Cách thế giới chào hỏi không chạm vào nhau

Bằng cách chắp tay lại với nhau, bạn sẽ giữ cho nguồn năng lượng của bạn được bảo vệ và kiềm lại, thay vì thu hút năng lượng của người khác. Ảnh: Wikimedia Commons. 

Chắp tay kiểu Thái hay vỗ tay như người Zambia là những cách chào hỏi không cần tiếp xúc nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng và chào đón.  – Du lịch

Để hạn chế sự lây nhiễm nCoV, thế giới đang thay đổi việc bắt tay, ôm hay hongi (kiểu chào chạm mũi của người Maori) sang các cách thức khác như dậm chân, vỗ tay. Song đối với một số nền văn hóa, việc chào hỏi mà không chạm vào nhau là truyền thống.

Ấn Độ

Du khách thường thấy người dân chắp tay trước ngực và nói từ “namaste” (xin chào) khi chào hỏi. Chia sẻ về ý nghĩa của cách chào này, Divya L. Selvakumar, một người Mỹ gốc Ấn cho biết: “Lịch sử của cử chỉ này có từ hàng ngàn năm trước. Một người cúi nhẹ đầu khi thực hiện namaste đối với 1 người khác là thể hiện thông điệp: vị thần trong tôi cúi đầu trước vị thần trong anh”. Đó là cách thể hiện sự khiêm tốn cũng như sự tôn kính, và người ta tin rằng cử chỉ này sẽ bảo vệ cho người thực hiện nó. 

Bằng cách chắp tay lại với nhau, bạn sẽ giữ cho nguồn năng lượng của bạn được bảo vệ và kiềm lại, thay vì thu hút năng lượng của người khác. Ảnh: Wikimedia Commons. 

Bằng cách chắp tay lại với nhau, bạn sẽ giữ cho nguồn năng lượng của bạn được bảo vệ và kiềm lại, thay vì thu hút năng lượng của người khác. Ảnh: Wikimedia Commons. 

Thái Lan

Kiểu chào phổ biến wai gồm việc cúi nhẹ đầu cùng 2 tay chắp trước ngực. Đây là bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của Hindu giáo và Phật giáo với văn hóa Thái Lan trong quá khứ và hiện tại. “Wai thể hiện sự cởi mở, không mang theo vũ khí và thiện chí hòa bình”, Amporn Marddent, giảng viên chương trình Nghiên cứu Văn hóa tại Học viện Nghệ thuật Dân chủ, thuộc trường Đại Học Walailak cho biết.

Ngoài chào hỏi cũng như các nghi thức tâm linh, wai còn được dùng trong nhiều trường hợp khác như biểu diễn múa, xin lỗi hay thậm chí là tránh ẩu đả. Bên cạnh đó, ý nghĩa của wai cũng thay đổi tùy hoàn cảnh. “Trong một số trường hợp, khi chúng ta có thể nói “Sawatdee kha” hoặc “Sawatdee krab” (tùy thuộc vào giới tính) khi chào kèm với wai. Do đó wai còn mang nghĩa “xin chào” một cách rất lịch sự.

Để thể hiện sự tôn trọng ở mức độ cao hơn, nên cúi đầu thấp hơn và đặt tay cao hơn: chắp tay ngang ngực là mức độ chào hỏi tiêu chuẩn; ngang mặt đối với đồng nghiệp, người lớn hoặc cấp trên; ngang chân tóc là mức độ dành cho nhà sư. Và nếu được diện kiến nhà vua Thái Lan, cúi thật thấp và chắp tay cao – với các ngón tay nằm ngang đỉnh đầu.

Zambia

Theo các thành viên bộ tộc Kunda và Tumbuka, bắt tay là điều phổ biến ở Zambia, song họ cũng có thể chào nhau mà không cần chạm vào đối phương. Để thể hiện một lời chào, họ khum hai bàn tay lại và vỗ tay vài lần trong khi nói “mulibwanji” (có nghĩa là Xin chào, được sử dụng bất cứ lúc nào trong ngày) hoặc “mwakabwanji” (chào buổi sáng).

Nếu gặp họ hàng, người Zambia sẽ cần thêm một bước nữa. Trong khi khum tay, họ ngồi xổm xuống thấp và vỗ tay. Việc này thể hiện sự tôn trọng lớn dành cho đối phương. Khi gặp những người lớn tuổi khác, người Zambia đặt một tay lên ngực và bụng, gập nhẹ chân. 

Nhật Bản

Việc cúi chào được khởi nguồn như giao thức riêng biệt của giới quý tộc hơn một ngàn năm về trước. Ngày nay, nó được biết đến rộng rãi như một kiểu chào hỏi không lời của Nhật Bản.

Bà Yuko Kaifu, cán bộ văn hóa của Bộ Ngoại giao chia sẻ: “Văn hóa cúi chào bắt nguồn từ sự khác biệt về đẳng cấp. Người cúi đầu sẽ uốn cong cơ thể để khiến mình thấp hơn, thể hiện sự tôn kính đối với người khác”. Khi cúi đầu, người chào thể hiện họ không có ý định tấn công. 

Mức độ cúi người truyền đạt những thông điệp khác nhau. Để nói xin chào, thân người phải được uốn cong từ hông 15 độ, để tôn vinh người có chức cao hoặc chào khách hàng, cần cúi người 30 độ. Khi thể hiện nỗi buồn, sự tôn trọng hay lời xin lỗi sâu sắc nhất, cúi người 45 độ. Ảnh: Travel Earth.

Mức độ cúi người truyền đạt những thông điệp khác nhau. Để nói xin chào, thân người phải được uốn cong từ hông 15 độ, để tôn vinh người có chức cao hoặc chào khách hàng, cần cúi người 30 độ. Khi thể hiện nỗi buồn, sự tôn trọng hay lời xin lỗi sâu sắc nhất, cúi người 45 độ. Ảnh: Travel Earth.

Ngày nay, việc bắt tay cũng đã dần trở nên phổ biến ở Nhật Bản, những người trẻ tuổi cúi đầu ít hơn người già và văn hóa chào hỏi đã được biến tấu nhiều. Song với tình hình Covid-19 lan rộng hiện nay, các chuyên gia cho rằng cách cúi chào truyền thống sẽ quay trở lại. 

Ngân Dương (Theo National Geographic)

Bài viết được đề xuất