Tỉnh Fukushima đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn mới

Đường hầm hoa anh đào Yonomori chạy dọc 2,2 km là một trong những điểm đến không thể bỏ qua ở Fukushima. Ảnh: Hiệp hội du lịch thị trấn Tomioka

Nhật Bản- Tỉnh Fukushima cải tạo “đường hầm hoa anh đào”, đảm bảo an toàn tại nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp và chỉn chu từng dịch vụ để đón tiếp du khách. – Du lịch

Mùa xuân ở Nhật Bản gắn liền với hình ảnh những cánh hoa anh đào. Riêng ở tỉnh Fukushima có rất nhiều điểm ngắm hoa anh đào nổi tiếng. Song, đường hầm hoa anh đào ở Yonomori lại mang ý nghĩa đặc biệt đối với người dân nơi đây.

“Đường hầm hoa anh đào” Yonomori với tổng số lượng khoảng 420 cây chạy dọc 2,2 km. Song, phần lớn hàng hoa anh đào tại đây đã bị phong tỏa sau trận thảm họa kép và rò rỉ hạt nhân từ năm 2011. Nhiều người dân tại đây mong chờ ngày có thể tự do thưởng hoa tại Yonomori – biểu tượng của thị trấn này.

Đường hầm hoa anh đào Yonomori chạy dọc 2,2 km là một trong những điểm đến không thể bỏ qua ở Fukushima. Ảnh: Hiệp hội du lịch thị trấn Tomioka

“Đường hầm hoa anh đào” Yonomori chạy dọc 2,2 km là một trong những điểm đến không thể bỏ qua ở Fukushima. Ảnh: Hiệp hội du lịch thị trấn Tomioka

Từ niềm mong mỏi của người dân, chính quyền nơi đây đã thực hiện quá trình khử nhiễm khu vực xung quanh trong suốt những năm qua và các hạn chế tiếp cận được nới lỏng một phần vào tháng Giêng năm nay. Vào tháng 4 vừa qua, lần đầu tiên sau hơn 11 năm dài bị phong tỏa, du khách đã có thể thưởng hoa toàn bộ “đường hầm hoa anh đào” kéo dài 2,2 km này.

Trong suốt hơn 2 năm qua, Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – chính trị – xã hội trên toàn cầu. Một lần nữa, chính quyền tỉnh Fukushima, Phòng xúc tiến giao lưu du lịch và Phòng sân bay của UBND tỉnh Fukushima nỗ lực tái thiết mảnh đất của mình, lựa chọn phát triển du lịch là một trong những lĩnh vực cần đẩy mạnh sau khi Nhật Bản mở cửa hoàn toàn. Sân bay Fukushima là nơi được lựa chọn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Với ưu thế là sân bay đã từng đón những chuyến bay thuê bao nguyên chuyến bay thẳng từ Việt Nam vào năm 2013 cho tới trước khi dịch bệnh diễn ra, thị trường khách Việt Nam tiếp tục được chính quyền tỉnh Fukushima hướng tới lúc này.

Ngay khi bước ra khỏi máy bay, qua ống lồng, du khách Việt Nam sẽ được chào đón bởi hàng chữ “Chào mừng quý khách đến Fukushima”. Hầu hết các bảng chỉ dẫn đều được ghi bởi 3 ngôn ngữ tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Việt.

Biển chào bằng tiếng Việt tại sân bay Fukushima. Ảnh: Hồng Thiện

Biển chào bằng tiếng Việt tại sân bay Fukushima. Ảnh: Hồng Thiện

Sân bay Fukushima được khánh thành vào tháng 3/1993, với chiều dài đường băng 2.500 m. Địa điểm này từng đón các chuyến bay thuê bao nguyên chuyến từ Việt Nam của các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways.

Ngoài sự tiện ích về ngôn ngữ, du khách Việt Nam sẽ ấn tượng với sân bay Fukushima bởi sự đón tiếp nồng hậu. Sau khi làm thủ tục nhập cảnh, du khách được chào đón bởi những băng rôn bằng tiếng Việt, được đại diện sân bay, đại diện chính quyền tỉnh đón tiếp, và nghe người Nhật nói “Xin chào”, nhận quà đặc sản địa phương… Tất cả đều khiến du khách có những ấn tượng tốt đẹp về sân bay này cũng như thiện cảm với người dân nơi đây.

Biển chỉ dẫn bằng tiếng Việt tại sân bay Fukushima. Ảnh: Văn Thành

Biển chỉ dẫn bằng tiếng Việt tại sân bay Fukushima. Ảnh: Văn Thành

Là một trong những sân bay địa phương với lưu lượng các chuyến bay chưa nhiều, mọi thủ tục xuất cảnh cũng diễn ra nhanh chóng, giúp du khách không cảm thấy phiền hà khi chờ đợi quá lâu. Ngay tại tầng 1 sẽ có nhân viên hướng dẫn khách gửi hành lý, làm thủ tục xuất cảnh. Sau đó, du khách được hướng dẫn lên tầng 2 làm thủ tục hải quan.

Nếu còn nhiều thời gian thì du khách có thể mua sắm những đặc sản địa phương tại quầy cửa hàng miễn thuế ở tầng 1. Qua cửa an ninh ở tầng 2 là phòng chờ và quầy miễn thuế. Ngoài ra, sân bay này cũng có nhà hàng ở tầng 2, tầng 3 phục vụ món Nhật trước khi du khách lên máy bay về nước. Mọi lối đi ở khu vực xuất cảnh đều có những bảng chỉ dẫn có tiếng Việt, khiến du khách cảm thấy gần gũi thân quen như đang đi trên chính đất nước Việt Nam.

Không níu chân du khách bằng những công trình đồ sộ, Fukushima chọn cho mình hình thức phát triển bền vững, thông qua cách đảm bảo an toàn tại những nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và chỉn chu trong từng dịch vụ nhỏ nhất. Tất cả sự đón tiếp nồng hậu ấy nhằm thôi thúc du khách sẽ quay lại Fukushima – mảnh đất của sự hồi sinh, hòn đảo của sự hạnh phúc.

Các thông tin du lịch và tình hình tái thiết của tỉnh Fukushima, xem tại đây. Website.

Thư Kỳ

Bài viết được đề xuất