Ngày càng nhiều bản làng làm du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn xanh, du khách có thể tham quan, du xuân đầu năm mới. – Du lịch
Bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Bản Sin Suối Hồ thuộc xã Sin Suối Hồ, cách TP Lai Châu khoảng 30 km và nằm ở độ cao gần 1.500 m so với mực nước biển, dưới chân núi Sơn Bạc Mây. Năm 2015, Sin Suối Hồ được công nhận là bản du lịch cộng đồng. Bản ngày càng thu hút khách tham quan nhờ không gian trong lành, sạch sẽ và cách làm du lịch mới mẻ. Trong hai năm 2022 và 2023, bản đón khoảng 30.000 lượt khách, trong đó có nhiều khách quốc tế đến từ 15 quốc gia như Mỹ, Australia, Canada. Ảnh: Lekima Hung
Bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Bản Sin Suối Hồ thuộc xã Sin Suối Hồ, cách TP Lai Châu khoảng 30 km và nằm ở độ cao gần 1.500 m so với mực nước biển, dưới chân núi Sơn Bạc Mây. Năm 2015, Sin Suối Hồ được công nhận là bản du lịch cộng đồng. Bản ngày càng thu hút khách tham quan nhờ không gian trong lành, sạch sẽ và cách làm du lịch mới mẻ. Trong hai năm 2022 và 2023, bản đón khoảng 30.000 lượt khách, trong đó có nhiều khách quốc tế đến từ 15 quốc gia như Mỹ, Australia, Canada. Ảnh: Lekima Hung
Sin Suối Hồ là bản người dân tộc Mông sinh sống chủ yếu. Bản hướng đến làm du lịch chất lượng cao nên du khách đến thăm được đề nghị không cho tiền hay kẹo cho trẻ em. Người lớn trong bản không uống rượu, cờ bạc và nghiện hút. Không gian bản làng sạch sẽ, đường đi nhiều cây xanh và hoa, du khách đi dạo cảm thấy như lạc vào một hoa viên. Trong bản có nhiều biển chỉ dẫn và các điểm thu gom rác, giúp cho bản luôn sạch sẽ, gọn gàng. Ảnh: Lekima Hung
Sin Suối Hồ là bản người dân tộc Mông sinh sống chủ yếu. Bản hướng đến làm du lịch chất lượng cao nên du khách đến thăm được đề nghị không cho tiền hay kẹo cho trẻ em. Người lớn trong bản không uống rượu, cờ bạc và nghiện hút. Không gian bản làng sạch sẽ, đường đi nhiều cây xanh và hoa, du khách đi dạo cảm thấy như lạc vào một hoa viên. Trong bản có nhiều biển chỉ dẫn và các điểm thu gom rác, giúp cho bản luôn sạch sẽ, gọn gàng. Ảnh: Lekima Hung
Nhờ khí hậu trong lành, mát mẻ cùng bản sắc văn hóa riêng, người dân phát triển mạnh du lịch cộng đồng. Hiện Sin Suối Hồ hiện có hơn 20 hộ gia đình làm homestay, mỗi homestay đều có cổng chào, biển báo bằng gỗ. Những nhà không có điều kiện sẽ nuôi lợn, nuôi gà, trồng rau cung cấp thực phẩm cho khách du lịch.
Trong bản Sin Suối Hồ có một quán cà phê với view ngắm cảnh đẹp. Chủ quán là một chàng trai từ miền Nam ra bản du lịch, đem lòng yêu một cô gái dân tộc ở đây. Anh ở lại sinh sống và mở quán cà phê này. Ảnh: Lekima Hung
Nhờ khí hậu trong lành, mát mẻ cùng bản sắc văn hóa riêng, người dân phát triển mạnh du lịch cộng đồng. Hiện Sin Suối Hồ hiện có hơn 20 hộ gia đình làm homestay, mỗi homestay đều có cổng chào, biển báo bằng gỗ. Những nhà không có điều kiện sẽ nuôi lợn, nuôi gà, trồng rau cung cấp thực phẩm cho khách du lịch.
Trong bản Sin Suối Hồ có một quán cà phê với view ngắm cảnh đẹp. Chủ quán là một chàng trai từ miền Nam ra bản du lịch, đem lòng yêu một cô gái dân tộc ở đây. Anh ở lại sinh sống và mở quán cà phê này. Ảnh: Lekima Hung
Thôn Lô Lô Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Thôn Lô Lô Chải cách cột cờ Lũng Cú khoảng 1,5 km, là nơi còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống thông qua những căn nhà trình tường từ nhiều đời của người Lô Lô. Đầu năm 2022, Lô Lô Chải được công nhận Làng Văn hóa Du lịch. Trong hai năm qua, chính quyền và người dân từng bước cùng nhau làm du lịch chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Lượng du khách đến thôn ngày một đông. Ảnh: Ngọc Hải
Thôn Lô Lô Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Thôn Lô Lô Chải cách cột cờ Lũng Cú khoảng 1,5 km, là nơi còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống thông qua những căn nhà trình tường từ nhiều đời của người Lô Lô. Đầu năm 2022, Lô Lô Chải được công nhận Làng Văn hóa Du lịch. Trong hai năm qua, chính quyền và người dân từng bước cùng nhau làm du lịch chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Lượng du khách đến thôn ngày một đông. Ảnh: Ngọc Hải
Lô Lô Chải có 119 hộ với 542 nhân khẩu, trong đó có 42 hộ làm homestay, 5 hộ mở thêm nhà hàng. Ngày khách đông nhất lên tới 700-800 lượt người, thường vào cuối tuần, dịp lễ Tết. Ảnh: Tuấn Đào
Lô Lô Chải có 119 hộ với 542 nhân khẩu, trong đó có 42 hộ làm homestay, 5 hộ mở thêm nhà hàng. Ngày khách đông nhất lên tới 700-800 lượt người, thường vào cuối tuần, dịp lễ Tết. Ảnh: Tuấn Đào
Trong thôn, các căn nhà vẫn giữ nguyên kiến trúc của người Lô Lô, là nhà trình tường đất kín 3 mặt, cổng và tường rào bằng đá xếp thủ công. Để phù hợp làm du lịch, các hộ dân đã sửa sang, làm thêm công trình vệ sinh khép kín, tiện cho du khách đến ăn nghỉ, sinh hoạt và không ảnh hưởng đến kiến trúc bên ngoài và tổng thể. Ảnh: Tuấn Đào
Trong thôn, các căn nhà vẫn giữ nguyên kiến trúc của người Lô Lô, là nhà trình tường đất kín 3 mặt, cổng và tường rào bằng đá xếp thủ công. Để phù hợp làm du lịch, các hộ dân đã sửa sang, làm thêm công trình vệ sinh khép kín, tiện cho du khách đến ăn nghỉ, sinh hoạt và không ảnh hưởng đến kiến trúc bên ngoài và tổng thể. Ảnh: Tuấn Đào
Làng Tân Hóa, xã Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình
Tân Hóa được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) vinh danh “Làng du lịch tốt nhất thế giới” năm 2023. Đây là vùng “rốn lũ” của Quảng Bình, từng trải qua trận lụt lịch sử năm 2020, mực nước dâng cao 12 m, nhấn chìm hầu hết nhà cửa. Dân làng phải sơ tán lên các hang đá và vách núi trú ẩn. Ảnh: Oxalis Adventure
Làng Tân Hóa, xã Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình
Tân Hóa được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) vinh danh “Làng du lịch tốt nhất thế giới” năm 2023. Đây là vùng “rốn lũ” của Quảng Bình, từng trải qua trận lụt lịch sử năm 2020, mực nước dâng cao 12 m, nhấn chìm hầu hết nhà cửa. Dân làng phải sơ tán lên các hang đá và vách núi trú ẩn. Ảnh: Oxalis Adventure
Năm 2011, người dân Tân Hóa có sáng kiến làm bè phao để sống chung với lũ. Năm 2012, họ cải tiến thành mô hình nhà nổi, giúp người dân có thể sinh hoạt bình thường trong lũ. Năm 2023, Tân Hóa có 620 căn nhà nổi được xây dựng 100% từ tiền tài trợ. Kể từ khi phát triển du lịch, Tân Hoá có nhiều thay đổi, cuộc sống cải thiện, làng xã đẹp hơn, thu nhập người dân tăng cao. Ảnh: Oxalis Adventure
Năm 2011, người dân Tân Hóa có sáng kiến làm bè phao để sống chung với lũ. Năm 2012, họ cải tiến thành mô hình nhà nổi, giúp người dân có thể sinh hoạt bình thường trong lũ. Năm 2023, Tân Hóa có 620 căn nhà nổi được xây dựng 100% từ tiền tài trợ. Kể từ khi phát triển du lịch, Tân Hoá có nhiều thay đổi, cuộc sống cải thiện, làng xã đẹp hơn, thu nhập người dân tăng cao. Ảnh: Oxalis Adventure
Tân Hóa định hướng phát triển theo mô hình làng du lịch thích ứng với thời tiết, cung cấp các trải nghiệm như homestay, làm nông, ăn uống tại nhà dân, bán hàng lưu niệm. Hiện Tân Hóa đã có mô hình trải nghiệm du lịch mùa lũ.
Điểm du lịch cộng đồng Tân Hoá ngày càng được biết đến nhiều bởi là nơi xuất phát của các chuyến chinh phục hang động nổi tiếng như Tú Làn, Hang Tiên. Ở Tân Hoá, du khách còn được trải nghiệm xe địa hình ATV. Ảnh: Oxalis Adventure
Tân Hóa định hướng phát triển theo mô hình làng du lịch thích ứng với thời tiết, cung cấp các trải nghiệm như homestay, làm nông, ăn uống tại nhà dân, bán hàng lưu niệm. Hiện Tân Hóa đã có mô hình trải nghiệm du lịch mùa lũ.
Điểm du lịch cộng đồng Tân Hoá ngày càng được biết đến nhiều bởi là nơi xuất phát của các chuyến chinh phục hang động nổi tiếng như Tú Làn, Hang Tiên. Ở Tân Hoá, du khách còn được trải nghiệm xe địa hình ATV. Ảnh: Oxalis Adventure
Tâm Anh