Quảng Nam- Hội An có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, mang đậm bản sắc vùng sông nước. – Du lịch
Nằm cách khu phố cổ Hội An 3 km về hướng tây, làng gốm Thanh Hà tọa lạc bên bờ sông Thu Bồn. Với lịch sử hình thành và phát triển hơn 500 năm, nghề gốm của làng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nằm cách khu phố cổ Hội An 3 km về hướng tây, làng gốm Thanh Hà tọa lạc bên bờ sông Thu Bồn. Với lịch sử hình thành và phát triển hơn 500 năm, nghề gốm của làng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nguyên liệu chính để sản xuất gốm của làng Thanh Hà là đất sét nâu, được khai thác dọc sông Thu Bồn. Trải qua quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công, các sản phẩm gốm của làng khá phong phú với các loại bát, đĩa, bình, chum, vại và cả những con vật gần gũi.
Nguyên liệu chính để sản xuất gốm của làng Thanh Hà là đất sét nâu, được khai thác dọc sông Thu Bồn. Trải qua quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công, các sản phẩm gốm của làng khá phong phú với các loại bát, đĩa, bình, chum, vại và cả những con vật gần gũi.
Ghé thăm làng vào một buổi trưa hè, du khách sẽ không khó để bắt gặp những vật phẩm gốm thô nằm phơi nắng trong sân. Sản phẩm của làng có hai dòng chính là gốm sành nâu (được nung với lửa có mức nhiệt từ 800 đến 1.000 độ C) và gốm đỏ (mức nhiệt dưới 300 độ C).
Ghé thăm làng vào một buổi trưa hè, du khách sẽ không khó để bắt gặp những vật phẩm gốm thô nằm phơi nắng trong sân. Sản phẩm của làng có hai dòng chính là gốm sành nâu (được nung với lửa có mức nhiệt từ 800 đến 1.000 độ C) và gốm đỏ (mức nhiệt dưới 300 độ C).
Tại đây, du khách có cơ hội trải nghiệm vẽ, nặn gốm ngay tại nhà dân. Bên cạnh đó, bạn có thể ghé thăm Công viên đất nung, nơi những công trình kiến trúc nổi tiếng của Việt Nam và kỳ quan trên thế giới được tái hiện dưới bàn tay của các nghệ nhân gốm.
Tại đây, du khách có cơ hội trải nghiệm vẽ, nặn gốm ngay tại nhà dân. Bên cạnh đó, bạn có thể ghé thăm Công viên đất nung, nơi những công trình kiến trúc nổi tiếng của Việt Nam và kỳ quan trên thế giới được tái hiện dưới bàn tay của các nghệ nhân gốm.
Cách làng gốm Thanh Hà chừng 5 km về phía đông là làng mộc Kim Bồng. Khởi phát nghề mộc từ thế kỷ 16, làng Kim Bồng nổi tiếng với những sản phẩm gia dụng, xây dựng và đặc biệt là nghề đóng tàu.
Cách làng gốm Thanh Hà chừng 5 km về phía đông là làng mộc Kim Bồng. Khởi phát nghề mộc từ thế kỷ 16, làng Kim Bồng nổi tiếng với những sản phẩm gia dụng, xây dựng và đặc biệt là nghề đóng tàu.
Do nằm ở hạ lưu của một nhánh sông Thu Bồn, nhìn sang bờ bên kia là phố cổ Hội An, nghề đóng tàu của làng Kim Bồng từng phát triển rực rỡ vào giai đoạn đầu những năm 2000. Hiện tại, làng Kim Bồng đang đẩy mạnh nghề mộc thủ công mỹ nghệ để phục vụ du lịch.
Do nằm ở hạ lưu của một nhánh sông Thu Bồn, nhìn sang bờ bên kia là phố cổ Hội An, nghề đóng tàu của làng Kim Bồng từng phát triển rực rỡ vào giai đoạn đầu những năm 2000. Hiện tại, làng Kim Bồng đang đẩy mạnh nghề mộc thủ công mỹ nghệ để phục vụ du lịch.
Một trải nghiệm đáng thử ở làng Kim Bồng là dạo quanh khu vực ven sông, chứng kiến những con tàu được kéo lên bờ bằng hệ thống ròng rọc và đường ray, tận hưởng gió trời và nhìn ngắm Hội An từ bên này sông.
Một trải nghiệm đáng thử ở làng Kim Bồng là dạo quanh khu vực ven sông, chứng kiến những con tàu được kéo lên bờ bằng hệ thống ròng rọc và đường ray, tận hưởng gió trời và nhìn ngắm Hội An từ bên này sông.
Nếu phía đông của làng Kim Bồng chuyên đóng tàu thuyền, thì phía Tây lại chuyên đồ mỹ nghệ. Đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Kim Bồng cũng được thể hiện qua những bức tranh phong cảnh phóng khoáng, được bày bán trên con đường chính của làng.
Nếu phía đông của làng Kim Bồng chuyên đóng tàu thuyền, thì phía Tây lại chuyên đồ mỹ nghệ. Đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Kim Bồng cũng được thể hiện qua những bức tranh phong cảnh phóng khoáng, được bày bán trên con đường chính của làng.
Từ làng Kim Bồng đi 9 km về phía bắc, qua trung tâm Hội An, là đến làng rau Trà Quế có tuổi đời 400 năm. Đây cũng là điểm đến được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Du khách sẽ lạc vào một không gian xanh ngát với hàng chục loại rau, nổi bật là rau gia vị, đang được chăm bón tại đây.
Từ làng Kim Bồng đi 9 km về phía bắc, qua trung tâm Hội An, là đến làng rau Trà Quế có tuổi đời 400 năm. Đây cũng là điểm đến được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Du khách sẽ lạc vào một không gian xanh ngát với hàng chục loại rau, nổi bật là rau gia vị, đang được chăm bón tại đây.
Du khách sẽ tìm hiểu quy trình trồng rau sạch và thưởng thức những món ăn được chế biến từ rau hái từ vườn. Rau Trà Quế được chăm bằng phân chuồng và bón lót bằng rong vớt ở vùng cuối hạ lưu sông Thu Bồn, tưới bằng nước giếng khoan đã qua xử lý.
Du khách sẽ tìm hiểu quy trình trồng rau sạch và thưởng thức những món ăn được chế biến từ rau hái từ vườn. Rau Trà Quế được chăm bằng phân chuồng và bón lót bằng rong vớt ở vùng cuối hạ lưu sông Thu Bồn, tưới bằng nước giếng khoan đã qua xử lý.
Dù quy trình trồng rau đang dần tự động hóa, người dân vẫn được kêu gọi giữ bản sắc truyền thống của làng nghề. Du khách có thể chiêm ngưỡng tài nghệ gánh nước tưới rau “hai tay như một” của người nông dân.
Dù quy trình trồng rau đang dần tự động hóa, người dân vẫn được kêu gọi giữ bản sắc truyền thống của làng nghề. Du khách có thể chiêm ngưỡng tài nghệ gánh nước tưới rau “hai tay như một” của người nông dân.
Bên cạnh đó, những hoạt động du lịch sinh thái cũng rất thu hút khách du lịch. Bạn sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình gieo mầm, đắp đất và tưới nước cho rau. Đạp xe thăm thú các vườn rau trong khu vực cũng là một hoạt động đáng thử.
Bên cạnh đó, những hoạt động du lịch sinh thái cũng rất thu hút khách du lịch. Bạn sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình gieo mầm, đắp đất và tưới nước cho rau. Đạp xe thăm thú các vườn rau trong khu vực cũng là một hoạt động đáng thử.
Minh Đức
Cẩm nang du lịch Hội An
12 tiếng ăn và chơi tại Hội An