Du lịch phục hồi tạo đà cho ngành dịch vụ Đà Nẵng

Đà Nẵng- Nhờ sự phục hồi của ngành du lịch với đa dạng sản phẩm, lĩnh vực dịch vụ tại Đà Nẵng được hưởng lợi lớn, với cơ hội phát triển mạnh mẽ. – Du lịch

Tại thành phố đáng đến và đáng sống Đà Nẵng, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Không chỉ đa dạng lựa chọn cho du khách, lĩnh vực dịch vụ tại đây còn có nhiều dư địa phát triển, đáp ứng nhu cầu của lớp cư dân mới đang dịch chuyển về thành phố này.

Hưởng lợi từ sự hồi sinh của du lịch

Trái với cảnh cửa đóng then cài, đìu hiu thời Covid-19, Đà Nẵng những ngày tháng 6 và đầu tháng 7 năm nay thu hút đông đảo khách thập phương tới trải nghiệm.

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2023, cùng các lễ hội, sự kiện tận hưởng mùa hè: chuỗi hoạt động Ba Na WOW Festival tại Sun World Ba Na Hills, triển lãm ảnh WOW Đà Nẵng tại chân cầu Rồng, công viên Ánh sáng…, liên tiếp được tổ chức, gia tăng sức hấp dẫn cho thành phố bên sông Hàn.

Lễ hội Giao lưu Văn hóa Việt - Pháp đang diễn ra tại Sun World Ba Na Hills. Ảnh: Sun Group

Lễ hội Giao lưu Văn hóa Việt – Pháp đang diễn ra tại Sun World Ba Na Hills. Ảnh: Sun Group

Cùng sức nóng của du lịch, ngành dịch vụ, bao gồm ăn uống, di chuyển, lưu trú, nghỉ dưỡng, giải trí hưởng lợi lớn.

Theo Cục Thống kê TP Đà Nẵng, 6 tháng đầu năm nay, địa phương đón 3,5 triệu lượt khách, thu về hơn 10.000 tỷ đồng doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống. Trong đó, doanh thu lưu trú ước đạt 4.227 tỷ đồng, tăng 76,9%; lĩnh vực ăn uống đạt 6.341 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều khu lưu trú như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đã tăng gấp đôi số khách.

Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2023, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đóng góp 69,19%.

Giới phân tích cho rằng, cần nhìn nhận khu vực dịch vụ ở Đà Nẵng không chỉ phục vụ khách du lịch, mà còn phục vụ luồng cư dân di cư, người nước ngoài, đội ngũ chuyên gia đến thành phố biển an cư, sinh sống, làm việc… Đối tượng này đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao, tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Với quy hoạch hạ tầng đô thị bài bản, thành phố biển hội tụ cả cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu ôn hòa, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân muốn kiếm tìm môi trường sống mới. Lượng người từ các địa phương khác cũng như người nước ngoài đến Đà Nẵng sống và làm việc đang có chiều hướng ngày càng gia tăng.

Dân số của Đà Nẵng theo Tổng điều tra năm 2019 khoảng 1,13 triệu người. Trong 10 năm (2009-2019), số dân Đà Nẵng tăng hơn 250.000 người, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm 2,45%, tương đương 24.700 người. Đà Nẵng cũng ghi nhận xu hướng người ngoại quốc từ các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Australia… đến sống và làm việc tăng mạnh trong một thập kỷ qua. Riêng người Hàn Quốc sinh sống, làm việc tại Đà Nẵng hiện đã lên tới 11.000 người, theo số liệu của Hội Hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Đà Nẵng công bố năm 2019.

Đi cùng với dòng dịch chuyển dân cư chất lượng cao, cùng sự phục hồi của ngành du lịch sau giai đoạn ngủ đông, lĩnh vực dịch vụ của thành phố cũng sở hữu cơ hội để phát triển mạnh mẽ trong trung và dài hạn.

Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Nhìn vào định hướng đến năm 2030 trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao, nhiều chuyên gia đánh giá, dịch vụ du lịch và dịch vụ dân sinh vẫn là lĩnh vực tạo ra nguồn doanh thu lớn trong vài thập niên tới. Dịch vụ dân sinh sẽ ngày càng được nâng cao, đổi mới, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương cũng như lớp cư dân mới, người nước ngoài…

Sự phát triển đi lên của kinh tế – xã hội, lĩnh vực dịch vụ còn nhiều tài nguyên để khai thác, kèm theo sự hiện diện của bộ phận dân cư mới, được kỳ vọng nâng tầm tiêu chuẩn sống tại thành phố đáng sống, đáng đến của Việt Nam.

Lễ hội Giao lưu Văn hóa Việt - Pháp đang diễn ra tại Sun World Ba Na Hills. Ảnh: Sun Group

Du khách xem Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2023 từ khách sạn Novotel Danang Premier Han River. Ảnh: Sun Group

Ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đánh giá Đà Nẵng là thành phố năng động với dân số gần 1,2 triệu người. Trong đó, khoảng 40% dân số ở độ tuổi làm việc, tham gia các hoạt động kinh tế, đặc biệt nhu cầu về nhà ở của nhóm này rất cao.

“Tỷ lệ tăng trưởng dân số bình quân khoảng 2,5% một năm và sự gia tăng người nước ngoài đến định cư, làm việc tại Đà Nẵng cho thấy chất lượng sống, môi trường sống và dịch vụ dân sinh của thành phố có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn cao của lớp cư dân mới này”, ông Đính nói.

Theo xu hướng đó, các đô thị chất lượng cao, với mô hình phát triển hiện đại theo hướng khép kín, đa dạng loại hình; sở hữu vị trí thuận tiện; đáp ứng đa dạng nhu cầu (ở, kinh doanh); được đầu tư đầy đủ hạ tầng, tiện ích dân sinh sẽ thu hút tầng lớp cư dân tinh hoa, người nước ngoài và giới đầu tư để cho thuê, kinh doanh dịch vụ.

Lễ hội Giao lưu Văn hóa Việt - Pháp đang diễn ra tại Sun World Ba Na Hills. Ảnh: Sun Group

Phối cảnh một dự án đô thị chất lượng cao sắp xuất hiện tại Đà Nẵng. Ảnh minh họa: Sun Group

Các chuyên gia gợi ý, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và quy mô ngày càng rộng, ngành dịch vụ gắn với dân sinh tại Đà Nẵng cần “cú vươn mình”, từ đó tạo sức hút và tạo nguồn doanh thu bền vững.

Hoài Phong


Bài viết được đề xuất