Những đồ ăn được UNESCO vinh danh là di sản thế giới

[Caption]Ngày 16/12, UNESCO công bố quyết định ghi Văn hóa bán hàng rong của Singapore vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại, sau hai năm quốc gia này trình đề cử.

Bữa ăn kiểu Pháp, văn hóa bia Bỉ, nghệ thuật làm bánh pizza Napoli, kimchi… là những thứ được UNESCO xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể. – Du lịch

[Caption]Ngày 16/12, UNESCO công bố quyết định ghi Văn hóa bán hàng rong của Singapore vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại, sau hai năm quốc gia này trình đề cử.

Tháng 12/2020, UNESCO công bố quyết định ghi Văn hóa bán hàng rong của Singapore vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại, sau hai năm quốc gia này trình đề cử. Thủ tướng Lý Hiển Long cảm ơn những người bán hàng đã “nuôi dưỡng quốc gia” và khuyến khích người dân ăn mừng bằng cách đặt món. Ảnh: Aaron Massarano/iStock
>> Ẩm thực đường phố Singapore

Tháng 12/2017, Nghệ thuật làm bánh Pizza Napoli được UNESCO công nhận  là Di sản Văn hóa phi vật thể. Pizza Napoli gồm một lớp vỏ mỏng được nướng bằng củi với hai loại bánh truyền thống là Marinara (cà chua, tỏi, rau, dầu) và Margherita (cà chua, phô mai mozzarella, lá húng quế). Ảnh: Wiki

Tháng 12/2017, “Nghệ thuật làm bánh Pizza Napoli” được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể. Pizza Napoli gồm một lớp vỏ mỏng được nướng bằng củi với hai loại bánh truyền thống là Marinara (cà chua, tỏi, rau, dầu) và Margherita (cà chua, phô mai mozzarella, lá húng quế). Ảnh: Wiki
>>
Nghệ thuật làm bánh pizza ở Italy

Bia BỉViệc sản xuất bia ở Bỉ có từ thế kỷ thứ 6. Ngày nay, Bỉ óc hơn 1.000 loại bia khác nhau, từ có màu vàng nhạt đến nâu sẫm, từ có vị ngọt đến đắng... Và đây là thức uống mà thực khách ghé thăm quốc gia này nhất định không nên bỏ qua. Vào ngày 30/11/2016, UNESCO đã đưa Văn hóa bia Bỉ vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ảnh: Sebalos/iStock

Việc sản xuất bia ở Bỉ có từ thế kỷ thứ 6. Ngày nay, Bỉ có hơn 1.000 loại bia khác nhau, từ màu vàng nhạt đến nâu sẫm, từ có vị ngọt đến đắng… Và đây là thức uống mà thực khách ghé thăm quốc gia này nhất định không nên bỏ qua. Vào ngày 30/11/2016, UNESCO đã đưa Văn hóa bia Bỉ vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ảnh: Sebalos/iStock

Lavash là một dạng bánh mì dẹt truyền thống. Lavash là loại bánh mì mỏng với nguyên liệu chính là bột, nước và muối. Khi bột được nhào đến độ dẻo dai thì người thợ sẽ cán thật mỏng chúng trên mặt phẳng. Lavash là một dạng bánh mỳ dẹt truyền thống, gắn bó rất chặt với ẩm thực Armenia. Việc chuẩn bị loại bánh này đòi hỏi nhiều công sức, sự phối hợp và kỹ năng tốt của những người làm bánh. Nó giúp tăng cường sự kết nối trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Thông thường tại Armenia, phụ nữ sẽ cùng nhau làm và nướng bánh lavash. Bánh thường được ăn cùng phô mai, rau xanh và thịt. Lavash có vai trò quan trọng về mặt nghi thức trong các đám cưới, tại đó bánh được đặt lên vai cặp vợ chồng mới kết hôn, biểu tượng cho khả năng sinh đẻ và sự phồn thịnh.

Lavash là một dạng bánh mì dẹt truyền thống của người Armenia. Nguyên liệu chính của nó là bột, nước và muối. Khi bột được nhào đến độ sánh mịn nhất định sẽ được cán thật mỏng rồi đem nướng. Năm 2014, nó được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Thông thường tại Amernia, các bà các mẹ sẽ cùng nhau làm và nướng bánh lavash. Nó thường ăn cùng phô mai, rau xanh, thịt và là món không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống, đám cưới. Ảnh: Gecko photos/iStock

Kim chi Hàn QuốcNăm 2013, Kimjang - văn hóa muối kim chi truyền thống của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Theo văn hóa Kimjang, kim chi được làm vào mùa đông, tức là khoảng tháng 11 hàng năm, với số lượng lớn, đủ để cả gia đình sử dụng trong suốt nhiều tháng. Các loại kim chi trong văn hóa muối kim chi có những điểm khác nhau theo từng khu vực và từng gia đình nhưng nhìn chung đều kết nối mẹ với con gái, mẹ chồng với con dâu. Ảnh: Seoulsync

Năm 2013, Kimjang – văn hóa muối kim chi truyền thống của Hàn Quốc – đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Theo văn hóa Kimjang, kim chi được làm vào mùa đông, tức là khoảng tháng 11 hàng năm, với số lượng lớn, đủ để cả gia đình sử dụng trong suốt nhiều tháng. Các loại kim chi trong văn hóa muối kim chi có những điểm khác nhau theo từng khu vực và từng gia đình nhưng nhìn chung đều kết nối mẹ với con gái, mẹ chồng với con dâu. Ảnh: Seoulsync
Vì sao kimchi được coi là món ăn lành mạnh?

Washoku là văn hóa ẩm thực truyền thống của Nhật Bản, khởi sinh từ nguyên liệu thực phẩm bản địa, kết tinh suốt hàng nghìn năm. Washoku bao gồm 7 loại nguyên liệu chính, bao gồm cây trồng gốc, rau xanh, trái cây, thực vật hoang dã ăn được, thực vật biển và ngũ cốc, trong đó gạo và đậu nành nổi bật nhất. Ngoài ra còn có một số thành phần hỗ trợ bao gồm protein động vật từ cá, thịt, trứng.Washoku mang 4 đặc điểm chính được xem là triết lý ẩm thực của người Nhật: Hương vị thuần túy của nguồn nguyên liệu tươi ngon, cân bằng dinh dưỡng, thể hiện vẻ đẹp tự nhiên và sự luân chuyển 4 mùa. Đây cũng là nét văn hóa được UNESCO năm 2013 công nhận Di sản văn hóa phi vật thể. Ảnh: Kuppa rock/iStock

Washoku là văn hóa ẩm thực truyền thống của Nhật Bản, khởi sinh từ nguyên liệu thực phẩm bản địa, kết tinh suốt hàng nghìn năm. Washoku bao gồm 7 loại nguyên liệu chính, bao gồm cây trồng gốc, rau xanh, trái cây, thực vật hoang dã ăn được, thực vật biển và ngũ cốc, trong đó gạo và đậu nành nổi bật nhất. Ngoài ra còn có một số thành phần hỗ trợ bao gồm protein động vật từ cá, thịt, trứng.
Washoku mang 4 đặc điểm chính được xem là triết lý ẩm thực của người Nhật: Hương vị thuần túy của nguồn nguyên liệu tươi ngon, cân bằng dinh dưỡng, thể hiện vẻ đẹp tự nhiên và sự luân chuyển 4 mùa. Đây cũng là nét văn hóa được UNESCO năm 2013 công nhận Di sản văn hóa phi vật thể. Ảnh: Kuppa rock/iStock
>>
Washoku, văn hóa ẩm thực giúp người Nhật sống thọ nhất thế giới

Bữa ăn PhápTháng 11/ 2010, bữa ăn kiểu Pháp được UNESCO chính thức vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là lần đầu tiên nghệ thuật ẩm thực có mặt trong danh sách xếp hạng cao quý này.

Tháng 11/2010, “bữa ăn kiểu Pháp” được UNESCO chính thức vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là lần đầu tiên nghệ thuật ẩm thực có mặt trong danh sách xếp hạng cao quý này.
Trong số các tiêu chuẩn để nghệ thuật ẩm thực Pháp được xếp hạng có nghệ thuật bày bàn, phong cách đặc biệt khi ăn, nghi thức tinh tế, ẩm thực có chất lượng cao như rượu vang hảo hạng được sản xuất ở các địa điểm danh tiếng… Bữa ăn kiểu Pháp tuân thủ theo trình tự: món khai vị, món đầu bữa, các món chính, phô mai, món tráng miệng và kết thúc là một loại rượu. Do đó, việc thưởng thức một bữa ăn kiểu Pháp khi đến quốc gia này là điều mà du khách nhất định nên thử. Ảnh: Citegastronomie parisrungis

Ngoài những thứ kể trên, UNESCO còn công nhận cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, ẩm thực Mexico, ẩm thực Địa Trung Hải, rượu vang vùng Gruzia… là di sản văn hoá phi vật thể.

10 quốc gia có ẩm thực ngon nhất thế giới

Anh Minh (Theo Michelin Guide)

Du lịch phối hợp với Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB), Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) mở cuộc khảo sát nhu cầu và xu hướng của du khách Việt sau 2 năm ảnh hưởng của Covid-19. Độc giả tham gia tại đây để có cơ hội nhận nhiều phần quà giá trị từ Sun World và Mường Thanh.

Bài viết được đề xuất