insidev:.5pt solid windowtext;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:14.0pt;
font-family:”Times New Roman”,”serif”;}

PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH TÂM LINH TẠI ĐỀN GIÓNG, HUYỆN SÓC
SƠN, HÀ NỘI

Vũ Thị Quỳnh Anh*, Trần Thị Trang

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái
Nguyên

 TÓM TẮT

Nhằm phát triển du lịch tâm linh tại đền Gióng, huyện Sóc
Sơn, Hà Nội tác giả đã dựa vào tiềm năng du lịch tâm linh, cùng với việc đánh
giá thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại đây thông qua: Số lượng khách,
doanh thu, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ du lịch.

Từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể để phát triển du lịch
tâm linh tại đền Gióng đó là: Bảo tồn, cải tạo và đẩy mạnh khai thác di tích
trong phát triển du lịch tâm linh; Phục dựng “Hội Gióng ở đền Gióng huyện Sóc
Sơn” ở tầm quốc gia theo kịch bản Sở Văn hoá – Thông tin Hà Nội xây dựng; Tuyên
truyền, quảng bá hình ảnh của đền Gióng; Đa dạng các loại đặc sản, dịch vụ ăn uống;
Bình ổn giá cả dịch vụ; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, du lịch tâm linh đang rất phát triển
tại nhiều nước trên thế giới như Italia, Thái Lan, Nepal, Ấn Độ… Xong, ở Việt
Nam còn chưa phát triển hình thức du lịch này. Đối với các nước trên thế giới,
du lịch tâm linh gắn liền với du lịch tôn giáo thì ở Việt Nam du lịch tâm linh
hướng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổ tiên.Trên khắp đất nước Việt Nam ta
đều bắt gặp những dấu tích của ông cha trong quá trình dựng nước và giữ nước
như: các di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, các lễ hội, đền chùa…có
thể đưa chúng vào khai thác với hình thức du lịch tâm linh.

Đền Gióng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội là một trong số những di
tích với truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện sức mạnh đoàn kết, khát khao hòa
bình dân tộc. Để tưởng nhớ về vị Thánh bất tử đó, người dân nơi đây đã lập đền
thờ, dựng tượng Thánh Gióng, tổ chức lễ hội và đưa nó trở thành một hệ thống
quy mô, được trùng tu hàng năm. Lễ hội Gióng (Sóc Sơn) cùng hội Gióng (Phù Đổng)
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhưng chỉ
khi Tết đến xuân về thì nơi đây mới tấp nập khách thập phương cùng người dân
xung quanh đến cầu phúc, xin lộc đầu xuân chứ chưa mang tính chất tham quan, du
lịch.

Với những khách thập phương đến đây chưa thực sự hiểu hết những
giá trị tâm linh của khu đền cũng như ban quản lý chưa có kế hoạch để khai thác
triệt để và phát triển hình thức du lịch tâm linh cho đền Gióng.Việc nghiên cứu
phát triển tiềm năng du lịch tâm linh của đền Gióng là vấn đề hết sức cấp thiết
để bảo tồn và duy trì giá trị tâm linh mà nó mang trong mình.

Du lịch tâm linh

Theo luật du lịch Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất
định2.

Du lịch tâm linh là hoạt động của du khách tiến hành các hoạt
động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế,
chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội. Thông qua đó, hoạt động du
lịch tâm linh mang lại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong
tâm hồn con người, cân bằng và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân,
thiện, mỹ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều 4- Luật du lịch Việt Nam số 44/2005/QH11

Du lịch tâm linh bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:

– Hành hương đến những điểm tâm linh như: Chùa có thể kể đến
như: chùa Diệu Giác (Diệu Giác Tự) – Quảng Ngãi, chùa Vĩnh Nghiêm – Bắc Giang,
chùa Vĩnh Tràng – Tiền Giang, chùa Dâu (Diên Ứng) – Bắc Ninh (cả nước có trên
465 ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia); Ngoài ra còn có
các tòa thánh, đền, đài, lăng, tẩm, phủ, khu tưởng niệm là nơi thờ cúng thành
hoàng, thờ mẫu, thờ cúng tổ nghề, thờ tam phủ, tứ phủ, thờ tứ pháp, thờ bốn vị
tứ bất tử, thờ danh nhân, anh hùng dân tộc, thờ táo quân, thổ địa…

– Tham quan, vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian cảnh quan và
không gian kiến trúc, điêu khắc gắn với điểm tâm linh; Tìm hiểu văn hóa gắn với
lịch sử tôn giáo và lối sống bản địa, những giá trị di sản văn hóa gắn với điểm
tâm linh.

– Tham gia lễ hội tín ngưỡng, dân gian.

Tiềm năng du lịch tâm
linh ở đền Gióng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Khu di tích lịch sử đền Sóc là nơi gắn với truyền thuyết anh
hùng thánh Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân. Khu di tích này được
Vua Lê Đại Hành cho xây dựng năm 980 tại khu vực núi Sóc, thôn Vệ Linh, xã Phù
Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Đến nay
đã trải qua 13 lần trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên được kiểu dáng kiến trúc, quy
mô và vị trí của các công trình.

Khu di tích lịch sử đền Sóc vẫn giữ được nhiều giá trị lịch
sử văn hóa vô giá, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt
Nam. Khu di tích đền Gióng gồm có 6 công trình kiến tạo, mỗi công trình có một
giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật riêng biệt.

Đó là: đền Thượng, đền Mẫu, đền Trình (đền Hạ), chùa Đại Bi
(Đại Bi Tự), chùa Non Nước và khu nhà bia (nơi có lăng bia đá 8 mặt). Tâm điểm
của tập hợp các di tích này là đền Thượng, nơi thờ Đức Thánh Gióng với quy mô đồ
sộ, kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, bên ngoài ngôi đền gồm năm gian hai trái, bên
trong là hậu cung. Cách bài trí trong đền, cách sắp xếp đồ thờ, khí tự… tạo ra
sự linh thiêng của nơi thờ cúng thần linh. Ngôi đền có cách bài trí sắp xếp
mang đậm dấu ấn văn hóa Việt.

Thực trạng hoạt động
du lịch tâm linh ở đền Gióng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Số lượng khách du lịch đến đền Gióng giai đoạn 2013 –2015

Khách du lịch là cơ sở cho sự phát triển du lịch. Hàng năm,
khu di tích danh thắng Sóc Sơn đón một số lượng khách du lịch tương đối lớn.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, du lịch đền Gióng đã có những bước
tăng trưởng đáng kể, lượng khách du lịch đến đây ngày một tăng. Số lượng khách
trong mấy ngày hội chính có khi lên đến hàng chục vạn người. Lễ hội được tổ chức
trang nghiêm, linh thiêng, không khí lễ hội vui tươi, lành mạnh, được quần
chúng nhân dân nhiệt tình tham gia.

Với quyết định số 22/2001/QĐ – UB ngày 08/05/2001 của UBND
thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch văn hoá nghỉ
ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc Sơn thì nơi đây sẽ là điểm đến lý tưởng của nhân
dân thủ đô và khách thập phương về dâng hương, tham quan du lịch.

Số lượt khách du lịch trong năm cũng như trong ngày hội
chính ngày càng gia tăng, đây là một dấu hiệu tốt cho sức hút của hội Gióng
hàng năm. Tính đến hết ngày mùng 6 âm lịch năm Bính Thân (2016) đã ghi nhận khoảng
210.000 lượt khách ghé thăm.

Tuy nhiên, khách du lịch đến đây chủ yếu là khách nội địa,
phần lớn đến vào mùa lễ hội. Khách du lịch quốc tế đến với khu di tích đền Sóc
cũng có nhưng không nhiều, chủ yếu là khách nước ngoài công tác tại Hà Nội.

Qua bảng trên ta thấy số lượt khách quốc tế đến với đền
Gióng trung bình năm chỉ chiếm không quá 20% trong giai đoạn 2013 – 2015. Như vậy,
sức hút của đền Gióng với du khách quốc tế chưa cao, nguyên nhân là do công tác
quảng bá hình ảnh còn yếu kém. Một phần nguyên nhân nữa là do khu di tích chưa
hoàn thiện các công tác tu sửa bảo dưỡng các công trình trong khuôn viên, chưa
hoàn thiện hệ thống giao thông đi vào cổng đền làm cho du khách quốc tế bất tiện
trong việc di chuyển, thăm quan.

Bảng 1: Số lượt khách du lịch tới đền Gióng giai đoạn
2013-2015

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch 2014/2013

Chênh lệch 2015/2014

Mức

%

Mức

%

Số lượt khách cả năm (lượt)

150.492

170.009

203.345

19.517

12,97

33.336

19,61

Số lượt khách trong ngày hội
(lượt)

56.734

78.59

90.067

21.856

38,52

11.477

14,60

Tỷ lệ khách trong ngày hội/năm
(%)

37,7

46,23

44,29

 (Nguồn: Trung tâm quản
lý khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn)

Bảng 2. Số lượt khách du lịch tới đền Gióng chia theo đối tượng
giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch 2014/2013

Chênh lệch 2015/2014

 

 

 

 

Mức

%

Mức

%

Số lượt khách quốc tế (lượt)

28.089

31.209

35.12

3.12

11,11

3.911

12,53

Lượt khách nội địa (lượt)

122.403

138.8

168.225

16.397

13,40

29.425

21,20

Tổng số lượt khách cả năm
(lượt)

150.492

170.009

203.345

19.517

12,97

33.336

19,61

 (Nguồn: Trung tâm quản
lý khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn)

Doanh thu từ hoạt động du lịch tâm linh tại đền Gióng giai
đoạn 2013-2015

Trung tâm quản lý khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn được
thành lập là đơn vị sự nghiệp với nhiệm vụ chính: bảo vệ, giữ gìn và bảo tồn di
tích. Bên cạnh đó là nhiệm vụ đón tiếp, hướng dẫn du khách, trông giữ phương tiện,
quản lý tiền công đức và thu lệ phí của những người làm dịch vụ tại khu di
tích.

Khách du lịch đến đây thường với nhiều mục đích như: tâm
linh lễ Phật, tham quan tìm hiểu kiến trúc, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên
kỳ vĩ….Du khách đến đây chủ yếu chỉ dừng chân trong một ngày nên nhu cầu sử dụng
dịch vụ là không nhiều và lưu trú hầu như là không có. Mức chi tiêu của du
khách tại đây còn rất thấp, chủ yếu khách chỉ công đức và mua quà lưu niệm. Dưới
đây là bảng doanh thu đã thống kê được từ một số hoạt động tại đền Gióng:

Bảng 3. Doanh thu ở đền Gióng giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch 2014/2013

Chênh lệch 2015/2014

 

 

 

 

Mức

%

Mức

%

Tiền công đức

1.506

1.879

2.432

373

24,77

553

29,43

Tiền vé xe

554

571

572

17

3,07

1

0,18

Các khoản thu khác

212

242

266

30

14,15

24

9,92

Tổng

2.272

2.692

3.27

420

18,49

578

21,47

 (Nguồn: Trung tâm quản
lý khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn)

Như vậy, cùng với sự tăng lên của số lượng khách đến đền
Gióng thì doanh thu từ các hoạt động tại đây cũng tăng lên. Trong các khoản thu
được tại đền Gióng thì tiền công đức chiếm tỉ lệ cao nhất và so với 2014 thì
2015 đã tăng lên 553 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 29,43%.

Cơ sở vật chất

Đến với đền Gióng, du khách sẽ được thăm quan 6 di tích: đền
Thượng, đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, lăng bia đá 8 mặt và tượng
đài Thánh Gióng bay về trời. Cùng với đó, các cơ sở vật chất khác cũng dần được
đầu tư để phục vụ tốt hơn cho du khách:

– Hệ thống đường giao thông vào khu di tích đang được lát nhựa
và ngày càng mở rộng hơn nữa.

– Hệ thống điện nước, thông tin liên lạc không ngừng được
nâng cấp và ngày càng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của du khách.

– Hệ thống các cơ sở lưu trú là một trong những yếu tố hết sức
quan trọng ảnh hưởng tới phát triển du lịch. Tại khu di tích, cho đến nay vẫn
chưa có một khách sạn nào mà chỉ có một số ít nhà nghỉ. Hơn nữa khách du lịch đến
đây chỉ ở lại trong một ngày, xung quanh khu di tích lại không có điểm du lịch
nào hấp dẫn để khách có thể lưu trú lại qua đêm nên nhu cầu sử dụng dịch vụ này
là rất ít.

– Hệ thống các nhà hàng ăn uống tại khu di tích hiện nay đang
rất thiếu. Tại đây chủ yếu chỉ có các quán ăn bình dân với đặc điểm chung là nằm
ngoài hệ thống khu di tích. Hầu hết các nhà hàng, quán ăn này có quy mô nhỏ,
trang bị đơn giản, giá rẻ và chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, trình độ phục vụ
kém do chưa được đào tạo về nghiệp vụ du lịch.

– Hệ thống các phương tiện vui chơi giải trí tại đây nhìn
chung là chưa phát triển, máy móc thiết bị phục vụ chưa đảm bảo an toàn cho du
khách, còn thô sơ, chủ yếu là máy móc tự chế.

Nguồn nhân lực phục vụ
du lịch tâm linh ở đền Gióng, huyện Sóc Sơn – Hà Nội

Hiện tại, trung tâm quản lý khu Du lịch – Di tích đền Sóc
Sơn là bộ phận trực tiếp quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị của di
tích; Tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống, hoạt động văn hoá, du lịch,
tâm linh tại khu di tích lịch sử, danh thắng đền Gióng.

Ngoài ra, thủ đô Hà Nội còn là nơi tập trung rất nhiều trường
đại học, cao đẳng hàng năm đào tạo ra rất nhiều nhân viên trong ngành du lịch.
Đây là nguồn lao động dồi dào có thể phục vụ cho du lịch tại đền Gióng.

Giải pháp phát triển
du lịch tâm linh ở đền Gióng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Thứ nhất, bảo tồn, cải tạo và đẩy mạnh khai thác di tích
trong phát triển du lịch tâm linh. Trung tâm quản lý đền Gióng cần chú trọng tu
sửa các công trình, khai thác thêm diện tích không gian đưa vào sử dụng; Xây dựng
thêm nhà nghỉ chân tại các núi trên đường đến chùa Non Nước, tượng đài Thánh
Gióng; Triển khai đưa xe bus vào tuyến đường dẫn vào cổng đền; Quy hoạch xây dựng
thêm nhà khách, nhà nghỉ qua đêm, nhà hàng ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.

Thứ hai, phục dựng “Hội Gióng ở Đền Gióng huyện Sóc Sơn” ở tầm
quốc gia theo kịch bản Sở Văn hoá – Thông tin Hà Nội xây dựng. Dựa vào kịch bản
do Sở Văn hoá – Thông tin Hà Nội xây dựng, trung tâm quản lý phổ biến triển
khai đến từng địa phương dâng lễ vật vào ngày hội chính về cách làm lễ vật,
nghi thức, thời gian diễn ra lễ hội. Phục dựng các trò chơi dân gian trong lễ hội.
Bên cạnh đó cũng đa dạng thêm các trò chơi dân gian cho phù hợp với không khí lễ
hội truyền thống như bịt mắt bắt dê, đánh đu, đi cà kheo…

Thứ ba, công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của đền
Gióng. Cần tuyên truyền mạnh mẽ và sâu rộng đến đông đảo người dân địa phương,
các thế hệ các tầng lớp khác nhau về những giá trị văn hóa lịch sử của khu di
tích tâm linh đền Gióng. Tăng cường quảng bá hình ảnh đền Gióng thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, tạp chí, bài báo, internet, các
trang mạng xã hội.

Thứ tư, đa dạng các loại đặc sản, dịch vụ ăn uống. Hiện nay,
sản phẩm đặc sản mang dấu ấn của đền Gióng hầu như không có, chủ yếu là những sản
phẩm mang từ nơi khác đến đóng gói và dán nhãn của đền Gióng. Do vậy, có thể dựa
vào đặc sản của địa phương, tạo ra các sản phẩm riêng biệt để đưa thêm vào các
gian hàng. Thêm vào đó, dịch vụ ăn uống là một dịch vụ thiết yếu cần được đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm, chính quyền địa phương cũng như trung tâm cần có
trách nhiệm thường xuyên giám sát, kiểm tra chất lượng an toàn, vệ sinh của khu
vực kinh doanh; Mở rộng không gian phục vụ ăn uống, quy hoạch xây dựng nhà hàng
sạch sẽ, sử dụng thiết bị an toàn; Tổ chức triển lãm, hội chợ ẩm thực các món
ăn dân gian hoặc các món ăn gắn liền với Thánh Gióng: cơm nắm, dưa cà.

Thứ năm, bình ổn giá cả dịch vụ. Trung tâm nên phổ biến giá
cả các loại dịch vụ thiết yếu như: dịch vụ trông xe, dịch vụ vận chuyển, di
chuyển lên chùa Non Nước và tượng đài Thánh Gióng với du khách để du khách không
bị chặt chém, lừa đảo khi du lịch tại đây. Thành lập đội giám sát, thanh tra
sau đó phân bổ cán bộ trong đội đến các chốt giám sát, thanh tra giá cả.

Thứ sáu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hiện tại,
trung tâm đã đi vào hoạt động quy củ, nề nếp nhưng vẫn còn thiếu hướng dẫn
viên, đặc biệt là vào mùa lễ hội. Đây là lực lượng quan trọng để có thể giúp du
khách hiểu và cảm nhận được toàn bộ giá trị của đền Gióng. Do vậy, cần thực hiện
đào tạo lại, đào tạo mới hoặc tuyển chọn, tiếp nhận sinh viên đến thực tập phục
vụ cho mùa lễ hội đông du khách. Trung tâm đưa ra chính sách thu hút nhân tài về
phục vụ cho ngành du lịch để phát triển du lịch tại địa phương, đặc biệt là con
em địa phương. Vì con em địa phương là những người hiểu rõ địa hình, đặc điểm
nơi đây nhất.

Ngoài ra, để tổ chức tốt lễ hội đền Gióng thì đơn vị tổ chức
cần có sự hiểu biết sâu rộng về lễ hội, các nghi thức, lịch sử di tích. Do vậy,
trung tâm cần thường xuyên tập huấn công tác tổ chức lễ hội, đánh giá trình độ
chuyên môn, phân công đúng nhiệm vụ cho các cán bộ, nhân viên.

KẾT LUẬN

Du lịch tâm linh đã và đang dần trở thành hình thức du lịch
phổ biến ở cả trong nước, nước ngoài và ngày càng đa dạng các hoạt động. Du lịch
tâm linh ở nước ta hướng tới cội nguồn, lịch sử dân tộc, tìm hiểu giá trị văn
hóa truyền thống trong các lễ hội, di tích, truyền thuyết… Lễ hội Gióng và đền
Gióng là điểm du lịch tâm linh lý tưởng, có không gian yên tĩnh, thoáng mát rất
thích hợp cho những du khách rời xa những ồn ào của đô thị. Nơi đây còn là di
tích kể về truyền thuyết Thánh Gióng, một người anh hùng của dân tộc.

Hiện tại, trung tâm đang hướng di tích đền Gióng thành khu
du lịch tâm linh nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong việc phát triển du lịch nơi
đây. Do vậy, những giải pháp được đề xuất của nhóm nghiên cứu sẽ góp phần trong
việc phát triển du lịch tâm linh tại đền Gióng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề án “Phát huy giá trị không gian Lễ hội Gióng tại
Gia Lâm và Sóc Sơn” Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hà Nội
2014.

2. Nghị quyết về việc thông qua quy hoạch phát triển du lịch
thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của HĐND TP Hà Nội khóa
XIV, kỳ họp thứ 5 (Từ ngày 10/7/2012 đến ngày 13/7/2012)

3. Trần Văn Thông, Giáo trình tổng quan du lịch, Nhà xuất bản
ĐHQG TP HCM 2006

4. Website chính thức của khu di tích Đền Gióng: www.dengiongsocson.com.vn.

SUMMARY

DEVELOPMENT OF POTENTIAL OF SPIRITUAL TOURISM IN GIONG TEMPLE,
SOC SON DISTRICT, HANOI

Vu Thi Quynh Anh*, Tran Thi Trang

University of Economics and Business Administration – TNU

Hanoi-based author has attempted to develop the spiritual
tourism potentials in Giong Temple, Soc Son District along with the assessment
of the current status of tourism activities, as follows: Number of sales,
facilities, and human resources for tourism. Since then, some concrete
solutions to develop spiritual tourism in Giong Temple were identified as follows:
Conservation, rehabilitation and promoting mining relics in the spiritual
development of tourism; Reconstruction “akin Giong Temple in Soc Son
district” at the national level under the Department of Culture script –
Information Hanoi construction; Propaganda, promoting the image of Giong
Temple; Variety of specialties, catering services; Service price stability;
Training and development of human resources.

Keywords: Spiritual tourism, Giong Temple, Soc Son, tourism
potential, Hanoi

Ngày nhận bài: 18/7/2016; Ngày phản biện: 03/8/2016; Ngày
duyệt đăng: 31/03/2017

Bài viết được đề xuất