Đằng sau cuộc sống hào nhoáng của tiếp viên hàng không

Trong thời gian ở nhà nghỉ sinh, Kamalani trở thành cái tên được nhiều người biết đến trên mạng xã hội Tik Tok nhờ những chia sẻ về công việc tiếp viên của mình. Ảnh: Insider

Mỹ- Để có cuộc sống hào nhoáng như những gì mọi người thường thấy trên mạng xã hội, tiếp viên có thể mất 20-30 năm cống hiến. – Du lịch

Kat Kamalani, 30 tuổi, là một tiếp viên hàng không sống tại thành phố Salt Lake, bang Utah, Mỹ. Cô có 5 năm kinh nghiệm và đang nghỉ sinh. Trong một bài chia sẻ với Insider, Kamalani cho biết nhắc đến tiếp viên, hầu hết mọi người đều nghĩ đến cuộc sống hào nhoáng mà nghề này mang lại: “Mọi người nghĩ rằng chúng tôi được trả tiền để du lịch miễn phí, tới những điểm đến đáng mơ ước như Hawaii hay Paris”.

Thực tế, phần lớn tiếp viên tân binh phải làm quen với các chuyến bay “mắt đỏ” (red-eyes flights). Đó là những chặng bay khởi hành từ đêm hôm trước và hạ cánh vào sáng sớm hôm sau. Đây là thời điểm mọi người nghỉ ngơi, do đó làm việc trong thời gian này thường mệt hơn các giờ bay khác.

Bên cạnh đó, tân binh cũng phải quen với việc đi làm cả trong những ngày nghỉ, bay nhiều chặng ngắn mỗi ngày và có thể làm việc 15 tiếng liên tục. Thâm niên chính là thứ quyết định đối với các tiếp viên. “Bạn không có cuộc sống hào nhoáng đó cho đến khi bạn có thâm niên”, nữ tiếp viên cho biết.

Trong thời gian ở nhà nghỉ sinh, Kamalani trở thành cái tên được nhiều người biết đến trên mạng xã hội Tik Tok nhờ những chia sẻ về công việc tiếp viên của mình. Ảnh: Insider

Trong thời gian ở nhà nghỉ sinh, Kamalani trở thành cái tên được nhiều người biết đến trên mạng xã hội Tik Tok nhờ những chia sẻ về công việc tiếp viên của mình. Ảnh: Kat Kamalani

Kamalani nói rằng, để có được cuộc sống mà mọi người vẫn hằng tưởng tượng đó, tại hãng bay của cô (Kamalani yêu cầu giấu tên), điều này có thể mất 20-30 năm. Tuy nhiên, không phải hãng nào cũng thế. Ngoài ra, các tiếp viên hàng không có thâm niên là những người có ca làm việc và điểm đến tốt nhất, thời gian nghỉ ngơi lâu hơn. Họ cũng có thể nghỉ để đi du lịch, điều mà các tân binh không thể.

Bên cạnh sự hào nhoáng, nghề này cũng phải đối mặt với sự cô đơn. “Bạn bay đến những nơi tuyệt vời, được nhìn ngắm những điều tuyệt vời nhưng bạn lại đang tận hưởng các trải nghiệm đó một mình. Bạn không có ai ở đó để trải nghiệm cùng bạn”, nữ tiếp viên có gần 300.000 người theo dõi trên Tik Tok chia sẻ.

“Công việc của tiếp viên khó hơn những gì mọi người nghĩ, và không đơn giản chỉ là phục vụ đồ ăn, thức uống” là điều tiếp theo Kamalani muốn mọi người hiểu rõ về công việc của mình. Cô phải tham gia một khóa đào tạo 8 tuần, học 6 ngày một tuần, 15 giờ mỗi ngày trước khi đạt điều kiện lên máy bay phục vụ khách. Và tất nhiên, muốn vào học lớp này, cô phải vượt qua nhiều bài kiểm tra và phỏng vấn trước đó. Điều kiện để thi đỗ các bài kiểm tra là bạn phải trả lời đúng ít nhất 90% câu hỏi.

Trên các chuyến bay đường dài, tiếp viên đều có những căn buồng bí mật để nghỉ ngơi. Nó có thể nằm phía trên, hoặc phía dưới chỗ ngồi của hành khách. Trên những chuyến bay dài, rất có thể chúng tôi đang nằm ngủ phía trên, hoặc bên dưới bạn.

“Phi hành đoàn không ở đó để phục vụ các bạn. Chúng tôi ở trên máy bay vì sự an toàn của các bạn trước tiên” là điều mà nhiều tiếp viên muốn hành khách hiểu. Ảnh: iStock

Nhiều người vẫn nghĩ, nhiệm vụ chính của tiếp viên là phục vụ đồ uống. Kamalani nói rằng quá trình này chỉ học trong một ngày. Thời gian còn lại, họ phải học rất nhiều nghiệp vụ khác như cách sơ tán khách, đối phó hành khách say xỉn hay kẻ khủng bố, dập lửa, sơ cứu y tế…

Bên cạnh đó, tiếp viên cũng có rất nhiều quyền hạn trên máy bay, và điều này không phải ai cũng biết. Họ có quyền mời ai đó rời khỏi cabin, nếu hành khách không chịu hợp tác. Các tiếp viên cũng có thể mở cửa vệ sinh từ bên ngoài, dù khách chốt bên trong. Nhưng họ chỉ làm thế trong trường hợp khẩn cấp y tế hoặc hành khách đang vi phạm an toàn bay.

Khi chào khách lên máy bay, họ cũng có khả năng quan sát để đánh giá mỗi hành khách. Họ xác định được người nào cần để mắt tới trong suốt chuyến bay, người nào cần chăm sóc đặc biệt và cần nhờ đến ai đầu tiên khi phát sinh sự cố. “Mỗi người khi lên máy bay, chúng tôi đều chào đón họ nhưng chúng tôi cũng đang phân tích họ”, Kamalani lý giải.

Trên các chuyến bay đường dài, tiếp viên đều có những căn buồng bí mật để nghỉ ngơi. Nó có thể nằm phía trên, hoặc phía dưới chỗ ngồi của hành khách. Trên những chuyến bay dài, rất có thể chúng tôi đang nằm ngủ phía trên, hoặc bên dưới bạn. Ảnh: Insider

Trên các chuyến bay đường dài, tiếp viên đều có những căn buồng bí mật để nghỉ ngơi. Nó có thể nằm phía trên, hoặc phía dưới chỗ ngồi của hành khách. Kamalani tiết lộ: “Trên những chuyến bay dài, rất có thể chúng tôi đang nằm ngủ phía trên, hoặc bên dưới bạn”. Ảnh: Insider

Các tiếp viên ghét bị làm phiền trước khi cất cánh là điều Kamalani nhấn mạnh. Họ không bao giờ cung cấp nước uống, chăn hay tai nghe khi khách mới lên máy bay. Lý do là thời gian đó, tiếp viên đều rất bận rộn để kiểm tra mọi thứ sẵn sàng hay chưa. Kamalani cho rằng hành khách đang vi phạm an toàn bay khi đòi hỏi tiếp viên thu nhặt rác, lấy nước hay đồ ăn nhẹ. Hành khách sẽ được phục vụ những dịch vụ này sau khi cất cánh thành công, đèn yêu cầu thắt dây an toàn tắt. Ngoại lệ duy nhất để bạn được phục vụ đồ uống, đó là khi cần nước để uống thuốc.

Cô cũng nói về một mẹo nhỏ để hành khách có thể được đối xử tốt hơn trên chuyến bay là thái độ hòa nhã với phi hành đoạn, tặng họ một món quà nhỏ như một chiếc bút, một thanh kẹo nhỏ.

“Tổ bay sẽ hỗ trợ mọi thứ bạn muốn và bạn sẽ được quan tâm suốt chặng bay đó”, Kamalani hé lộ. Lý giải điều này, cô cho biết là các tiếp viên cảm động trước hành động tử tế của hành khách, đặc biệt là họ phải làm việc trên một chặng bay dài, và phải đối phó với những người khó chịu suốt cả ngày.

Anh Minh (Theo Insider)

Bài viết được đề xuất