Quảng Ninh có biên giới trên đất liền và hải phận giáp với Trung
Quốc. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh giáp với Quảng Tây, Trung Quốc;
phía
đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải
Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố
nhất
cả nước, với bốn thành phố: Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả và Móng Cái. Bên
cạnh đó là hai thị xã Đông Triều và Quảng Yên, hai huyện đảo là Vân Đồn
và
Cô Tô.
Mùa du lịch
Quảng Ninh có bốn mùa, tùy vùng mà bạn chọn
thời điểm du lịch cho phù hợp. Nếu xuất hành du xuân đầu năm, Quảng Ninh
là lựa chọn lý tưởng với rất nhiều điểm du lịch tâm linh. Hè mát mẻ
thích hợp cho những chuyến nghỉ dưỡng trên vịnh song đây cũng là mùa cao
điểm
du lịch, giá cả dịch vụ có thể tăng. Thời tiết mùa thu thích hợp để
trekking, vãn cảnh. Mùa đông khô hanh, nhưng bạn hoàn toàn có thể cân
nhắc
tới một kỳ nghỉ trái mùa trên du thuyền hoặc săn băng giá.
Di chuyển
Giao thông đến Quảng Ninh dễ dàng và thuận tiện dù bạn đi máy bay, ôtô, xe máy, xe khách…
Nếu đi xe máy, bạn có thể theo hai hướng:
Đường 5 – Bắc Ninh – Quốc lộ 18 – Phả Lại – Chí Linh – Đông Triều – Uông
Bí
– Hạ Long; hoặc Sân bay Nội Bài – Bắc Ninh – Quốc lộ 18A qua Phả Lại –
Sao Đỏ – Đông Triều – Uông Bí – Hạ Long. Tự lái ôtô, bạn có thể đi cao
tốc
Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long; Hạ Long – Vân Đồn tùy theo hành trình.
Đi xe khách hay limousine, bạn có thể đặt xe đón trả ở các tuyến phố
nội thành hoặc bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình, Gia Lâm. Điểm đến
tại
Quảng Ninh được phân theo các tuyến Vân Đồn, Cẩm Phả, Hạ Long, Uông Bí,
Quảng Yên, Đông Triều… Giá vé từ khoảng 150.000 đồng.
Quảng Ninh có sân bay quốc tế Vân Đồn, kết nối một số tỉnh thành
trong nước như TP HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc… và có các đường bay tới
Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Biển đảo
Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Thiên nhiên ban tặng
cho
Hạ Long cảnh sắc tuyệt đẹp cùng một nền văn hóa có chiều sâu, hoạt động
du lịch tại đây rất đa dạng.
Toàn bộ vịnh có gần 2.000 đảo đá vôi, trong đó có khoảng 900 đảo đã
đặt tên, với đủ mọi hình dạng. Các đảo đá chỗ thì tập trung, có nơi lại
tách rời, tạo nên nét chấm phá cho vịnh Hạ Long. Trên một số đảo có hệ
thống hang nhũ đá kỳ thú để du khách chiêm ngưỡng như hang Sửng Sốt,
hang
Trống, hang Trinh Nữ , hang Luồn, hang Đầu Gỗ, động Kim Quy, động Mê
Cung…
Vịnh Bái Tử Long
Vịnh Bái Tử Long
cuốn hút du khách bởi các hòn đảo đá sừng sững
bao bọc, ánh đèn lấp lánh từ xa của những chiếc đò nhỏ và những làn gió
mát rượi. Trải nghiệm ngủ đêm trên du thuyền giữa vịnh giúp bạn thư giãn
đồng thời tĩnh tâm tận hưởng cảnh đẹp hiếm có.
Ảnh: Hương Chi
Đảo Cô Tô
Đảo Cô Tô ở Vân Đồn, Quảng Ninh được ví như một hòn đảo thiên đường
với bãi biển rộng, bờ cát trắng, nước biển trong và mát lạnh. Đến thăm
Cô
Tô, du khách có thể tản bộ trên con đường tình yêu, mở tiệc BBQ trên bờ
biển, thăm khu tượng đài Bác Hồ. Các cặp đôi có thể thuê xe đạp dạo
quanh
thị trấn, khám phá bãi đá Cầu Mỵ, ngọn Hải Đăng và thưởng thức hải sản
tươi ngon.
Bãi biển Ba Châu, Cô Tô. Ảnh: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cô Tô
Đảo Quan Lạn
Nếu tìm một bãi biển còn còn hoang sơ để nghỉ dưỡng, hãy chọn đảo Quan Lạn, nơi có bãi biển Minh Châu cát trắng mịn
lộng gió. Tàu ra đảo chỉ hơn chục phút là bạn đã ở giữa muôn trùng sóng biển.
Đảo Cái Chiên
Đảo Cái Chiên
khá hoang sơ với bãi cát dài
trắng mịn, bao quanh là hàng phi lao xanh rì ngút tầm mắt. Với diện tích
trên 500 ha rừng nguyên sinh, đây là nơi cư ngụ của rất nhiều loài
chim,
thú rừng.
Đảo Ngọc Vừng
Đảo Ngọc Vừng
thuộc huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, rộng khoảng 45 km
vuông. Sở dĩ đảo có tên này vì tương truyền, khu vực này xưa kia có
nhiều loài trai ngọc quý hiếm, đêm đêm phát sáng cả một vùng trời. Ngày
nay,
nghề nuôi trai lấy ngọc ở đây phát triển mạnh.
Ngọc Vừng còn có Bãi cát Trường Chinh, Thành cổ Nhà Mạc, Trận địa
pháo 12 ly 7 – nơi bắn rơi chiếc máy bay thứ 200 của giặc Mỹ trên bầu
trời
Miền Bắc những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Cột cờ
Quốc gia trên đảo Ngọc Vừng… Ngoài ra là hệ thống đảo đá có cảnh quan
đẹp,
hoang sơ, có tiềm năng lớn phát triển du lịch biển là đảo Phượng Hoàng,
Đất Nứt, Hạ Mai, Vạn Cảnh…
Có nhiều cách để đến Ngọc Vừng, di chuyển rất thuận lợi. Du khách có
thể đi từ bến cảng Cái Rồng (Vân Đồn), từ Vũng Đục (Cẩm Phả) hoặc từ bến
tàu Hòn Gai (TP Hạ Long). Trong đó, đi từ bến tàu Hòn Gai là thuận lợi
hơn cả.
Bãi cát Trường Chinh trên đảo Ngọc Vừng. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh
Đảo Tuần Châu
Toạ lạc ở cửa ngõ vịnh kỳ quan Hạ Long, đảo ngọc Tuần Châu là một
trong những điểm đến cho kỳ nghỉ của du khách thêm trọn vẹn khi đến
Quảng
Ninh. Cách đất liền khoảng 2 km, Tuần Châu không chỉ có cảng du thuyền
nhân tạo lớn, mà còn sở hữu hệ sinh thái vui chơi, giải trí cao cấp như
sân golf 18 lỗ có đường golf dài nhất Việt Nam. Điểm đến này còn có các
tọa độ check-in mới lạ như công viên King Kong, công viên Rồng, công
viên
sinh thái ví như Đà Lạt thu nhỏ…
Biệt thự trên đảo Tuần Châu. Ảnh: Triệu Chiến
Bãi Dài
Bãi Dài thuộc huyện đảo Vân Đồn, cách trung tâm thành phố Hạ Long
khoảng 50 km. Bãi biển này trải dài khoảng 2 km, cát trắng, nước trong.
Nơi
đây có các khu nghỉ dưỡng với hệ thống bãi tắm, nhà hàng, khách sạn… Ở
đây còn có nhiều hoạt động thể thao biển cho du khách trải nghiệm như
lái xe máy nước, bóng chuyền bãi biển, chèo thuyền kayak.
Nét đặc trưng của Bãi Dài là cây cầu gỗ vươn ra biển. Ảnh: Go2joy
Biển Trà Cổ
Trà Cổ được mệnh danh là “bãi biển trữ tình nhất Việt Nam” với đường
bờ biển kéo dài hơn 17 km, từ Mũi Sa Vĩ – điểm địa đầu Tổ quốc, đến Núi
Ngọc – điểm cuối của bán đảo Trà Cổ. Do nằm cách xa thành phố Móng Cái
và khu công nghiệp nên khí hậu ở đây rất mát mẻ và không gian yên tĩnh.
Bạn có thể thoải mái vui đùa cùng những con sóng trong làn nước biển
trong xanh, hay dạo chơi trên nền cát trắng mịn phẳng lỳ.
Ảnh: Báo Quảng Ninh, Trung tâm TT&VH Móng Cái
Mốc biên giới
Bình Liêu
Là huyện miền núi biên giới nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, Bình
Liêu cách thành phố Hạ Long 120 km, cách Hà Nội 290 km. Từ tháng 10 đến
tháng 11, cỏ lau trên các sườn đồi núi ven đường chinh phục các cột mốc
sẽ bung nở trắng xóa. Càng lên cao, đường đi càng nhỏ hẹp và uốn lượn
theo sống núi, sườn núi. Trong đó đặc sắc nhất là thiên đường cỏ lau ở
cột mốc 1927 và con đường như “sống lưng khủng long” đến cột mốc 1305
trên
đỉnh cao nhất của Quảng Ninh.
Ảnh: Baka
Mũi Sa Vĩ, thành phố Móng Cái
Còn có tên gọi khác là Mũi Gót, Mũi Sa Vĩ là nơi chấm nét bút đầu
tiên vẽ nên hình chữ S Việt Nam trên bản đồ. “Sa” nghĩa là cát, “Vĩ” có
nghĩa là đuôi, do đó tên gọi này có thể hiểu là đuôi cát.
Tuy cực Đông của Việt Nam ở tận mũi Điện (Phú Yên), nhưng mũi Sa Vĩ ở
Trà Cổ là nơi đón ánh mặt trời đầu tiên ở miền Bắc. Bởi vậy, khoảnh
khắc
bình minh ở Sa Vĩ luôn được đón chờ và mang đến cảm xúc dâng trào cho
những người dân đất Việt.
Đứng ở mũi Sa Vĩ, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể nhìn thấy cột
mốc 1378. Đây là cột mốc cuối cùng trên tuyến biên giới biển giữa Việt
Nam và Trung Quốc. Cách đó không xa là bãi biển Trà Cổ hình lưỡi liềm
dài 17 km.
Ảnh: Trung tâm TT&VH Móng Cái
Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái
Thành phố Móng Cái nơi có cửa khẩu
giao thương với Trung Quốc được xây dựng đầu tiên của Việt
Nam. Cửa khẩu Móng Cái là điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Ninh, nhất là
với những người yêu thích mua sắm. Nơi đây lúc nào cũng nhộn nhịp những
chuyến tàu chở hàng hóa ngược xuôi, tấp nập người mua kẻ bán với đủ mặt
hàng, nào vải vóc, quần áo, giày dép, nào đồ điện tử, đồ gia dụng.
Khu cửa khẩu gồm ba công trình chính: Nhà cửa khẩu Quốc tế Bắc Luân,
cầu Bắc Luân và cột mốc 1369. Trong đó có Cột mốc 1369 là cột mốc đầu
tiên được cắm trên biên giới đất liền phân giới, cắm mốc giữa Việt Nam
và Trung Quốc, trên tổng số 1400 cột mốc dọc theo 1350 Km chiều dài biên
giới bộ. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn nhiều du khách tới tham quan.
Núi non
Núi Cao Ly, huyện Bình Liêu
Cao Ly là dãy núi cao trải dài với diện tích trên 40 km2 với 8 đỉnh
cao hơn 1.000 m thuộc huyện biên giới Bình Liêu. Núi Cao Ly còn gọi là
núi
Cô Đơn cách trung tâm xã Húc Động hơn 10 km là một điểm cắm trại, dã
ngoại phù hợp cho các nhóm bạn trẻ, hoặc gia đình nhỏ.
Nếu khoảng tháng 7-9 Cao Ly hấp dẫn du khách vì hoa mua nở nhuộm tím
các vạt đồi thì đến cuối năm tháng 10 trở đi, nơi này lại là điểm săn
biển mây lý tưởng. Chỉ cần một đêm cắm trại, sáng thức dậy khoảng 5-6h
hoặc vui chơi, ăn uống, chờ đến 16h-17h là bạn có thể ngắm nhìn vũ điệu
của mây trời.
Điểm cắm trại cách đỉnh khoảng 30-40 phút leo bộ, xe máy và ôtô cá
nhân có thể tới tận điểm trại. Trong thời gian khám phá núi Cao Ly, du
khách di chuyển thêm 15, kết hợp tham quan thác Khe Vằn có 3 tầng và là
thác nước cao nhất tỉnh Quảng Ninh.
Núi Phượng Hoàng, thành phố Uông Bí
Dãy núi Phượng Hoàng (hay Ba Tầng) thuộc bản 12 Khe phường Bắc Sơn,
thành phố Uông Bí, cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km. Gần đây, Phượng
Hoàng trở thành điểm đến ưa thích của những người mê cắm trại và chụp
ảnh. Cuối năm là thời điểm đẹp để khám phá khu vực này vì các đồi cỏ
chuyển
màu vàng như rực cháy, tiết trời mát mẻ và không còn nắng gay gắt như
mùa hè.
Du khách có thể gửi xe để trekking khoảng 1,5 km hoặc đi xe máy, thuê
xe ôm đưa lên lên tận đỉnh. Các bãi cỏ ở Phượng Hoàng rất thích hợp để
khám phá, cắm trại cuối tuần. Lưu ý điểm đến còn hoang sơ và không có
nhiều dịch vụ du lịch, chủ yếu khách tự mang đồ theo và tránh xả rác bừa
bãi.
Núi Bình Hương, thành phố Uông Bí
Bình Hương là một dãy núi nằm tại phường Vàng Danh, thuộc thành phố
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Dãy núi kéo dài 3 km, nằm cách trung tâm TP
Uông
Bí 10 km. Tương tự Phượng Hoàng, Bình Hương cũng là một tọa độ không thể
bỏ qua với những người đam mê phượt, khám phá thiên nhiên và cắm trại
cuối tuần.
Đường đi ở Bình Hương khó khăn hơn so với Phượng Hoàng. Tuy nhiên,
đến đỉnh du khách cũng được ngắm nhìn những đồi cỏ rộng mênh mông, có
thể
chụp ảnh check-in với các đồi thông lùn, những tảng đá hoang sơ ven
đường, cắm trại qua đêm để ngắm bình minh vào sáng hôm sau.
Từ chân núi lên đỉnh khoảng 4-5 km, du khách có thể thuê xe ôm hoặc tay
lái cứng thì tự di chuyển bằng xe cá nhân lên tận nơi. Ảnh:
Mạnh Hùng
Núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long
Núi Bài Thơ cao 200 m, được coi là điểm ngắm cảnh thú vị nhìn ra vịnh
Hạ Long và thành phố. Núi ban đầu có tên gọi là Truyền Đăng, tức Rọi
Đèn, để chỉ vọng gác trọng yếu của cửa ải Đông Bắc từ hàng ngàn năm
trước, có nhiệm vụ soi đường dẫn lối cho thuyền bè trên vịnh.
Đường lên núi Bài Thơ lọt thỏm trong ngõ nhỏ của các gia đình ở phố
Hàng Nồi, phường Bạch Đằng. Thường du khách đến Hạ Long leo núi Bài Thơ
do
có bạn bè là người ở đây giới thiệu. Còn không, bạn cần hỏi đường người
dân ở phố Hàng Nồi nếu muốn tự mình chinh phục.
Di tích lịch sử
Di tích lịch sử Bạch Đằng
Hiện nay, thị xã Quảng Yên khai quật được ba bãi cọc gỗ có niên đại từ thế kỷ XIII, phân bố trên địa bàn phường
Yên Giang, phường Nam Hòa, xã Liên Hòa.
Bãi cọc Yên Giang: Ở vị trí cửa sông Chanh, một nhánh của sông Bạch Đằng, thuộc phường Yên Giang, thị xã Quảng
Yên. Phát hiện năm 1953, khai quật vào các năm 1958, 1969, 1976, 1984,1988.
Bãi cọc Đồng Vạn Muối: Ở vị trí cửa sông Rút, một nhánh của sông Bạch Đằng, thuộc phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên. Phát hiện năm 1958,
khai quật năm 2005.
Bãi cọc Đồng Má Ngựa: Ở vị trí cửa sông Kênh, sát với sông Rút, thuộc phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên. Phát hiện năm 2009, khai quật
năm 2010.
Ngoài ra du khách có thể ghé thăm đền Trần Hưng Đạo tọa lạc trên doi đất giữa sông Bạch Đằng, trung tâm chiến trận Bạch Đằng năm 1288,
thuộc phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên.
Cây lim giếng Rừng
Hai cây lim giếng Rừng
nằm dưới chân núi Tiên
Sơn, phường Quảng Yên (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) được nhà chức trách
xác định khoảng 700 tuổi. Hai cây cổ thụ cùng các địa danh như: Bến
Rừng, chợ Rừng… là những dấu tích của khu rừng cổ mà quân và dân nhà
Trần đã lấy gỗ dựng trận địa cọc, góp phần quan trọng làm nên chiến
thắng
Bạch Đằng oanh liệt ngày 8/3 năm Mậu Tý 1288.
Bên cạnh hai cây lim cổ có hai giếng nước được xây từ thời Pháp, gắn
liền với đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây nên được gọi là hai
cây
lim giếng Rừng. Hiện hai giếng được xây xung quanh, lát gạch sạch sẽ và
có nắp đậy.
Di tích thương cảng Vân Đồn
Thương cảng Vân Đồn gồm nhiều bến thuyền cổ, phạm vi 200 km2 trong
vùng vịnh Bái Tử Long, thuộc địa bàn xã Thắng Lợi, Quan Lạn, Minh Châu,
Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Năm 1149 dưới thời vua Lý Anh
Tông, Vân Đồn là thương cảng đầu tiên của nước Đại Việt. Cảng hoạt động
sầm uất liên tục trong gần 7 thế kỷ (từ giữa thế kỷ XII đến cuối thế kỷ
XVIII).
Dấu tích bến Con Quy trên đảo Quan Lạn, Vân Đồn. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Cảng là một hệ thống hàng chục bến thuyền cổ phân bố trên các đảo,
ven bờ Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, kéo dài từ Móng Cái đến Vân Đồn, Hạ
Long,
Quảng Yên. Cùng với đó là một số di tích văn hóa tín ngưỡng chùa tháp ở
Vân Đồn và các vùng phụ cận. Cụ thể, có cụm di tích Cống Đông- Cống Tây,
cụm di tích bến Cái Làng, cụm di tích bến Cống Cái, di tích bến Con Quy,
di tích bến Cái Rồng, di tích bến Cống Yên, di tích bến Đượng Hạc hòn
Ráu, di tích bến Gạo Rang, di tích bến Bang và bến Đâm Gạo, di tích bến
Vạn Ninh.
Khu di tích lịch sử Đài tưởng niệm liệt sĩ Pò Hèn
Đây chính là nơi ghi lại những giây phút chiến đấu anh dũng, hào hùng
của quân và dân thành phố Móng Cái trong trận chiến bảo vệ chủ quyền
biên giới thiêng liêng của Tổ quốc năm 1979. Nơi đây là một địa chỉ đỏ
để giáo dục, nhắc nhở thế hệ đi sau về truyền thống yêu nước, yêu chuộng
hòa bình – hữu nghị nơi biên giới.
Đài tưởng niệm liệt sĩ Pò Hèn. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Bảo tàng Quảng Ninh
Video: Phong Vinh
Đền chùa
Di tích Yên Tử
Quần thể di tích Yên Tử nằm ở thành phố Uông Bí, cách Hà Nội khoảng
130 km. Từ quốc lộ 18A vào đến chân núi Yên Tử (khoảng 10 km) du khách
đã
có thể cảm nhận không khí linh thiêng, trầm lắng của trường phái trúc
lâm.
Từ chân núi Yên Tử,
du khách lên đỉnh chùa Đồng bằng hai cách:
leo bộ hoặc cáp treo 2 chặng. So với cáp treo, leo bộ mất nhiều thời
gian hơn với quãng đường khoảng 6 km đường mòn dốc đứng nhưng với nhiều
du
khách, đây là cách thể hiện lòng thành kính trong hành trình lễ Phật đầu
năm.
Dù chọn cách nào, du khách cũng sẽ bắt đầu từ suối Giải Oan, qua chùa
Hoa Yên, chùa Một Mái, tượng đá An Kỳ Sinh rồi lên chùa Đồng – ngôi
chùa
bằng đồng trên đỉnh núi lớn nhất châu Á. Đứng trên đỉnh cao 1.068 m nhìn
xuống, cõi Phật như trong tầm mắt khi làn sương mờ lẩn khuất dưới chân
và trên đầu mây trắng lững lờ trôi trên nền trời xanh thẳm.
Chùa Cái Bầu
Dù mới được khánh thành năm 2009 nhưng với thế tựa lưng vào núi,
hướng mặt ra biển, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (hay còn gọi là chùa Cái
Bầu)
ở Vân Đồn thu hút đông đảo du khách thập phương.
Ảnh: Lê Duy Hưng
Nằm gần khu du lịch Bãi Dài nên không gian ở đây không chỉ yên bình,
linh thiêng mà còn vô cùng trong lành và thuần khiết Đặc biệt, du khách
đến chiêm bái, vãn cảnh ở chùa còn được ăn cơm chay và gửi xe miễn phí.
Chùa nằm cách trung tâm thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn khoảng 10 km. Ngoài
phương tiện cá nhân, du khách có thể đến chùa bằng xe buýt.
Đền Cửa Ông
Đền Cửa Ông thuộc thành phố Cẩm Phả là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại
Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần. Mặc dù
chính hội đền Cửa Ông diễn ra vào tháng 2 âm lịch nhưng ngay từ những ra
ngày Tết, nơi đây đã tập trung rất đông du khách từ các tỉnh thành về
dâng hương hành lễ.
Cũng như chùa Cái Bầu, đền Cửa Ông tọa lạc trên ngọn đồi cao nhìn
thẳng ra vịnh Bái Tử Long. Chỉ có khác là từ đây, ngoài biển cả mênh
mông,
toàn cảnh thành phố công nghiệp khai thác vàng đen gói trọn trong tầm
mắt. Không chỉ dâng hương tại hai cụm kiến trúc là đền Thượng và đền Hạ,
du
khách còn được thưởng thức đặc sản có một không hai bày bán dọc lối vào
đền là bánh tài lồng ệp (hay còn gọi là bánh Tày nồng ệp).
Miếu Vua Bà
Tương truyền rằng trong chuyến đi thị sát địa hình chuẩn bị chiến
trường, Trần Hưng Đạo qua bến đò gặp một cụ bà bán nước đã hỏi thăm vùng
đất
này. Bà cụ đã cung cấp cho ông lịch triều con nước, địa thế dòng sông và
còn bày cho chiến thuật hoả công để đánh giặc. Sau khi thắng trận, Trần
Hưng Đạo đã quay lại bến đò tìm bà cụ bán hàng nước thì không thấy nữa,
ông đã xin vua Trần phong sắc cho bà là “Vua Bà” và lập đền thờ tại
đây.
Chùa Lôi Âm
Là cái tên còn khá xa lạ với du khách thập phương nhưng với người dân
Quảng Ninh, chùa Lôi Âm lại rất nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, linh
thiêng và cổ kính. Thuộc phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, du khách đến
chùa phải ngồi thuyền chừng 15 phút rồi tiếp tục leo bộ chừng nửa tiếng
theo triền dốc thoai thoải.
Một nét riêng khi hành hương Lôi Âm Tự là du khách tùy tâm xách theo đôi
viên gạch đỏ đã đặt sẵn dưới chân đồi để công đức trùng tu, xây dựng
lại chùa. Tuy đường mòn, gập ghềnh sỏi đá nhưng ai nấy đều cảm thấy nhẹ
bẫng mỗi bước đi bởi hai bên đường là những cánh rừng thông xanh mướt
cùng vườn dứa bạt ngàn.
Hành trình thăm viếng sẽ bắt đầu từ chùa Lôi Âm tọa lạc trên một vùng
đất rộng, bằng phẳng, xung quanh là cây cối um tùm, trầm lắng.
Theo con đường nhỏ phía bên phải chùa sẽ dẫn đến ban thờ Mẫu, đi tiếp qua triền đồi là Hang Cậu hướng ra lòng hồ Yên Lập.
Đền Cái Lân – Chùa Long Tiên – Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn
Đây là ba điểm tâm linh nổi tiếng của thành phố Hạ Long, nằm khá gần
nhau. Đền Cái Lân gồm đền cũ và đền mới tọa lạc ở chân cầu Bãi Cháy, thờ
mẫu Thoải. Trong khi đó, đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn (con thứ của
Trần Hưng Đạo), nằm ngay dưới chân núi Bài Thơ.
Nằm dưới chân núi Bài Thơ, chùa Long Tiên là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất ở Hạ Long. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Được xây dựng vào năm 1941, chùa Long Tiên nằm gần chợ Hạ Long, thờ
Phật, các tướng lĩnh nhà Trần và Tam Phủ Thánh Mẫu. Chùa mang phong cách
kiến trúc và điêu khắc thời nhà Nguyễn.
Vào mùa trẩy hội ở Quảng Ninh, người ta gọi chùa Long Tiên là chùa
Trình, bởi ai cũng muốn đến chùa Long Tiên dâng hương trước rồi mới tiếp
tục hành hương tới Yên Tử, tới hội đền Cửa Ông…
Đền Cửa Ông – Đền Cặp Tiên
Đây là hai ngôi đền nổi tiếng nằm ở phường Cửa Ông, thành phố Cẩm
Phả, chỉ cách nhau chừng một km. Trong đó, đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng
Đại
Vương Trần Quốc Tảng (con trai của Trần Hưng Đạo) nằm trên một ngọn đồi,
nhìn thẳng ra vịnh Bái Tử Long. Đền Cặp Tiên (trước thờ con gái Trần
Quốc Toản, sau thờ một vị quan chánh trong vùng) cũng có vị thế đẹp
không kém với lưng tựa núi, mặt hướng biển.
Lễ hội
Lễ hội Yên Tử: ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
Hội Đình Trà Cổ: ngày 1 tháng 6 âm lịch.
Lễ hội Bạch Đằng: mùng 7 đến mùng 9 tháng 3 âm lịch.
Hội đền Cửa Ông: mùng 3 và mùng 4 tháng 3 âm lịch.
Lễ hội đền Bà Men: 19 và 20 tháng Giêng âm lịch.
Lễ hội Đình làng My Sơn: 16 tháng Giêng âm lịch.
Lễ hội Quan Lạn: 18/6 – 20/6 âm lịch.
Lễ hội Thập Cửu Tiên Công: mùng 7 tháng Giêng âm lịch.
Lễ hội Quan Lạn. Ảnh: Trung tâm Xúc tiến Du lịch Quảng Ninh
Đặc sản
Ăn gì?
Chả mực Hạ Long: đặc sản nổi tiếng của Hạ Long, bạn có thể tìm mua ở chợ Hòn Gai, Chợ đêm Hạ Long hoặc các cửa hàng bán hải sản ở Hạ
Long. Món này ăn kèm bánh cuốn hoặc xôi trắng.
Mực hấp ổi: Sử dụng lá ổi làm nguyên liệu khiến món này có vị chát đặc trưng, lại thêm chua nhẹ từ nước me, phù hợp ăn cùng cơm hoặc
chấm mắm gừng ớt. Một số địa chỉ gợi ý gồm khu du lịch Bãi Cháy, Vườn Đào, chợ Cái Dăm, Bến Đoan…
Sam Hạ Long: bạn có thể mua tươi hoặc thưởng thức các món ngon chế biến từ sam ở chợ Hòn Gai hoặc một số cửa hàng bán hải sản ở Hạ
Long.
Ruốc lỗ Hoành Bồ: giống bạch tuộc nhưng nhỏ hơn, hấp với lá dâu da xoan, dùng với mắm tôm pha chanh.
Tu hài: đặc sản của huyện Vân Đồn; bạn có thể tìm mua ở các
của hàng bán hải sản hoặc thưởng thức các món ngon chế biến từ tu hài ở
các
nhà hàng ở Hạ Long, Quảng Ninh.
Cù kỳ: còn được gọi là cua sấm, cua đá hay con cùm vùm…, là
một loài cua thường chỉ có ở vùng biển Quảng Ninh. Theo người dân nơi
đây, con cù kỳ nhìn rất giống cua nhưng có phần càng lớn hơn và phần
thân lại nhỏ hơn. Cù kỳ chỉ có phần thịt ở hai bên càng còn phần thân
thì
xốp. Thịt ở thân không nhiều nhưng gạch ngon. Ngoài cù kỳ hấp, bạn nên
thử bún cù kỳ.
Cua cù kỳ ở Quảng Ninh có hình dáng khá bắt mắt. Ảnh: Tony
Sá sùng: đặc sản của biển Quảng Ninh, đặc biệt là Quan Lạn, bạn có thể tìm mua ở chợ Hạ Long. Một kg sá sùng tươi nếu giao ngay tại bãi có giá
250.000-300.000 đồng mỗi kg; sá sùng khô khoảng 3,5-4 triệu đồng mỗi kg.
Ngon nhất là sá sùng tươi xào tỏi, rau muống hay xào chua ngọt ăn
giòn mà mềm, thơm mà ngọt. Sá sùng khô rang lên chấm tương ớt, thêm dăm
ngọn
rau thơm, diếp cá nhấm cùng bia lại mang đến một thú ẩm thực riêng. Hay
sá sùng hầm thuốc bắc cũng được coi là một “thần dược” dành cho nam
giới.
Gà đồi Tiên Yên: gà thả vườn hay gà chạy bộ ở Tiên Yên – thị trấn cách Hạ Long khoảng 70km, gà rất chắc, thịt thơm và mềm. Bạn có thể
tìm mua ở Tiên Yên, hoặc thưởng thức ngay tại các quán ăn ở đây hoặc các nhà hàng ở Hạ Long, hoặc ở Tiên Yên.
Nem chua Quảng Yên. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Nem chua Quảng Yên: ngon và vị đặc trưng của Quảng Yên. Nem chua ngon nhất khi ăn ăn kèm với các loại lá sung, lá mơ hay là lá đinh
lăng.
Bạn có thể tìm mua khi đi ngang thị xã Quảng Yên (địa chỉ uy tín có
cửa hàng nem Huy Tùng, Nguyễn Thị Nụ…) hoặc cũng có thể tìm mua ở chợ
Hạ
Long.
Bánh mỳ mỏ: khá ngon theo cách làm bánh mì của Pháp. Mỏ Mạo
Khê được cho là nơi đầu tiên làm ra bánh mì mỏ. Đến những năm 90 của thế
kỷ
trước, các mỏ khác bắt đầu học tập, xây lò làm bánh và đưa bánh mì mỏ
thành món ăn giữa ca, tiện lợi cho thợ mỏ, giúp họ bù đắp sức lao động
sau
những giờ làm việc vất vả. Bạn có thể tìm mua ở các lò bánh mì ở Hạ Long
hoặc Cẩm Phả.
Bánh mì mỏ vỏ mỏng, đặc ruột, vị ngọt nhẹ. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Rươi Đông Triều: nhiều nhất vào tháng 10 âm lịch vì là mùa rươi, ngon nhất khi thưởng thức món ngon từ rươi ở Đông Triều nhưng bạn cũng
có thể thưởng thức ở các nhà hàng quán ăn ở Hạ Long.
Phở xào Bình Liêu: món phở xào đặc trưng của các dân tộc thiểu số như Dao, Tày, Sán Chỉ sinh sống ở Bình Liêu. Nếu bạn đến Bình Liêu và
có dịp ghé chợ phiên Đồng Văn Bình liêu thì không nên bỏ lợ dịp thử món ngon này.
Xôi ngũ sắc và các loại bánh: món ăn của các dân tộc thiểu số vùng Bình
Liêu, bạn có thể thưởng thức món xôi và bánh này khi ghé Bình
Liêu. Ảnh: Phạm Mơ
Gỏi ngán: khá phổ biến ở Hạ Long, bạn có thể thưởng thức ở các nhà hàng quán ăn phục vụ hải sản trong thành phố Hạ Long hoặc ở các vùng
lân cận Hạ Long đều có.
Rượu: rượu mơ Yên Tử, rượu nếp Hoành Bồ, rượu ngán Hạ Long, rượu ba kích là những đặc sản trứ danh của Quảng Ninh.
Mua gì làm quà
Ngoài đồ ăn hay thức uống, bạn có thể mua ngọc trai, tranh thêu, khảm
trai và các đồ lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ làm từ các nguồn nguyên
liệu của xứ biển… Những món đồ này được bán nhiều ở chợ Hạ Long, chợ
đêm Hạ Long hoặc chợ Cẩm Phả, các cửa hàng bán đồ lưu niệm ở Cẩm Phả và
Bãi Cháy…
Nghỉ dưỡng, lưu trú
Khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Hạ Long rất đa dạng về cả phân khúc lẫn
giá cả. Bạn có thể thoải mái lựa chọn tùy theo nhu cầu, tài chính và
lịch
trình. Một trải nghiệm nên thử là ngủ đêm trên vịnh Hạ Long hoặc Bái Tử
Long, với những hãng du thuyền được đánh giá cao như Paradise,
Indochine,
Scarlet Pearl, Stellar of the Seas, Dragon Legend, Bhaya, Emeraude…
Giá từ khoảng 2.000.000 đồng một người cho tour 2 ngày 1 đêm.
àu thuyền neo đậu trên vịnh Hạ Long. Ảnh: Phạm Huy Trung
Du Hy
Nguồn: VN Express