Từ 29/11 đến 1/12, du khách có thể “quay ngược lại thời gian” trở về thời bao cấp của Hà Nội xưa khi ghé Đảo Ngọc – Ngũ Xã. – Du lịch
Tối 29/11, tại Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc – Ngũ Xá (ảnh), quận Ba Đình, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình “Đêm Trúc Bạch 2024” phục vụ du khách và người dân thủ đô đến vui chơi, chụp ảnh, tìm hiểu thêm về văn hóa và lịch sử thành phố.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ quảng bá du lịch đêm, nhằm tiếp tục khẳng định vị thế Hà Nội là điểm du lịch an toàn, hấp dẫn.
Tối 29/11, tại Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc – Ngũ Xá (ảnh), quận Ba Đình, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình “Đêm Trúc Bạch 2024” phục vụ du khách và người dân thủ đô đến vui chơi, chụp ảnh, tìm hiểu thêm về văn hóa và lịch sử thành phố.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ quảng bá du lịch đêm, nhằm tiếp tục khẳng định vị thế Hà Nội là điểm du lịch an toàn, hấp dẫn.
Không gian ở khu vực này được thiết lập như một phim trường, tái hiện đời sống hàng ngày của người dân thời bao cấp.
Du khách sẽ có cảm giác như được quay về quá khứ của những năm 1976-1986, lạc vào con phố xưa với những cửa hàng may đo, bách hóa, tiệm bán tem phiếu.
Trên ảnh, du khách mặc áo dài chụp ảnh, tạo dáng bên không gian tái hiện gia đình Hà Nội thời bao cấp.
Không gian ở khu vực này được thiết lập như một phim trường, tái hiện đời sống hàng ngày của người dân thời bao cấp.
Du khách sẽ có cảm giác như được quay về quá khứ của những năm 1976-1986, lạc vào con phố xưa với những cửa hàng may đo, bách hóa, tiệm bán tem phiếu.
Trên ảnh, du khách mặc áo dài chụp ảnh, tạo dáng bên không gian tái hiện gia đình Hà Nội thời bao cấp.
Cũng trong sự kiện tối 29/11, Hà Nội công bố Quyết định công nhận ba điểm du lịch cấp thành phố: Di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh, đền Voi Phục và đảo Ngọc – Trúc Bạch. Hai nghề truyền thống ở quận cũng được thành phố công nhận là đúc đồng Ngũ Xá và sản xuất sản phẩm từ cốm ở phố Hàng Than.
Trên ảnh là một khu phố thời bao cấp được phục dựng với tiệm may, hiệu chụp ảnh và một quầy nhỏ chuyên sửa chữa xe đạp.
Cũng trong sự kiện tối 29/11, Hà Nội công bố Quyết định công nhận ba điểm du lịch cấp thành phố: Di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh, đền Voi Phục và đảo Ngọc – Trúc Bạch. Hai nghề truyền thống ở quận cũng được thành phố công nhận là đúc đồng Ngũ Xá và sản xuất sản phẩm từ cốm ở phố Hàng Than.
Trên ảnh là một khu phố thời bao cấp được phục dựng với tiệm may, hiệu chụp ảnh và một quầy nhỏ chuyên sửa chữa xe đạp.
Khung cảnh bên trong gian hàng của một tiệm may trước đây, với các ống chỉ nhiều màu sắc được sắp xếp thẳng hàng. Các gian hàng khác cũng được trang trí công phu với màu sắc bắt mắt để phục vụ người dân đến chụp ảnh.
Mỗi gian hàng đều có người của ban tổ chức mặc trang phục thời bao cấp trông coi và hỗ trợ khách.
Khung cảnh bên trong gian hàng của một tiệm may trước đây, với các ống chỉ nhiều màu sắc được sắp xếp thẳng hàng. Các gian hàng khác cũng được trang trí công phu với màu sắc bắt mắt để phục vụ người dân đến chụp ảnh.
Mỗi gian hàng đều có người của ban tổ chức mặc trang phục thời bao cấp trông coi và hỗ trợ khách.
Đến với đảo Ngọc lần này du khách cũng có cơ hội tham gia nhiều workshop theo chủ đề như trang trí tem phiếu bao cấp, trò chơi ghép hình, làm túi thơm cà phê. Du khách cũng có thể thuê trang phục mà người dân những năm 1976-1986 (thời bao cấp) thường mặc để chụp ảnh lưu niệm.
Đến với đảo Ngọc lần này du khách cũng có cơ hội tham gia nhiều workshop theo chủ đề như trang trí tem phiếu bao cấp, trò chơi ghép hình, làm túi thơm cà phê. Du khách cũng có thể thuê trang phục mà người dân những năm 1976-1986 (thời bao cấp) thường mặc để chụp ảnh lưu niệm.
“Tôi thấy những mục trang trí tại sự kiện này rất đẹp, đúng với hình ảnh thời bao cấp gợi nhớ về một thời khó khăn”, bà Nguyễn Thị Hòa, sống tại quận Ba Đình, chia sẻ.
“Tôi thấy những mục trang trí tại sự kiện này rất đẹp, đúng với hình ảnh thời bao cấp gợi nhớ về một thời khó khăn”, bà Nguyễn Thị Hòa, sống tại quận Ba Đình, chia sẻ.
Sự kiện cũng thu hút giới trẻ ghé thăm.
Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, 18 tuổi, đến cùng nhóm bạn cho biết rất muốn tìm hiểu và được nhìn thấy quá khứ của ông bà, cha mẹ. “Tôi muốn hiểu rõ hơn về những điều mà bố mẹ đã trải qua, muốn biết trước đây ông bà mình đã sống như thế nào”, Trâm nói. Cô cho biết rất thích thú với các quầy hàng, cách trang trí tại khu phố.
Sự kiện cũng thu hút giới trẻ ghé thăm.
Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, 18 tuổi, đến cùng nhóm bạn cho biết rất muốn tìm hiểu và được nhìn thấy quá khứ của ông bà, cha mẹ. “Tôi muốn hiểu rõ hơn về những điều mà bố mẹ đã trải qua, muốn biết trước đây ông bà mình đã sống như thế nào”, Trâm nói. Cô cho biết rất thích thú với các quầy hàng, cách trang trí tại khu phố.
Một trong những điểm nhấn của sự kiện là hoạt động tham quan trải nghiệm trên 4 toa xe thuộc tuyến tàu điện số 6 hay Bảo tàng đường phố Hà Nội.
Mỗi toa tàu mang một chủ đề ẩm thực đặc trưng của Việt Nam như lúa – thóc – gạo; phở – bún – sợi; bếp – chạn – mâm. Các toa xe được ví như nhưng chuyến tàu chở di sản, là bảo tàng mini về văn hóa, ẩm thực.
Một trong những điểm nhấn của sự kiện là hoạt động tham quan trải nghiệm trên 4 toa xe thuộc tuyến tàu điện số 6 hay Bảo tàng đường phố Hà Nội.
Mỗi toa tàu mang một chủ đề ẩm thực đặc trưng của Việt Nam như lúa – thóc – gạo; phở – bún – sợi; bếp – chạn – mâm. Các toa xe được ví như nhưng chuyến tàu chở di sản, là bảo tàng mini về văn hóa, ẩm thực.
Khách đến tham quan đảo Ngọc dịp này chủ yếu là thế hệ trung niên và hưu trí.
“Chúng tôi đến đây để được chạm lại quá khứ của chính mình”, bà Nguyễn Minh Lan, 70 tuổi, nói. Bà cho biết rất háo hức khi nghe tin Hà Nội tổ chức sự kiện này nên đã mặc áo dài và rủ thêm bạn cùng đến đảo Ngọc tham quan.
Nhóm khách chụp ảnh lưu niệm tại không gian tái hiện một quán cà phê xưa.
Khách đến tham quan đảo Ngọc dịp này chủ yếu là thế hệ trung niên và hưu trí.
“Chúng tôi đến đây để được chạm lại quá khứ của chính mình”, bà Nguyễn Minh Lan, 70 tuổi, nói. Bà cho biết rất háo hức khi nghe tin Hà Nội tổ chức sự kiện này nên đã mặc áo dài và rủ thêm bạn cùng đến đảo Ngọc tham quan.
Nhóm khách chụp ảnh lưu niệm tại không gian tái hiện một quán cà phê xưa.
Không gian trưng bày các câu đối Tết của thời bao cấp.
Không gian trưng bày các câu đối Tết của thời bao cấp.
Các gian hàng bán bánh cốm, đặc sản Hà Nội, cũng là điểm nhấn của khu phố, thu hút đông đảo thực khách.
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết Hà Nội có nhiều di sản văn hóa phi vật thể như truyền thống nghệ thuật, lễ hội và lối sống thanh lịch của người Tràng An; bên cạnh những công trình văn hóa vật thể.
“Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại thực sự là điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước”, bà Giang cho biết.
Các gian hàng bán bánh cốm, đặc sản Hà Nội, cũng là điểm nhấn của khu phố, thu hút đông đảo thực khách.
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết Hà Nội có nhiều di sản văn hóa phi vật thể như truyền thống nghệ thuật, lễ hội và lối sống thanh lịch của người Tràng An; bên cạnh những công trình văn hóa vật thể.
“Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại thực sự là điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước”, bà Giang cho biết.
Theo bà Giang, đảo Ngọc được chọn để tổ chức tái hiện khu phố thời bao cấp vì có cảnh quan thiên nhiên yên bình, mang đậm chất “nồng nàn Hà Nội”.
Nơi đây không chỉ phù hợp tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mà còn có thể phát triển mạnh các dịch vụ ẩm thực, giải trí đêm.
Trên ảnh là một gánh hàng hoa chuyên bán hoa cúng. Người Hà Nội xưa thường thắp hương vào các ngày tư rằm, mùng 1 bằng hoa gói. Các loài hoa được dùng để gói gồm cúc, hồng, mào gà, hoa lan.
Theo bà Giang, đảo Ngọc được chọn để tổ chức tái hiện khu phố thời bao cấp vì có cảnh quan thiên nhiên yên bình, mang đậm chất “nồng nàn Hà Nội”.
Nơi đây không chỉ phù hợp tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mà còn có thể phát triển mạnh các dịch vụ ẩm thực, giải trí đêm.
Trên ảnh là một gánh hàng hoa chuyên bán hoa cúng. Người Hà Nội xưa thường thắp hương vào các ngày tư rằm, mùng 1 bằng hoa gói. Các loài hoa được dùng để gói gồm cúc, hồng, mào gà, hoa lan.
Phương Anh
Ảnh: Hoàng Giang