Thanh Hóa- Đầu năm, rất đông người dân và du khách thập phương đổ về Phủ Na vãn cảnh, cầu an và xin lộc từ con suối nhỏ chảy ở sườn núi Nưa. – Du lịch
Những ngày sau Tết Nguyên đán, mỗi ngày khu di tích lịch sử văn hoá thắng cảnh Phủ Na, xã Xuân Du, huyện Như Thanh đón hàng nghìn du khách đến dâng hương, cầu may mắn, bình an trong năm mới.
Phủ Na nằm cách TP Thanh Hoá khoảng 30 km, nơi này được coi là vùng đất thiêng, thờ Bà Triệu, công chúa Liễu Hạnh và mẫu Thượng Ngàn. Tại khu vực đền Cô Chín ở cuối khu di tích, luôn có rất đông người chen chúc đợi đến lượt thắp nhang dâng lễ.
Những ngày sau Tết Nguyên đán, mỗi ngày khu di tích lịch sử văn hoá thắng cảnh Phủ Na, xã Xuân Du, huyện Như Thanh đón hàng nghìn du khách đến dâng hương, cầu may mắn, bình an trong năm mới.
Phủ Na nằm cách TP Thanh Hoá khoảng 30 km, nơi này được coi là vùng đất thiêng, thờ Bà Triệu, công chúa Liễu Hạnh và mẫu Thượng Ngàn. Tại khu vực đền Cô Chín ở cuối khu di tích, luôn có rất đông người chen chúc đợi đến lượt thắp nhang dâng lễ.
Bên cạnh ngôi đền cổ phủ màu rêu phong có một mạch nước trong chảy ra từ một hẻm đá nhỏ quanh năm không bao giờ cạn. Đây là hẻm đá thuộc dãy núi Nưa gồm nhiều ngọn núi hợp thành, cao 300-500 m nằm vắt ngang trên phạm vi ba huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Như Thanh (Thanh Hoá).
Bên cạnh ngôi đền cổ phủ màu rêu phong có một mạch nước trong chảy ra từ một hẻm đá nhỏ quanh năm không bao giờ cạn. Đây là hẻm đá thuộc dãy núi Nưa gồm nhiều ngọn núi hợp thành, cao 300-500 m nằm vắt ngang trên phạm vi ba huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Như Thanh (Thanh Hoá).
Ngày mùng 9 Tết hằng năm là lễ hội “Mở cổng trời” tại núi Nưa. Nguồn nước ở đây được quan niệm là “nước thánh” nên sau khi vãn cảnh họ thường đến lấy một ít mang về để cầu may mắn, hanh thông trong năm mới.
Ngày mùng 9 Tết hằng năm là lễ hội “Mở cổng trời” tại núi Nưa. Nguồn nước ở đây được quan niệm là “nước thánh” nên sau khi vãn cảnh họ thường đến lấy một ít mang về để cầu may mắn, hanh thông trong năm mới.
Nước được dẫn về trung tâm khu đền. Nhiều người sau khi rửa tay đã vục nước xoa lên mặt.
“Dòng ước ở đây mát lạnh, có vị ngọt thanh. Tôi kỳ vọng những muộn phiền, xui xẻo năm cũ sẽ qua đi để đón chào một năm mới bình an, may mắn”, chị Nguyễn Thu Hương, du khách từ Hà Nội, chia sẻ.
Nước được dẫn về trung tâm khu đền. Nhiều người sau khi rửa tay đã vục nước xoa lên mặt.
“Dòng ước ở đây mát lạnh, có vị ngọt thanh. Tôi kỳ vọng những muộn phiền, xui xẻo năm cũ sẽ qua đi để đón chào một năm mới bình an, may mắn”, chị Nguyễn Thu Hương, du khách từ Hà Nội, chia sẻ.
Không chỉ uống hay rửa mặt, nhiều du khách còn dùng can nhựa hay chai lọ hứng nước mang về sử dụng. Những chiếc can nhựa được cán bộ Ban quản lý di tích chuẩn bị sẵn, bán cho du khách nếu ai có nhu cầu và không hạn chế số lượng.
Không chỉ uống hay rửa mặt, nhiều du khách còn dùng can nhựa hay chai lọ hứng nước mang về sử dụng. Những chiếc can nhựa được cán bộ Ban quản lý di tích chuẩn bị sẵn, bán cho du khách nếu ai có nhu cầu và không hạn chế số lượng.
Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ nằm ở chân dãy núi Nưa, nơi đây là vùng đất thiêng gắn với tên tuổi Bà Triệu – người dấy binh khởi nghĩa đánh quân xâm lược Đông Ngô (năm 248).
Phủ Na hình thành những năm đầu thế kỷ 20, được xây dựng theo kiến trúc thời Nguyễn. Địa danh này được công nhận là di tích lịch sử văn hoá và danh thắng cấp quốc gia năm 1993.
Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ nằm ở chân dãy núi Nưa, nơi đây là vùng đất thiêng gắn với tên tuổi Bà Triệu – người dấy binh khởi nghĩa đánh quân xâm lược Đông Ngô (năm 248).
Phủ Na hình thành những năm đầu thế kỷ 20, được xây dựng theo kiến trúc thời Nguyễn. Địa danh này được công nhận là di tích lịch sử văn hoá và danh thắng cấp quốc gia năm 1993.
Năm nay, Ban quản lý di tích Phủ Na cho trang trí nhiều tiểu cảnh Tết xuân hoặc treo đèn lồng, nón sắc màu dọc các tuyến đường thu hút khách tham quan, check in.
Năm nay, Ban quản lý di tích Phủ Na cho trang trí nhiều tiểu cảnh Tết xuân hoặc treo đèn lồng, nón sắc màu dọc các tuyến đường thu hút khách tham quan, check in.
Một phụ nữ trung niên cầm cây lá đắng nhỏ (lá chân chim hay ngũ gia bì) mời khách mua về trồng. Ngoài vãn cảnh cầu an, du khách đến Phủ Na còn có thể mua nhiều loại cây, con giống như cây chè, lá đắng, đào non.
Một phụ nữ trung niên cầm cây lá đắng nhỏ (lá chân chim hay ngũ gia bì) mời khách mua về trồng. Ngoài vãn cảnh cầu an, du khách đến Phủ Na còn có thể mua nhiều loại cây, con giống như cây chè, lá đắng, đào non.
Họ cũng có thể thưởng thức các món ăn đậm chất bản địa như sắn dây, dong giềng, củ từ, dong trắng được người dân luộc chín bày bán.
Họ cũng có thể thưởng thức các món ăn đậm chất bản địa như sắn dây, dong giềng, củ từ, dong trắng được người dân luộc chín bày bán.
Mùa lễ hội ở Phủ Na kéo dài đến hết tháng giêng Âm lịch hằng năm.
Mùa lễ hội ở Phủ Na kéo dài đến hết tháng giêng Âm lịch hằng năm.
Lê Hoàng