Thanh Hóa- Hàng chục nghìn du khách đổ về núi Ngàn Nưa – nơi được coi là một trong ba đỉnh núi thiêng tại Việt Nam để dâng hương cầu an trong ngày khai hội. – Du lịch
Đền Nưa – Am Tiên là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia, tọa lạc trên đỉnh núi Ngàn Nưa ở thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. Theo sử sách, nơi đây là vùng đất thiêng gắn với tên tuổi Bà Triệu – người dấy binh khởi nghĩa đánh quân xâm lược Đông Ngô năm 248.
Điểm chính giữa đỉnh Ngàn Nưa được dân gian quan niệm là một trong ba “huyệt đạo thiêng” của Việt Nam (bên cạnh núi Đá Chông, huyện Ba Vì, Hà Nội và núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh) – nơi đất trời giao hoà, linh khí tụ hội.
Đền Nưa – Am Tiên là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia, tọa lạc trên đỉnh núi Ngàn Nưa ở thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. Theo sử sách, nơi đây là vùng đất thiêng gắn với tên tuổi Bà Triệu – người dấy binh khởi nghĩa đánh quân xâm lược Đông Ngô năm 248.
Điểm chính giữa đỉnh Ngàn Nưa được dân gian quan niệm là một trong ba “huyệt đạo thiêng” của Việt Nam (bên cạnh núi Đá Chông, huyện Ba Vì, Hà Nội và núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh) – nơi đất trời giao hoà, linh khí tụ hội.
Sáng mùng 9 Tết (18/2), UBND huyện Triệu Sơn tổ chức lễ hội “mở cổng trời” ở khu di tích đền Nưa – Am Tiên. Hàng nghìn du khách thập phương và người dân quanh vùng đã về dự lễ hội, cầu an đầu năm.
Sáng mùng 9 Tết (18/2), UBND huyện Triệu Sơn tổ chức lễ hội “mở cổng trời” ở khu di tích đền Nưa – Am Tiên. Hàng nghìn du khách thập phương và người dân quanh vùng đã về dự lễ hội, cầu an đầu năm.
Từ khoảng 8h, dòng người chen chân nhích từng chút một để lên đỉnh núi.
Từ khoảng 8h, dòng người chen chân nhích từng chút một để lên đỉnh núi.
Quanh sân đền chính, từng đoàn du khách bày lễ vật chờ đến lượt vào dâng hương.
Quanh sân đền chính, từng đoàn du khách bày lễ vật chờ đến lượt vào dâng hương.
Anh Nguyễn Văn Hải, du khách đến từ Nam Định, cho biết đi từ 4h mới đến được đền Am Tiên. “Thời tiết khô ráo, mát mẻ lại đang trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên không khí du xuân rất vui”, anh nói.
Anh Nguyễn Văn Hải, du khách đến từ Nam Định, cho biết đi từ 4h mới đến được đền Am Tiên. “Thời tiết khô ráo, mát mẻ lại đang trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên không khí du xuân rất vui”, anh nói.
Lễ hội Đền Nưa – Am Tiên hằng năm thường kéo dài từ mùng 9 đến 20 tháng Giêng, với những nghi thức rước cỗ, dâng lễ vật chính bằng kiệu bát cống, sản vật dâng cúng là hoa quả, bánh giầy để làm lễ tế thiên địa, thần linh…
Trong ngày lễ chính “mở cổng trời”, ban tổ chức ghi nhận đã có hàng chục nghìn người đến hành hương dâng lễ cầu an.
Lễ hội Đền Nưa – Am Tiên hằng năm thường kéo dài từ mùng 9 đến 20 tháng Giêng, với những nghi thức rước cỗ, dâng lễ vật chính bằng kiệu bát cống, sản vật dâng cúng là hoa quả, bánh giầy để làm lễ tế thiên địa, thần linh…
Trong ngày lễ chính “mở cổng trời”, ban tổ chức ghi nhận đã có hàng chục nghìn người đến hành hương dâng lễ cầu an.
Hầu hết du khách đến lễ hội “mở cổng trời” đều đến vị trí được coi là tồn tại “huyệt đạo thiêng”. Theo quan niệm, để cầu may mắn bình an, người dân đi vòng quanh huyệt đạo nhiều vòng, vừa đi vừa thì thầm lời khấn nguyện.
Hầu hết du khách đến lễ hội “mở cổng trời” đều đến vị trí được coi là tồn tại “huyệt đạo thiêng”. Theo quan niệm, để cầu may mắn bình an, người dân đi vòng quanh huyệt đạo nhiều vòng, vừa đi vừa thì thầm lời khấn nguyện.
Sau khi thắp hương dâng lễ, du khách sẽ xoa tay hoặc tiền lên phiến đá hình cầu màu đen với mong muốn “hấp thụ linh khí đất trời”.
Sau khi thắp hương dâng lễ, du khách sẽ xoa tay hoặc tiền lên phiến đá hình cầu màu đen với mong muốn “hấp thụ linh khí đất trời”.
Con đường từ Tỉnh lộ 517 dẫn lên đỉnh Ngàn Nưa sáng 18/2 liên tục ùn ứ 3-4 km do lượng phương tiện đổ về quá đông.
Ban tổ chức lễ hội bố trí ba bãi đỗ xe từ dưới chân núi Ngàn Nưa song các điểm này luôn kín chỗ.
Con đường từ Tỉnh lộ 517 dẫn lên đỉnh Ngàn Nưa sáng 18/2 liên tục ùn ứ 3-4 km do lượng phương tiện đổ về quá đông.
Ban tổ chức lễ hội bố trí ba bãi đỗ xe từ dưới chân núi Ngàn Nưa song các điểm này luôn kín chỗ.
Quá trưa, dòng ôtô đổ về Am Tiên vẫn rất đông, tài xế phải nhích từng mét một để lên đỉnh núi. Lượng du khách quá tải khiến cảnh sát vất vả phân luồng điều tiết giao thông. Do ùn tắc nhiều giờ, một số đoàn khách đã quay xe ra về hoặc chọn cách đi bộ.
Quá trưa, dòng ôtô đổ về Am Tiên vẫn rất đông, tài xế phải nhích từng mét một để lên đỉnh núi. Lượng du khách quá tải khiến cảnh sát vất vả phân luồng điều tiết giao thông. Do ùn tắc nhiều giờ, một số đoàn khách đã quay xe ra về hoặc chọn cách đi bộ.
Tại vị trí mua vé trung chuyển, luôn có hàng trăm người túc trực chờ xếp hàng mua vé lên, xuống núi.
Tại vị trí mua vé trung chuyển, luôn có hàng trăm người túc trực chờ xếp hàng mua vé lên, xuống núi.
Di tích đền Nưa – Am Tiên nằm cách TP Thanh Hoá hơn 20 km, du khách có thể chọn phương tiện xe buýt, ôtô cá nhân hoặc xe máy để di chuyển đến đây.
Di tích đền Nưa – Am Tiên nằm cách TP Thanh Hoá hơn 20 km, du khách có thể chọn phương tiện xe buýt, ôtô cá nhân hoặc xe máy để di chuyển đến đây.
Lê Hoàng