Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:8.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:107%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:14.0pt;
mso-bidi-font-size:11.0pt;
font-family:”Times New Roman”,serif;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Ngày nay trong quá trình đổi mới và phát triển, nguồn lực
con người nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vừa là nguồn lực to lớn vừa là
động lực tăng năng suất lao động, là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững. Du lịch là lĩnh vực hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ,
vai trò của con người lại càng quan trọng.

Trong du lịch, con người vừa là chủ thể sản xuất vừa là đối
tượng phục vụ. Do đó chất lượng dịch vụ du lịch phụ thuộc hàng đầu vào kiến thức,
kỹ năng, tay nghề, trình độ nghề nghiệp của đội ngũ lao động trong ngành. Ngành
du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng phát triển bền vững hay
không phụ thuộc rất lớn vào công tác phát triển nguồn nhân lực.

 

     Du lịch là ngành
kinh tế mới phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam nói chung và Tỉnh TT Huế nói riêng
trong hơn hai mươi năm trở lại. Cùng với sự phát triển chung của ngành, lực lượng
lao động du lịch ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên,
với nhiệm vụ đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và trong xu
hướng hội nhập mạnh như hiện nay, nguồn nhân lực du lịch vẫn còn bị hụt hẫng, mất
cân đối và thiếu đồng đều về nhiều mặt nhất là về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ
ngoại ngữ còn hạn chế, chưa theo kịp đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng của ngành
du lịch.

     Kinh nghiệm phát
triển nguồn nhân lực du lịch của Thái Lan đạt được là kinh nghiệm trong vấn đề
giáo dục du lịch. Nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư cho giáo dục cả về trang
thiết bị kĩ thuật, đội ngũ giảng viên, chương trình giảng dạy đạt tiêu chuẩn quốc
tế là mục đích hướng tới của giáo dục du lịch ở Thái Lan, điển hình tại trường
Tổng hợp Prince of  Songkla (PSU), Phuket
Campus. Động thái của PSU tại Phuket Campus là để hổ trợ ngành du lịch và đào tạo
các sinh viên tốt nghiệp đủ năng lực để nâng cao lên cấp lãnh đạo trong lĩnh vực
khách sạn.

     Vì du lịch là một
ngành liên quan toàn thế giới nên chỉ có một lựa chọn là chương trình quản lý
khách sạn mang tiêu chuẩn quốc tế. Chương trình này bao gồm cả lý thuyết, những
nguyên tắc cơ bản của quản lý vận hành khách sạn và những kỹ năng nghề nghiệp.
Nhân tố thắng lợi quan trọng nhất của cơ sở giáo dục là đội ngũ giáo viên. Năm
1991, không có chương trình tốt nghiệp giáo dục du lịch ở Thái Lan. Những người
tốt nghiệp từ nước ngoài hợp đồng với các nhà tài trợ học bổng hay kinh doanh tại
gia. Chương trình không thể tuyển dụng giáo viên trong nước nên phải tự đào tạo
giáo viên. Sau 8 năm hoạt động, chương trình đã có 14 giáo viên tốt nghiệp cấp
thạc sĩ tại nước ngoài. Một số đã tốt nghiệp và tiếp tục nghiên cứu tiến sĩ ở
nước ngoài.

     Về tỉ lệ tuyển dụng
trong những năm 2014 – 2015, sinh viên tốt nghiệp tại trường đã chiếm hàng đầu.
Những điểm nổi bật của các sinh viên tốt nghiệp từ trường là khả năng sử dụng
tiếng Anh, sự tự tin, khả năng hợp tác với đồng nghiệp và khả năng sống tập thể.
Kinh nghiệm tốt nhất trong giáo dục – đào tạo du lịch ở PSU, Phuket Campus là nỗ
lực kiểm tra nhận thức về hoạt động của ngành du lịch và giải trình với sinh
viên và nhân viên ở các mức độ khác nhau nhằm đạt sự thấu hiểu hoàn toàn. Điều
này đã giúp PSU có được những quan hệ làm việc tích cực và trở thành trường đứng
đầu trong học viện ngành du lịch

     Việc gia nhập
UNWTO và chính sách mở cửa nền kinh tế, sự quan tâm chú ý tập trung ngày càng
nhiều vào Trung Quốc. Nhận thấy được vai trò của nguồn nhân lực trong sự đẩy mạnh
phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập, Trung Quốc đã chủ trương nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Để nâng cao đuợc trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp
vụ… cho lao động trong ngành du lịch, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực xúc tiến
nhiều biện pháp thông qua giáo dục – đào tạo du lịch.

– Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn
nhân lực du lịch. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở của chiến lược phát triển
du lịch trong từng giai đoạn 5 năm. Xây dựng mạng lưới các trường đào tạo về du
lịch với mục tiêu trao đổi thông tin về lĩnh vực đào tạo, hợp tác trong nghiên
cứu khoa học, trao đổi giáo viên và học sinh cũng như chương trình đào tạo. Bên
cạnh đó thành lập hội đồng đào tạo nghiệp vụ du lịch Trung Quốc nhằm liên kết
các trường đào tạo về du lịch trong các học khác nhau với mục tiêu không ngừng
nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực.

– Lựa chọn chiến lược quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghiệp
vụ du lịch. Hằng năm, ngành du lịch Trung Quốc đã gửi các cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ở nước ngoài. Mặt khác, ngành
đã hợp tác với các trường du lịch của nước ngoài và mời các chuyên gia, giáo
viên nước ngoài qua bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn du lịch cho lao động trong
ngành

– Hoàn thiện chiến lược kết hợp giữa đào tạo du lịch với
đánh giá cá nhân. Ngành du lịch Trung Quốc đòi hỏi người tốt nghiệp trường
trung cấp du lịch phải có chứng chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ và chứng chỉ về
ngoại ngữ. Ở cấp quốc gia, Trung Quốc thực hiện việc kiểm tra và cấp chứng chỉ
không chỉ cho các hướng dẫn viên du lịch mà cả các nhà quản lý của các công ty
lữ hành và khách sạn. Cục du lịch quốc gia Trung Quốc có một trường bồi dưỡng
cán bộ tại thành phố Thiên Tân thực hiện chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
môn cho tất cả các cán bộ, nhân viên làm trong ngành du lịch để lấy chứng chỉ
hành nghề. Chứng chỉ hành nghề chỉ có hạn trong một khoảng thời gian nhất định,
sau đó đòi hỏi người hành nghề tiếp tục đi bồi dưỡng nghiệp vụ để lấy chứng chỉ
mới

     Thị trường du lịch
Việt Nam chuyển biến ra sao sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
là điều không dễ hình dung. Trong xu thế chung, du lịch Khánh Hòa sẽ bước vào một
sân chơi mới với những luật lệ cạnh tranh quốc tế quyết liệt và gay gắt hơn. Hội
nhập sẽ tạo áp lực rất lớn với doanh nghiệp du lịch Huế trong cạnh tranh.

Một vấn đề cạnh tranh trước mắt giữa các doanh nghiệp ở TT
Huế hiện nay là cạnh tranh giành nguồn nhân lực, do nguồn nhân lực phát triển
không theo kịp với tốc độ phát triển du lịch. Khi các doanh nghiệp nước ngoài
vào, cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt hơn về chiến lược kinh doanh, thị
trường khách, tình trạng vốn… và một thiệt hại nữa mà các đơn vị du lịch ở Huế
sẽ phải gánh chịu là tình trạng mất nguồn nhân lực.

Trước tình hình đó, các doanh nghiệp du lịch TT Huế một  mặt đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp, mặt
khác tập trung đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chiến
lược để giữ được những người có năng lực làm việc cho mình.

Đối với ngành du lịch, chất lượng nguồn nhân lực không chỉ
biểu hiện ở trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ mà cả trình độ ngoại ngữ. Ví
dụ minh chứng cho việc đào tạo nguồn nhân lực có năng lực ngoại ngữ trong du lịch
đang rất “thiếu” đối với ngành du lịch Thừa Thiên Huế được tác giả khảo sát cho
kết quả như sau:

     Tỷ lệ lao động có
trình tiếng Anh từ chứng chỉ A đến Đại học chiếm 85,75%; tiếng Pháp chiếm 20%;
Trung Quốc: 2,75%; Nhật: 5,25%; Đức 1,75%; ngoại ngữ khác chiếm 0,25%. Cũng
trong kết quả điều tra, số lao động có trình độ ngoại ngữ đại học, cao đẳng chiếm
24,57%; chứng chỉ C: 24,35%; chứng chỉ B: 26,08%; chứng chỉ A: 25%.

     Kết quả cũng thể
hiện về trình độ ngoại ngữ chưa hợp lý, trong tổng số lao động có trình độ ngoại
ngữ từ chứng chỉ C đến cao đẳng, đại học thì tiếng Trung và Nhật chỉ chiếm
1,32%. Điều này phản ánh đúng thực tế hiện nay đang thiếu về trình độ tiếng Trung,
Nhật và tiếng Đức ở tỉnh Thừa Thiên Huế; trong khi đây là những thị trường có
tiềm năng lớn. Tóm lại, về trình độ ngoại ngữ theo các thứ tiếng của lực lượng
hướng dẫn viên cũng thể hiện sự mất cân đối trong thực tế. Vậy làm thế nào phát
triển theo xu thế hội nhập quốc tế, địa chỉ nào có thể lấp được lổ hổng về chất
lượng nguồn nhân lực trong du lịch hiện nay ở Việt Nam nói chung và Tỉnh TTH
nói riêng?

     Qua thực tế
nghiên cứu tác giả muốn đề xuất một số giải pháp như sau:

* Đối với cơ quản quản lý nhà nước về du lịch.

– Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực và điều phối,
chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động liên quan (lập kế hoạch phát
triển, nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực, thực trạng đào tạo…);

– Xây dựng hệ thống thông tin về lao động và việc làm du lịch;
thực hiện thu thập và cập nhật dữ liệu; thực hiện chế độ thông tin hai chiều giữa
doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước; trao đổi thông tin qua mạng, cung cấp
các dịch vụ thông tin liên quan đến nguồn nhân lực du lịch (số lượng, cơ cấu
nguồn nhân lực hiện có của từng doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng, tiêu chuẩn
tuyển dụng, nhu cầu đào tạo,…)

– Xây dựng chức danh – tiêu chuẩn nghiệp vụ cho lao động
trong ngành du lịch, giúp các doanh nghiệp căn cứ vào đó để nhận xét, đánh giá,
bố trí, tuyển chọn lao động vào làm việc trong hoạt động kinh doanh, ngăn chạn
việc tuyển dụng và sử dụng lao động một cách tùy tiện, đảm bảo quyền lợi và
nghĩa vụ cho người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng hoặc điều chỉnh
các tiêu chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm hoạt động du lịch của
địa phương trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) và các
Trường đào tạo du lịch để kiểm tra, đánh giá hằng năm về chất lượng nguồn nhân
lực tại các doanh nghiệp du lịch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp

* Đối với các doanh nghiệp du lịch

– Bộ phận quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp có vai
trò rất quan trọng trong việc tổ chức, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn
nhân lực.

– Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch
trong từng doanh nghiệp: tạo điều kiện cho nhân viên mới tìm hiểu về doanh nghiệp,
ý thức được vị trí, vai trò của mình và bộ phận mình sẽ làm việc. Bố trí và
phân công lao động thích hợp tại các bộ phận trong doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ
thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động. Để giải quyết những vấn đề trên,
cần chú trọng đến các nhóm giải pháp sau:

Nhóm giải pháp về tài chính

– Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho hoạt động phát triển nguồn
nhân lực ở cấp tỉnh như công tác nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, gửi cán bộ đi
đào tạo ở nước ngoài.

– Tăng nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động đào tạo nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo.  Cần tăng đầu tư
từ nguồn ngân sách, các chương trình mục tiêu, các nguồn tài trợ cho việc nâng
cấp và mở rộng cơ sở đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ thực
hành của học sinh; đổi mới phương pháp giảng dạy và xây dựng chương trình, giáo
trình; đào tạo lại đội ngũ giáo viên.

Nhóm giải pháp về đào tạo

– Mở rộng quy mô đào tạo : Nâng cấp một số trường cao đẳng
du lịch và Khoa trực thuộc lên một bậc cao hơn không chỉ đáp ứng nguồn nhân lực
cho địa phương mà còn cho cả nước và cần nghiên cứu để sớm bổ sung một số ngành
nghề đào tạo mới phù hợp với nhu cầu hiện nay như hướng dẫn viên, marketing du
lịch, quản trị khách sạn, nhà hàng,… Các trường dạy du lịch hiện có cần liên kết
với các doanh nghiệp du lịch trong vấn đề đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội một
cách có hiệu quả nhất.

– Đổi mới chương trình đào tạo : Tăng mối liên kết giữa đào
tạo và sử dụng: Các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn cần thu thập ý kiến của
các đơn vị kinh doanh, các tổ chức quản lý, hiệp hội,… để thiết kế các chương
trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Kết hợp một cách nhuần nhuyễn ba
chữ N trong đào tạo : Nhà nước, Nhà trường và Nhà doanh nghiệp du lịch

– Đa dạng hoá hình thức đào tạo như là : Đào tạo tại chỗ
thông qua công việc ; Luân chuyển vị trí công tác một cách linh hoạt và đúng vị
trí chuyên môn; Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ giáo viên. Dặc biệt cần xây
dựng kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực lao động ngành du lịch

Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức

– Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và các doanh
nghiệp và về vai trò quan trọng của nguồn nhân lực tốt đối với sự phát triển
ngành du lịch nói chung cũng như sự thành công của các doanh nghiệp du lịch nói
riêng.

– Tăng cường nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng của
đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp.

– Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho người lao động

– Nâng cao nhận thức về đặc điểm ngành nghề

– Nâng cao chất lượng dạy và học ở các cơ sở đào tạo về tính
chất đặc thù của ngành du lịch.

 Th.S Nguyễn Thị Ngọc
Cẩm – Bộ môn Lữ Hành

Nguồn: Trường Du lịch – Đại học Huế

Bài viết được đề xuất