Trong ngày đầu lễ hội Lễ hội Bánh mì diễn ra ở TP HCM, các gian hàng lâu đời kín khách xếp hàng mua, nhiều loại bánh mì độc đáo được giới thiệu. – Du lịch
20h, Lễ hội Bánh mì khai mạc tại công viên Lê Văn Tám, thu hút nhiều khách tham quan. Lần thứ hai tổ chức với chủ đề “Bánh Mì Việt Nam – Giá Trị Ẩm Thực Thế Giới”, sự kiện có quy mô lớn hơn năm ngoái, dự kiến đón 100.000 lượt khách.
Lễ hội quy tụ 131 gian hàng của 85 đơn vị, tăng 25% so với lần đầu. Nhiều gian hàng là thương hiệu bánh mì nổi tiếng hơn 50 năm, nhà hàng phục vụ món ăn kèm bánh mì, các đơn vị cung cấp nguyên liệu gia vị, thiết bị công nghệ phục vụ làm bánh mì.
20h, Lễ hội Bánh mì khai mạc tại công viên Lê Văn Tám, thu hút nhiều khách tham quan. Lần thứ hai tổ chức với chủ đề “Bánh Mì Việt Nam – Giá Trị Ẩm Thực Thế Giới”, sự kiện có quy mô lớn hơn năm ngoái, dự kiến đón 100.000 lượt khách.
Lễ hội quy tụ 131 gian hàng của 85 đơn vị, tăng 25% so với lần đầu. Nhiều gian hàng là thương hiệu bánh mì nổi tiếng hơn 50 năm, nhà hàng phục vụ món ăn kèm bánh mì, các đơn vị cung cấp nguyên liệu gia vị, thiết bị công nghệ phục vụ làm bánh mì.
Gian hàng của các thương hiệu bánh mì nổi tiếng lâu đời ở TP HCM thu hút đông người, hầu hết khách mua phải xếp hàng chờ đợi.
Gian hàng của các thương hiệu bánh mì nổi tiếng lâu đời ở TP HCM thu hút đông người, hầu hết khách mua phải xếp hàng chờ đợi.
Khách xếp hàng chờ mua tại gian hàng của bánh mì Tuấn 7 kẹo, có tuổi đời hơn 50 năm.
Chủ tiệm Nguyễn Thanh Tuấn cho biết lượng khách ghé lễ hội năm nay đông hơn năm ngoái nhưng không quá tải do tổ chức trong công viên rộng rãi. Sau 2-3 tiếng mở bán trong lễ hội, tiệm của anh Tuấn phục vụ khoảng 200-300 ổ bánh mì.
Dự kiến những ngày tiếp theo lượng khách mua bánh sẽ tăng gấp 3-4 lần. Năm ngoái, mỗi ngày tiệm bán khoảng 1.200 ổ, “nhân viên phục vụ không xuể”, người chủ nói.
Khách xếp hàng chờ mua tại gian hàng của bánh mì Tuấn 7 kẹo, có tuổi đời hơn 50 năm.
Chủ tiệm Nguyễn Thanh Tuấn cho biết lượng khách ghé lễ hội năm nay đông hơn năm ngoái nhưng không quá tải do tổ chức trong công viên rộng rãi. Sau 2-3 tiếng mở bán trong lễ hội, tiệm của anh Tuấn phục vụ khoảng 200-300 ổ bánh mì.
Dự kiến những ngày tiếp theo lượng khách mua bánh sẽ tăng gấp 3-4 lần. Năm ngoái, mỗi ngày tiệm bán khoảng 1.200 ổ, “nhân viên phục vụ không xuể”, người chủ nói.
Nguyễn An Thảo, 22 tuổi, lần đầu biết đến lễ hội bánh mì nhờ lướt thông tin trên mạng xã hội. Thảo ghé lễ hội muộn nhưng các gian hàng vẫn kín khách. Nữ khách dừng ở quầy bánh ngay lối vào mua hai ổ thập cẩm cho mình và bạn đi cùng, với giá 15.000 đồng mỗi ổ. “Tôi thích loại bánh mì có kích thước nhỏ, vừa đủ ăn”, Thảo nói.
Nguyễn An Thảo, 22 tuổi, lần đầu biết đến lễ hội bánh mì nhờ lướt thông tin trên mạng xã hội. Thảo ghé lễ hội muộn nhưng các gian hàng vẫn kín khách. Nữ khách dừng ở quầy bánh ngay lối vào mua hai ổ thập cẩm cho mình và bạn đi cùng, với giá 15.000 đồng mỗi ổ. “Tôi thích loại bánh mì có kích thước nhỏ, vừa đủ ăn”, Thảo nói.
Laura và Emma đến từ Nam Phi, đã ở Việt Nam được 6 tháng. Cả hai rất thích bánh mì Việt vì giá rẻ, nhiều loại nhân và có thể ăn mọi lúc trong ngày.
Hai nữ du khách biết lễ hội bánh mì từ hai tuần trước và háo hức chờ ngày mở cửa. Họ đang ăn chay nên chọn mua hai ổ bánh mì nấm. “Không khí lễ hội sôi động, bày bán nhiều loại bánh mì mà tôi chưa từng thử qua”, Emma (phải) nói.
Laura và Emma đến từ Nam Phi, đã ở Việt Nam được 6 tháng. Cả hai rất thích bánh mì Việt vì giá rẻ, nhiều loại nhân và có thể ăn mọi lúc trong ngày.
Hai nữ du khách biết lễ hội bánh mì từ hai tuần trước và háo hức chờ ngày mở cửa. Họ đang ăn chay nên chọn mua hai ổ bánh mì nấm. “Không khí lễ hội sôi động, bày bán nhiều loại bánh mì mà tôi chưa từng thử qua”, Emma (phải) nói.
Nhiều loại bánh mì hình thù hoa lá, các con vật được trưng bày tại ngày hội.
Nhiều loại bánh mì hình thù hoa lá, các con vật được trưng bày tại ngày hội.
Một cửa hàng giới thiệu món bánh mì làm từ trái gấc.
Một cửa hàng giới thiệu món bánh mì làm từ trái gấc.
Gia đình chị Bảo Thy, 35 tuổi, quận 1, thích thú chụp hình với mô hình cô gái mặc chiếc váy làm từ bánh mì tại cổng lễ hội.
Gia đình chị Bảo Thy, 35 tuổi, quận 1, thích thú chụp hình với mô hình cô gái mặc chiếc váy làm từ bánh mì tại cổng lễ hội.
Một gian hàng giới thiệu những mô hình bánh mì làm từ len và các vật liệu tái chế.
Trong ba ngày diễn ra lễ hội, còn có các hoạt động như trải nghiệm lịch sử hình thành và phát triển của bánh mì Việt, một số gian hàng cho khách làm và thưởng thức bánh mì tại chỗ.
Một gian hàng giới thiệu những mô hình bánh mì làm từ len và các vật liệu tái chế.
Trong ba ngày diễn ra lễ hội, còn có các hoạt động như trải nghiệm lịch sử hình thành và phát triển của bánh mì Việt, một số gian hàng cho khách làm và thưởng thức bánh mì tại chỗ.
Quỳnh Trần – Bích Phương