Gốc cây bằng tiền xu ‘chữa đau răng’ ở Nepal

Cây đau răng ở Kathmandu được tạo ra từ tiền xu, thu hút người địa phương mỗi khi đau răng và hút khách quốc tế vì tò mò. – Du lịch

Gốc cây tiền xu, Vaisha Dev hay Cây đau răng là khối kim loại được ghép từ hàng nghìn đồng tiền xu qua hàng trăm năm, hình thù như gốc cổ thụ. Cây đau răng nằm khép mình trên một con phố gần Thahiti Tole, Kathmandu, là điểm dừng chân thú vị cho những ai muốn khám phá văn hóa đời sống ở thủ đô Nepal.

Theo truyền thuyết địa phương, gốc cây này từng có một tượng thần bằng vàng nằm sâu bên trong, nhưng hiện đã bị các lớp đồng xu che khuất. Người dân địa phương có niềm tin mạnh mẽ vào sức mạnh thần linh và thường hành lễ tại địa điểm này.

Gốc cây tiền xu, Vaisha Dev hay Cây đau răng là khối kim loại được ghép từ hàng nghìn đồng tiền xu qua hàng trăm năm, hình thù như gốc cổ thụ. Cây đau răng nằm khép mình trên một con phố gần Thahiti Tole, Kathmandu, là điểm dừng chân thú vị cho những ai muốn khám phá văn hóa đời sống ở thủ đô Nepal.

Theo truyền thuyết địa phương, gốc cây này từng có một tượng thần bằng vàng nằm sâu bên trong, nhưng hiện đã bị các lớp đồng xu che khuất. Người dân địa phương có niềm tin mạnh mẽ vào sức mạnh thần linh và thường hành lễ tại địa điểm này.

Những đồng xu phủ kín gốc cây tạo nên một hình ảnh vừa lạ kỳ vừa huyền bí. Đây được xem là cách người dân thể hiện lòng thành kính với thần Vaisha Dev, cầu mong vị thần sẽ giúp họ vượt qua các cơn đau răng hoặc vấn đề răng miệng khác.

Cây đau răng được cho là đã tồn tại từ thời vương triều Lichchhavi (400-750 SCN). Dù y học hiện đại đã phát triển, địa chỉ này vẫn là nơi người dân tìm đến mỗi khi đau rằng và vẫn giữ nguyên giá trị tâm linh, thu hút nhiều du khách quốc tế vì tò mò.

Những đồng xu phủ kín gốc cây tạo nên một hình ảnh vừa lạ kỳ vừa huyền bí. Đây được xem là cách người dân thể hiện lòng thành kính với thần Vaisha Dev, cầu mong vị thần sẽ giúp họ vượt qua các cơn đau răng hoặc vấn đề răng miệng khác.

Cây đau răng được cho là đã tồn tại từ thời vương triều Lichchhavi (400-750 SCN). Dù y học hiện đại đã phát triển, địa chỉ này vẫn là nơi người dân tìm đến mỗi khi đau rằng và vẫn giữ nguyên giá trị tâm linh, thu hút nhiều du khách quốc tế vì tò mò.

Một người đàn ông nhắm mắt cầu nguyện tại gốc cây, thể hiện lòng tin với các vị thần. Ông chạm tay lên các đồng xu, gửi gắm mong muốn và nỗi đau của mình đến thần Vaisha Dev.

Một người đàn ông nhắm mắt cầu nguyện tại gốc cây, thể hiện lòng tin với các vị thần. Ông chạm tay lên các đồng xu, gửi gắm mong muốn và nỗi đau của mình đến thần Vaisha Dev.

Khu vực quanh Cây đau răng cũng được mệnh danh là ”quận nha khoa” của Kathmandu. Các phòng khám nha mọc lên san sát, hy vọng thu hút những người đến cầu nguyện chưa tìm được cách chữa trị dứt điểm.

Sự hiện diện của các phòng khám ở đây phản ánh sự hòa quyện giữa tín ngưỡng cổ xưa và dịch vụ hiện đại, tạo nên một điểm đến thú vị và giàu bản sắc văn hóa. Trong ảnh là bảng hiệu quảng cáo của một phòng nha gần Cây đau răng.

Khu vực quanh Cây đau răng cũng được mệnh danh là ”quận nha khoa” của Kathmandu. Các phòng khám nha mọc lên san sát, hy vọng thu hút những người đến cầu nguyện chưa tìm được cách chữa trị dứt điểm.

Sự hiện diện của các phòng khám ở đây phản ánh sự hòa quyện giữa tín ngưỡng cổ xưa và dịch vụ hiện đại, tạo nên một điểm đến thú vị và giàu bản sắc văn hóa. Trong ảnh là bảng hiệu quảng cáo của một phòng nha gần Cây đau răng.

Cây đau răng nằm sát một bức tường cũ, trong khu vực luôn đông người qua lại, khung cảnh vừa cổ kính vừa nhộn nhịp.

Trong hình là mặt bên của Cây đau răng, vài đồng xu mới sáng bóng lấp lánh như một cách thu hút giữa con hẻm.

Cây đau răng nằm sát một bức tường cũ, trong khu vực luôn đông người qua lại, khung cảnh vừa cổ kính vừa nhộn nhịp.

Trong hình là mặt bên của Cây đau răng, vài đồng xu mới sáng bóng lấp lánh như một cách thu hút giữa con hẻm.

Do gốc cây chính đã kín chỗ, một gốc cây phụ nằm gần đó được người dân tiếp tục sử dụng để đóng đồng xu lên cầu nguyện. Gốc cây này hiện được bảo vệ bằng kính perspex tránh sự tác động của thời gian.

Do gốc cây chính đã kín chỗ, một gốc cây phụ nằm gần đó được người dân tiếp tục sử dụng để đóng đồng xu lên cầu nguyện. Gốc cây này hiện được bảo vệ bằng kính perspex tránh sự tác động của thời gian.

Theo giới chức địa phương, Cây đau răng của Kathmandu là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách muốn khám phá văn hóa Nepal.

Theo giới chức địa phương, Cây đau răng của Kathmandu là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách muốn khám phá văn hóa Nepal.

Chí Phú (Theo Atlas Obscura)

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]

Bài viết được đề xuất