Nhóm du khách Hà Nội ấn tượng với vẻ hùng vĩ và cảnh sắc “đẹp như mơ” ở quốc gia Nam Á sau hai tuần khám phá Pakistan mùa thu. – Du lịch
Pakistan vài năm gần đây là điểm đến thu hút khách Việt mỗi mùa xuân và thu. Nằm ở khu vực núi cao, khí hậu bốn mùa rõ rệt, Pakistan được các thành viên trên những diễn đàn du lịch đánh giá là một trong những quốc gia có mùa thu đẹp ở châu Á.
Vì chưa có đường bay thẳng nên từ Việt Nam, du khách đến Pakistan phải trung chuyển tại ít nhất một điểm. Theo trang web tìm kiếm chuyến bay lớn nhất thế giới Skyscanners, quá cảnh tại Trung Quốc hiện có chi phí thấp so với các đường bay khác.
Thông thường, chuyến bay đáp tại thủ đô Islamabad nhưng đây không phải điểm du lịch chính, du khách được khuyên di chuyển đến vùng Skardu hoặc Gilgit, là những nơi có nhiều cảnh đẹp hơn.
Pakistan vài năm gần đây là điểm đến thu hút khách Việt mỗi mùa xuân và thu. Nằm ở khu vực núi cao, khí hậu bốn mùa rõ rệt, Pakistan được các thành viên trên những diễn đàn du lịch đánh giá là một trong những quốc gia có mùa thu đẹp ở châu Á.
Vì chưa có đường bay thẳng nên từ Việt Nam, du khách đến Pakistan phải trung chuyển tại ít nhất một điểm. Theo trang web tìm kiếm chuyến bay lớn nhất thế giới Skyscanners, quá cảnh tại Trung Quốc hiện có chi phí thấp so với các đường bay khác.
Thông thường, chuyến bay đáp tại thủ đô Islamabad nhưng đây không phải điểm du lịch chính, du khách được khuyên di chuyển đến vùng Skardu hoặc Gilgit, là những nơi có nhiều cảnh đẹp hơn.
Du khách có thể ngắm nhìn quang cảnh núi tuyết của 3 dãy Himalaya, Karakoram, Hindu Kush và đỉnh Nanga Parbat cao 8.126 m trên chặng Islamabad và Skardu. Ảnh trên là đỉnh K2 thuộc Karakoram, đỉnh cao nhất Pakistan và thứ hai thế giới (8.611 m).
Du khách có thể ngắm nhìn quang cảnh núi tuyết của 3 dãy Himalaya, Karakoram, Hindu Kush và đỉnh Nanga Parbat cao 8.126 m trên chặng Islamabad và Skardu. Ảnh trên là đỉnh K2 thuộc Karakoram, đỉnh cao nhất Pakistan và thứ hai thế giới (8.611 m).
Chị Bích Ngọc, 34 tuổi, Hà Nội, cùng nhóm bạn tới Pakistan từ 17/10 đến 1/11 và ngắm mùa thu “đẹp như mơ” của quốc gia Nam Á này. Cả đoàn đã tới một số địa danh ở miền Bắc Pakistan như Fairy Meadows (nơi có độ cao trên 3.300 m), Công viên quốc gia Deosai, khu vực Skardu và thung lũng Khaplu (nằm gần khu vực tranh chấp Kashmir), thung lũng Hunza – Nagar (biên giới phía bắc) và vùng lân cận.
Theo chị Ngọc, Pakistan có sự khác biệt lớn về khí hậu giữa miền Nam và Bắc. Tháng 10, miền Nam vẫn nóng nhưng miền Bắc đã lạnh. Một số nơi ban đêm nhiệt độ có thể xuống tới âm 8 độ C. “Nằm trong những căn nhà bằng gỗ thô sơ, đắp đến ba bốn lớp chăn vẫn lạnh nếu không có sưởi”, chị Ngọc nói.
Chị Bích Ngọc, 34 tuổi, Hà Nội, cùng nhóm bạn tới Pakistan từ 17/10 đến 1/11 và ngắm mùa thu “đẹp như mơ” của quốc gia Nam Á này. Cả đoàn đã tới một số địa danh ở miền Bắc Pakistan như Fairy Meadows (nơi có độ cao trên 3.300 m), Công viên quốc gia Deosai, khu vực Skardu và thung lũng Khaplu (nằm gần khu vực tranh chấp Kashmir), thung lũng Hunza – Nagar (biên giới phía bắc) và vùng lân cận.
Theo chị Ngọc, Pakistan có sự khác biệt lớn về khí hậu giữa miền Nam và Bắc. Tháng 10, miền Nam vẫn nóng nhưng miền Bắc đã lạnh. Một số nơi ban đêm nhiệt độ có thể xuống tới âm 8 độ C. “Nằm trong những căn nhà bằng gỗ thô sơ, đắp đến ba bốn lớp chăn vẫn lạnh nếu không có sưởi”, chị Ngọc nói.
Từ Skardu, nhóm Ngọc thuê ôtô 7 chỗ, có tài xế nói tiếng Anh kiêm hướng dẫn viên. Xe đón từ sân bay Skardu xuất phát đi tham quan bình nguyên cao thứ hai thế giới – Deosai, ở miền Bắc. Điểm này chỉ có thể tiếp cận vào đầu hè tới cuối thu với quang cảnh thay đổi suốt đường đi, từ những con đường gập ghềnh, đến những thung lũng, rồi những vách núi. Nhiều đoạn chỉ đủ một chiếc xe nhỏ.
“Ở một số địa hình khó, leo núi xa, cả đoàn phải cưỡi ngựa hơn hai giờ quanh các vách núi cheo leo”, chị Ngọc nói.
Từ Skardu, nhóm Ngọc thuê ôtô 7 chỗ, có tài xế nói tiếng Anh kiêm hướng dẫn viên. Xe đón từ sân bay Skardu xuất phát đi tham quan bình nguyên cao thứ hai thế giới – Deosai, ở miền Bắc. Điểm này chỉ có thể tiếp cận vào đầu hè tới cuối thu với quang cảnh thay đổi suốt đường đi, từ những con đường gập ghềnh, đến những thung lũng, rồi những vách núi. Nhiều đoạn chỉ đủ một chiếc xe nhỏ.
“Ở một số địa hình khó, leo núi xa, cả đoàn phải cưỡi ngựa hơn hai giờ quanh các vách núi cheo leo”, chị Ngọc nói.
Hồ Shausar có làn nước xanh ngọc bích, thuộc vùng cao nguyên Deosai. Ở đây có những cung đường uốn lượn và dãy núi tuyết hùng vĩ, độ cao trung bình 4.114 m.
Hồ Shausar có làn nước xanh ngọc bích, thuộc vùng cao nguyên Deosai. Ở đây có những cung đường uốn lượn và dãy núi tuyết hùng vĩ, độ cao trung bình 4.114 m.
Thung lũng Hunza – Nagar nơi được mệnh danh là thiên đường nơi hạ giới của Pakistan với những ngôi làng đẹp như tranh vẽ. Mùa thu, nơi này được tô điểm với sắc vàng – cam – hồng của hàng chục nghìn cây sơri, mơ, óc chó, dâu, cây lá phong hàng trăm năm tuổi. Nơi này còn có những vườn táo với sắc đỏ, xanh bên những hàng bạch dương đang chuyển vàng rực rỡ.
Thung lũng Hunza – Nagar nơi được mệnh danh là thiên đường nơi hạ giới của Pakistan với những ngôi làng đẹp như tranh vẽ. Mùa thu, nơi này được tô điểm với sắc vàng – cam – hồng của hàng chục nghìn cây sơri, mơ, óc chó, dâu, cây lá phong hàng trăm năm tuổi. Nơi này còn có những vườn táo với sắc đỏ, xanh bên những hàng bạch dương đang chuyển vàng rực rỡ.
Cả nhóm trải nghiệm cung đường đi bộ dài 5 tiếng từ cầu treo Passu tới cầu treo Hussaini. Cầu nằm giữa cảnh kỳ vĩ của dãy Passu Cones và sông Hunza. “Tôi đã thành công khi vượt qua nỗi sợ để đi trên chiếc cầu treo nguy hiểm”, chị Ngọc nói.
Cả nhóm trải nghiệm cung đường đi bộ dài 5 tiếng từ cầu treo Passu tới cầu treo Hussaini. Cầu nằm giữa cảnh kỳ vĩ của dãy Passu Cones và sông Hunza. “Tôi đã thành công khi vượt qua nỗi sợ để đi trên chiếc cầu treo nguy hiểm”, chị Ngọc nói.
Chị Ngọc và nhóm bạn có nhiều ngày đi bộ đường dài nhưng không chán, mệt vì “mỗi bước ngoặt lại thấy cảnh đẹp”.
Trên ảnh là pháo đài Baltit 800 tuổi giữa rừng bạch dương buổi sớm. Công trình có nhiều hiện vật quý và khu vườn hoàng gia nhìn ra sông Hunza xanh màu ngọc chạy dọc theo cao tốc Karakoram.
Chị Ngọc và nhóm bạn có nhiều ngày đi bộ đường dài nhưng không chán, mệt vì “mỗi bước ngoặt lại thấy cảnh đẹp”.
Trên ảnh là pháo đài Baltit 800 tuổi giữa rừng bạch dương buổi sớm. Công trình có nhiều hiện vật quý và khu vườn hoàng gia nhìn ra sông Hunza xanh màu ngọc chạy dọc theo cao tốc Karakoram.
Hành trình mạo hiểm, vượt qua những khối băng cao trong lòng sông băng ở Passu “rất khó quên”.
Cả nhóm băng qua rừng thông để lên điểm ngắm cảnh 3.300 m, choáng ngợp bởi vẻ đẹp của đỉnh Rakaposhi 7.788 m ở cự ly gần và sông băng Minapin rộng lớn dưới chân, cùng tầm nhìn bao quát toàn bộ vùng hạ – trung Hunza. “Khi tiến vào lòng sông, chúng tôi cảm thấy thật nhỏ bé trước những khối băng vĩnh cửu”, chị Ngọc cho hay.
Để khám phá sông băng, cần có hướng dẫn viên chuyên nghiệp người bản địa đi cùng. Dù vậy, đây vẫn là trải nghiệm mạo hiểm, du khách cần cân nhắc trước khi tham gia. Một khối băng nhỏ tại đây cũng cao khoảng 5 m.
Hành trình mạo hiểm, vượt qua những khối băng cao trong lòng sông băng ở Passu “rất khó quên”.
Cả nhóm băng qua rừng thông để lên điểm ngắm cảnh 3.300 m, choáng ngợp bởi vẻ đẹp của đỉnh Rakaposhi 7.788 m ở cự ly gần và sông băng Minapin rộng lớn dưới chân, cùng tầm nhìn bao quát toàn bộ vùng hạ – trung Hunza. “Khi tiến vào lòng sông, chúng tôi cảm thấy thật nhỏ bé trước những khối băng vĩnh cửu”, chị Ngọc cho hay.
Để khám phá sông băng, cần có hướng dẫn viên chuyên nghiệp người bản địa đi cùng. Dù vậy, đây vẫn là trải nghiệm mạo hiểm, du khách cần cân nhắc trước khi tham gia. Một khối băng nhỏ tại đây cũng cao khoảng 5 m.
Trong hành trình nhóm chị Ngọc được tham dự một đám cưới truyền thống với sự có mặt của hầu hết dân làng Passu. Cô dâu mặc áo truyền thống màu đỏ, đính đá và những phụ kiện lấp lánh. Tiệc cưới là những món truyền thống địa phương, như bánh naan, đùi bò Yak hầm và trà sữa.
“Mọi người quây quần, nhảy múa chúc mừng đôi trẻ. Khung cảnh hoàng hôn rực rỡ và dãy núi hùng vĩ như sống lưng của khủng long phía sau tạo nên một bức tranh đẹp tuyệt”, Ngọc cho hay.
Trong hành trình nhóm chị Ngọc được tham dự một đám cưới truyền thống với sự có mặt của hầu hết dân làng Passu. Cô dâu mặc áo truyền thống màu đỏ, đính đá và những phụ kiện lấp lánh. Tiệc cưới là những món truyền thống địa phương, như bánh naan, đùi bò Yak hầm và trà sữa.
“Mọi người quây quần, nhảy múa chúc mừng đôi trẻ. Khung cảnh hoàng hôn rực rỡ và dãy núi hùng vĩ như sống lưng của khủng long phía sau tạo nên một bức tranh đẹp tuyệt”, Ngọc cho hay.
Mùa thu cũng là mùa thu hoạch táo. Du khách có thể tới những trang trại táo hoặc những điểm thu mua để thưởng thức tại chỗ. Người dân luôn sẵn sàng tặng bạn miễn phí.
Mùa thu cũng là mùa thu hoạch táo. Du khách có thể tới những trang trại táo hoặc những điểm thu mua để thưởng thức tại chỗ. Người dân luôn sẵn sàng tặng bạn miễn phí.
Chuyến đi của Ngọc hết khoảng 70 triệu mỗi người, cô cho biết đặt dịch vụ sát ngày. Nếu khách đi đoàn đông chi phí sẽ rẻ hơn.
Điều cả đoàn đều ấn tượng sau hai tuần là sự hiếu khách và nhiệt tình của người dân. “Con người Pakistan vất vả nhưng họ nhiệt tình đưa chúng tôi tham quan khắp nơi mà không tính tiền”, Ngọc nói. Họ cũng chia sẻ với khách cách chăm sóc động vật cũng như truyền thống của những người bản địa.
Chuyến đi của Ngọc hết khoảng 70 triệu mỗi người, cô cho biết đặt dịch vụ sát ngày. Nếu khách đi đoàn đông chi phí sẽ rẻ hơn.
Điều cả đoàn đều ấn tượng sau hai tuần là sự hiếu khách và nhiệt tình của người dân. “Con người Pakistan vất vả nhưng họ nhiệt tình đưa chúng tôi tham quan khắp nơi mà không tính tiền”, Ngọc nói. Họ cũng chia sẻ với khách cách chăm sóc động vật cũng như truyền thống của những người bản địa.
Tâm Anh
Ảnh: Trịnh Nam Thái