Cây bạch quả 800 tuổi rụng lá vàng rực

Hàn Quốc- Cuối thu ở thành phố Wonju, du khách lại được ngắm nhìn cây bạch quả cổ thụ rụng lá phủ vàng cả một khoảng sân rộng. – Du lịch

[Caption]d

Cây bạch quả 800 tuổi bắt đầu rụng lá kín khuôn viên xung quanh khiến nơi này như được trải thảm vàng rực rỡ. Bộ ảnh được chụp ngày 11/11 tại làng Bangye-ri, thành phố Wonju, tỉnh Gangwon, cách thủ đô Seoul khoảng 130 km. Cây cao khoảng 34 m và chu vi tán rộng nhất lên tới 16 m. Ảnh: ICphoto

[Caption]d

Là một trong những loại cây sống lâu và rất phổ biến ở các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, bạch quả còn được gọi là “hóa thạch sống”. Cây bạch quả du nhập vào Hàn Quốc lần đầu cùng thời điểm đạo Phật và đạo Khổng của Trung Quốc được truyền bá vào nước này. Cứ vào cuối thu, bạch quả sẽ chuyển màu lá vàng hoàn toàn và rụng dần. Ảnh: ICphoto

[Caption]d

Ở xứ sở kimchi, cây bạch quả thường trồng thành hàng dài trên phố hoặc ở các đình đài vì đến mùa thu lá chuyển màu rất đẹp, ngoài ra cây có thể chống chịu được bệnh tật, côn trùng gây hại và cho bóng mát. Ảnh: ICphoto

[Caption]d

Cây bạch quả tại làng Bangye-ri ước tính đã có tuổi đời hơn 800 năm. Cây có nhiều cành cần có trụ chống hỗ trợ, tuy nhiên khi nhìn từ xa các cành nhánh đều tỏa khắp phía đem đến một khung cảnh ấn tượng, đặc biệt vào mùa thu thay lá. Ảnh: ICphoto

[Caption]d

Nhiều câu chuyện dân gian được người làng Bangye-ri kể lại về cây bạch quả lâu năm này. Trong đó có chuyện kể một người đàn ông thuộc tộc người Seongju Lee đã trồng và chăm sóc nó trước khi rời khỏi làng. Câu chuyện khác lại cho rằng một sư thầy bị dân làng chặn trên đường đi sang vùng khác, ông bỏ lại cây gậy rồi rời đi, về sau cây gậy biến thành cây bạch quả. Nhiều người lại tin cây được trồng bởi một con rắn trắng, sinh vật linh thiêng không ai dám đụng tới và dân làng cho rằng mùa màng sẽ bội thu nếu mỗi năm mùa thu đến cây đều rực vàng. Ảnh: ICphoto

Mùa thu năm này ở Hàn Quốc, dù dịch bệnh, du khách vẫn tới tham quan cây bạch quả ở Bangye-ri rất đông. Ảnh: aeonian_1000/Instagram

Mùa thu năm nay ở Hàn Quốc, dù dịch bệnh, du khách vẫn tới tham quan cây bạch quả ở Bangye-ri rất đông. Ảnh: aeonian_1000/Instagram

Ở Bangye-ri, người dân coi cây bạch quả cổ thụ như một cây thiêng cần được chăm sóc và bảo vệ. Cây đã được thành phố Wonju công nhận là di tích tự nhiên từ tháng 1 năm 1964. Ảnh: historylibrary

Ở Bangye-ri, người dân coi cây bạch quả cổ thụ như một cây thiêng cần được chăm sóc và bảo vệ. Cây đã được thành phố Wonju công nhận là di tích tự nhiên từ tháng 1/1964. Ảnh: historylibrary

Khánh Trần (Theo Wonju)

Bài viết được đề xuất