Một số toa tàu của tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt được Chính phủ Thụy Sĩ mua lại, dùng đưa du khách vượt đèo Furka. – Du lịch
Trước khi các địa điểm quay bộ phim Hạ cánh nơi anh nổi tiếng, du khách Việt khi đến Thụy Sĩ thường ghé thăm một địa điểm nổi tiếng không kém. Đó là nhà ga Realp (ảnh), bang Uri và chiêm ngưỡng đầu tàu xe lửa hơi nước bánh răng mà Việt Nam bán cho chính phủ nước này.
Trước khi các địa điểm quay bộ phim Hạ cánh nơi anh nổi tiếng, du khách Việt khi đến Thụy Sĩ thường ghé thăm một địa điểm nổi tiếng không kém. Đó là nhà ga Realp (ảnh), bang Uri và chiêm ngưỡng đầu tàu xe lửa hơi nước bánh răng mà Việt Nam bán cho chính phủ nước này.
Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt (còn gọi đường sắt răng cưa) dài 84 km xây dựng năm 1932, được thiết kế để leo núi. Khi còn sử dụng tại Việt Nam, con tàu đi qua năm đường hầm, hai cầu lớn, hai đèo Ngoạn Mục và D’ran. Sau năm 1975, gần như toàn bộ đường ray, tà vẹt trên tuyến đường này được tháo gỡ vì không mang lại hiệu quả kinh tế. Phần lớn đường ray, tà vẹt trên tuyến đường bị tháo gỡ, các đầu tàu chuyên dụng dùng để leo đèo sau đó được bán cho một doanh nghiệp của Thụy Sĩ. Hiện chỉ còn 7 km Đà Lạt – Trại Mát còn được sử dụng để phục vụ khách du lịch.
Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt (còn gọi đường sắt răng cưa) dài 84 km xây dựng năm 1932, được thiết kế để leo núi. Khi còn sử dụng tại Việt Nam, con tàu đi qua năm đường hầm, hai cầu lớn, hai đèo Ngoạn Mục và D’ran. Sau năm 1975, gần như toàn bộ đường ray, tà vẹt trên tuyến đường này được tháo gỡ vì không mang lại hiệu quả kinh tế. Phần lớn đường ray, tà vẹt trên tuyến đường bị tháo gỡ, các đầu tàu chuyên dụng dùng để leo đèo sau đó được bán cho một doanh nghiệp của Thụy Sĩ. Hiện chỉ còn 7 km Đà Lạt – Trại Mát còn được sử dụng để phục vụ khách du lịch.
Sau khi được tu sửa, họ đưa một số toa tàu vào phục vụ du khách vượt dãy Alps (ảnh), đi qua đèo Furka. Ngày nay, các toa tàu mua từ Việt Nam vẫn được giữ nguyên các dòng chữ bằng tiếng Việt. Chụp ảnh với những toa tàu này luôn là điều được khách Việt yêu thích.
Sau khi được tu sửa, họ đưa một số toa tàu vào phục vụ du khách vượt dãy Alps (ảnh), đi qua đèo Furka. Ngày nay, các toa tàu mua từ Việt Nam vẫn được giữ nguyên các dòng chữ bằng tiếng Việt. Chụp ảnh với những toa tàu này luôn là điều được khách Việt yêu thích.
Anh Nguyễn Tất Thịnh, sống tại Prague, CH Czech có chuyến ghé thăm Thụy Sĩ đầu tháng 8. Khi đến ga thì các toa tàu đến từ Việt Nam đã khởi hành chở khách đi một đoạn. Người bán vé nói rằng nếu muốn ngồi trên các toa tàu này, anh phải trở lại vào 16h chiều, tàu mới quay lại. “Do không đợi được vì có lịch trình khác, nên tôi chỉ đi loanh quanh để chụp nhà ga. Lần khác khi trở lại Thụy Sĩ, tôi sẽ ngồi trên con tàu đó”, anh nói.
Anh Nguyễn Tất Thịnh, sống tại Prague, CH Czech có chuyến ghé thăm Thụy Sĩ đầu tháng 8. Khi đến ga thì các toa tàu đến từ Việt Nam đã khởi hành chở khách đi một đoạn. Người bán vé nói rằng nếu muốn ngồi trên các toa tàu này, anh phải trở lại vào 16h chiều, tàu mới quay lại. “Do không đợi được vì có lịch trình khác, nên tôi chỉ đi loanh quanh để chụp nhà ga. Lần khác khi trở lại Thụy Sĩ, tôi sẽ ngồi trên con tàu đó”, anh nói.
Anh Thịnh từng sang Thụy Sĩ vài lần, và đã có trải nghiệm ngồi chuyến tàu độc đáo này. Trên ảnh là toa đầu kéo đánh số 704, đến từ Việt Nam. “Khi biết tôi là người Việt Nam, người lái tàu ở ga rất vui”, anh chia sẻ.
Anh Thịnh từng sang Thụy Sĩ vài lần, và đã có trải nghiệm ngồi chuyến tàu độc đáo này. Trên ảnh là toa đầu kéo đánh số 704, đến từ Việt Nam. “Khi biết tôi là người Việt Nam, người lái tàu ở ga rất vui”, anh chia sẻ.
Giá vé một chiều cho cung đường vượt đèo Furka bằng tàu là 73 euro một người.
Giá vé một chiều cho cung đường vượt đèo Furka bằng tàu là 73 euro một người.
Đèo Furka dài khoảng 32 km, được coi là một kỳ quan của đất nước và thế giới nhờ phong cảnh ngoạn mục. Cuối đèo cũng là trạm cuối của tàu hơi nước mua về từ Việt Nam, nơi có sông băng nổi tiếng Rhone. Đây cũng là điểm đến nổi tiếng mà du khách thường kết hợp ghé thăm.
Đường lên đến đỉnh đèo hầu hết được trải nhựa, chỉ có một vài đoạn đường trải sỏi. Nó được gọi là Furkastrasse hay Đường 19, chạy từ Andermatt, bang Uri đến Gletsch, bang Valais.
Đèo Furka dài khoảng 32 km, được coi là một kỳ quan của đất nước và thế giới nhờ phong cảnh ngoạn mục. Cuối đèo cũng là trạm cuối của tàu hơi nước mua về từ Việt Nam, nơi có sông băng nổi tiếng Rhone. Đây cũng là điểm đến nổi tiếng mà du khách thường kết hợp ghé thăm.
Đường lên đến đỉnh đèo hầu hết được trải nhựa, chỉ có một vài đoạn đường trải sỏi. Nó được gọi là Furkastrasse hay Đường 19, chạy từ Andermatt, bang Uri đến Gletsch, bang Valais.
Kể từ khi con đường đèo Furka được mở để phục vụ du khách cách đây hơn 150 năm, hàng nghìn người đã đổ xô đến để ngắm toàn cảnh núi non độc đáo quanh sông băng Rhone. Sông băng có màu xám trắng, bên trong đường hầm dài 100m phát sáng với màu xanh lam tuyệt đẹp.
Kể từ khi con đường đèo Furka được mở để phục vụ du khách cách đây hơn 150 năm, hàng nghìn người đã đổ xô đến để ngắm toàn cảnh núi non độc đáo quanh sông băng Rhone. Sông băng có màu xám trắng, bên trong đường hầm dài 100m phát sáng với màu xanh lam tuyệt đẹp.
Ngày nay, du khách thường đậu xe tại khách sạn Belvédère (ảnh) và đi bộ khoảng 200 m đến lối vào của hang băng, nơi được khoan lại mỗi năm.
Ngày nay, du khách thường đậu xe tại khách sạn Belvédère (ảnh) và đi bộ khoảng 200 m đến lối vào của hang băng, nơi được khoan lại mỗi năm.
Đèo cũng là nơi từng quay bộ phim về điệp viên James Bond huyền thoại – Goldfinger. Do đó, du khách dễ dàng tìm thấy biển báo gợi nhớ về nhân vật này.
Đèo cũng là nơi từng quay bộ phim về điệp viên James Bond huyền thoại – Goldfinger. Do đó, du khách dễ dàng tìm thấy biển báo gợi nhớ về nhân vật này.
Phương Anh
Ảnh, video: Nguyễn Tất Thịnh