Doner kebab được ưa chuộng tại Đức, rồi lan rộng ra khắp các châu lục. Đây là một loại bánh mì mềm, kẹp thịt cừu nướng, hay một hỗn hợp thịt bò, thịt dê hoặc thịt gà, ăn cùng các loại rau, hành tây và nước sốt đặc trưng.
Doner Kebab là gì?
Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, từ “doner” nghĩa là xoay, còn “kebab” có nghĩa là thịt nướng. Bánh còn có tên gọi khác là bánh mì tam giác vì hình dạng đặc biệt của nó.
Bánh này có nét tương đồng với bánh Shawarma của người Arab hay bánh gyro của Hy Lạp. Phương pháp nấu ăn này có từ thời Ottoman.
Shawarma của người Arab
“Quê hương” của bánh Doner Kebab
Thổ Nhĩ Kỳ nằm giữa hai châu lục Á – Âu. Ẩm thực của Thổ Nhĩ Kỳ là sự hòa trộn của nhiều nền ẩm thực như Trung Á, Trung Đông, Kavkaz, Địa Trung Hải và Balkan. Các vùng miền khác nhau, ẩm thực sẽ không giống nhau.
Ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ phong phú, đa dạng
Những món ăn được ra đời đều có ý nghĩa đặc biệt, có cá tính riêng, và nhận được sự ưa chuộng của thực khách, điển hình như món bánh mì doner kebab.
Điều gì tạo nên nét đặc trưng của Doner Kebab?
Bánh doner kebab được gọi là durum, có hình tam giác, khác hẳn với các loại bánh mì khác. Bên ngoài của bánh, được quẹt một lớp mè. Trước khi bán cho thực khách, bánh sẽ được làm nóng, giòn.
Hạt mè càng giúp tăng hương vị cho bánh mì
Thịt nướng được đặt trên thanh xiên nướng, để luôn giữ được độ nóng giòn và mọng nước.
Xiên thịt khổng lồ mọng nước và bắt mắt
Nước sốt truyền thống sẽ có màu trắng sữa, hơi chua, loãng và có mùi hoa quả.
Nước sốt làm nên thành công của món ăn
Đầu bếp quét phần sốt vào hai mặt bánh mì, sau đó cho lớp thịt nướng và rau củ vào ăn cùng. Tất cả sẽ tạo nên một món ăn hấp dẫn, ngon miệng.
Sự hòa quyện của các hương vị trong một món ăn
Bánh mì doner kebab đã được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của từng vùng đất, từng quốc gia mà nó “đi” qua. Thế nhưng, đây quả thật là một món ăn bạn nhất định phải thử một lần khi đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu chuyện nguồn gốc của Doner Kebab
Có nhiều tranh cãi về việc đâu mới là “cội nguồn” thật sự của doner kebab. Một số người tin rằng năm 1972, ông Kadir Nurman, người Thổ Nhĩ Kỳ sống tại Berlin, Đức đã phát minh ra món ăn này. Ông đã bán những chiếc bánh đầu tiên ở đối diện vườn thú Bahnhof. Năm 2013, ông Kadir Nurman qua đời, nhiều tờ báo đồng loạt đưa tin: “Người phát minh” doner kebab đã chết.
Kadir Nurman – “cha đẻ” của Doner Kebab
Ý tưởng của bánh mì doner kebab xuất phát từ những bữa ăn của hoàng gia Thổ Nhĩ Kỳ trước đây. Trong bữa ăn sẽ có xiên nướng, cơm và rau nhưng ông Kadir đã biến tấu phù hợp cho bán mang đi. Ông bỏ mọi thành phần vào bánh mì durum và dần dà, phương thức này trở nên phổ biến.
Ngoài ra, một số người nói rằng Nevzat Salim mới là người sáng tạo ra món bánh này. Ông ta cũng là người Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1969, ông đã bán những chiếc bánh này tại thị trấn Reutlingen.
Nevzat Salim và sự say mê với món ăn
Người Đức cũng không nằm ngoài “cuộc chiến” tranh giành doner kebab, họ nói rằng bánh có nguồn gốc từ Đức. Năm 1971, Mehmet Aygun (người Đức) đã nhận mình làm ra nó.
Doner kebab là một món ăn phổ biến với mọi người. Dù nó xuất phát từ đâu, gây ra bao cuộc tranh luận nhưng bánh Doner Kebab đều khiến cho mọi người cảm thấy đói bụng và thèm thuồng.
Theo Wanderlust Tips
Suu tam Ngo Diep