Hang quan tài trên đỉnh núi tây bắc Thanh Hoá

Trong lòng hang rộng hơn 300 m2 ở huyện Quan Hoá, hàng trăm cỗ quan tài độc mộc ngổn ngang. – Du lịch

Ngọn núi Pa Cáng nằm cạnh dòng sông Lò chảy qua thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 200 km về phía tây hiện còn nhiều bí ẩn chưa có lời giải.

Trong số những điều kỳ bí ở vùng đất Mường Ca Da cổ này, có những câu chuyện kỳ lạ liên quan đến một hang núi chứa quan tài táng trên sườn núi. Người dân địa phương gọi động táng này là hang Phi hay hang Ma.

Ngọn núi Pa Cáng nằm cạnh dòng sông Lò chảy qua thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 200 km về phía tây hiện còn nhiều bí ẩn chưa có lời giải.

Trong số những điều kỳ bí ở vùng đất Mường Ca Da cổ này, có những câu chuyện kỳ lạ liên quan đến một hang núi chứa quan tài táng trên sườn núi. Người dân địa phương gọi động táng này là hang Phi hay hang Ma.

Hang được một người Thái ở bản địa phát hiện hơn 20 năm trước trong một lần đi săn thú rừng.

Để tiếp cận cửa hang (nằm ở độ cao chừng 400 m so với mặt đất), sẽ phải băng qua dòng sông Luồng trên con thuyền độc mộc hoặc có thể lội bộ qua sông vào mùa nước cạn.

Hang được một người Thái ở bản địa phát hiện hơn 20 năm trước trong một lần đi săn thú rừng.

Để tiếp cận cửa hang (nằm ở độ cao chừng 400 m so với mặt đất), sẽ phải băng qua dòng sông Luồng trên con thuyền độc mộc hoặc có thể lội bộ qua sông vào mùa nước cạn.

Hàng loạt vách đá dựng đứng với những vỉa tai mèo sắc nhọn và nhiều loài cây có độc, là thử thách không dễ vượt qua trên cung đường tới cửa hang.

Hàng loạt vách đá dựng đứng với những vỉa tai mèo sắc nhọn và nhiều loài cây có độc, là thử thách không dễ vượt qua trên cung đường tới cửa hang.

Sau hơn 2 tiếng chèo thuyền và leo núi, những du khách ưa mạo hiểm sẽ tới hang Phi.

Hang khá rộng, trần hang chỗ cao nhất khoảng 10 m, rộng 3-5 m, chiều dài hang ăn sâu vào lòng núi hun hút như không có điểm dừng. Trong hang hiện còn cả trăm bộ áo quan nằm không theo hàng lối.

Sau hơn 2 tiếng chèo thuyền và leo núi, những du khách ưa mạo hiểm sẽ tới hang Phi.

Hang khá rộng, trần hang chỗ cao nhất khoảng 10 m, rộng 3-5 m, chiều dài hang ăn sâu vào lòng núi hun hút như không có điểm dừng. Trong hang hiện còn cả trăm bộ áo quan nằm không theo hàng lối.

Hầu hết cỗ quan tài độc mộc đều đã mục rỗng, chỉ còn một số ít bộ nguyên vẹn, chuyển màu nâu sậm, phơi ra những thớ gỗ chắc nịch.

Hầu hết cỗ quan tài độc mộc đều đã mục rỗng, chỉ còn một số ít bộ nguyên vẹn, chuyển màu nâu sậm, phơi ra những thớ gỗ chắc nịch.

Vì lòng hang chật, có lẽ vì thiếu chỗ để nên người xưa đã cho làm thêm các thanh xà ngang bằng gỗ để xếp quan tài lên trên. Trải qua thời gian, nhiều cây gỗ bị mục, gãy rời khiến những cỗ quan tài cũng rơi, không còn ở vị trí như cũ.

Ngoài các cỗ áo quan làm cho người lớn dài khoảng 2-2,5 m, phần thân rộng 40 cm, còn có hàng chục bộ dành cho trẻ con dài chừng một mét, lòng khoét rỗng, phần đầu rộng 30 cm, chân rộng 20 cm.

Vì lòng hang chật, có lẽ vì thiếu chỗ để nên người xưa đã cho làm thêm các thanh xà ngang bằng gỗ để xếp quan tài lên trên. Trải qua thời gian, nhiều cây gỗ bị mục, gãy rời khiến những cỗ quan tài cũng rơi, không còn ở vị trí như cũ.

Ngoài các cỗ áo quan làm cho người lớn dài khoảng 2-2,5 m, phần thân rộng 40 cm, còn có hàng chục bộ dành cho trẻ con dài chừng một mét, lòng khoét rỗng, phần đầu rộng 30 cm, chân rộng 20 cm.

Phía cuối hang là một hố đen ăn thẳng xuống lòng núi và cũng có hàng chục bộ quan tài.

Hiện chưa rõ ai là chủ nhân và làm cách nào để người xưa có thể vận chuyển những cỗ quan tài nặng hàng trăm kg kèm theo thi thể người chết lên đỉnh núi.

Phía cuối hang là một hố đen ăn thẳng xuống lòng núi và cũng có hàng chục bộ quan tài.

Hiện chưa rõ ai là chủ nhân và làm cách nào để người xưa có thể vận chuyển những cỗ quan tài nặng hàng trăm kg kèm theo thi thể người chết lên đỉnh núi.

Những cỗ quan tài ở hang hầu hết được để trơn bề mặt, số ít có tạc hoa văn đơn giản. Ngoài xương cốt, trong hang còn nhiều mảnh gốm vỡ được cho là táng cùng người quá cố.

Những cỗ quan tài ở hang hầu hết được để trơn bề mặt, số ít có tạc hoa văn đơn giản. Ngoài xương cốt, trong hang còn nhiều mảnh gốm vỡ được cho là táng cùng người quá cố.

Có rất nhiều giải thích về chủ nhân của số quan tài cổ trên đỉnh Pa Cáng. Một số ý kiến cho đó là quan tài của người Thái cổ vì người Thái từng sống ở đây lâu đời, những hang động phát hiện đều thuộc đất Mường Chự, tổng Cổ Nam, Mường Ca Da của người Thái xưa. Lại có quan điểm cho rằng đây là nơi an táng của những người thân tộc của tướng quân Khằm Ban (người đã giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh vào thế kỷ 15).

Có rất nhiều giải thích về chủ nhân của số quan tài cổ trên đỉnh Pa Cáng. Một số ý kiến cho đó là quan tài của người Thái cổ vì người Thái từng sống ở đây lâu đời, những hang động phát hiện đều thuộc đất Mường Chự, tổng Cổ Nam, Mường Ca Da của người Thái xưa. Lại có quan điểm cho rằng đây là nơi an táng của những người thân tộc của tướng quân Khằm Ban (người đã giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh vào thế kỷ 15).

Theo đại diện Hội Sử học Thanh Hóa, hình thức mộ táng bằng thân cây lớn khoét rỗng treo trên đỉnh núi Pa Cáng cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Tuy nhiên, với những cơ sở dữ liệu, hiện vật còn sót lại có thể khẳng định đây là tục táng của người Thái cổ. Bởi người Thái ở một số huyện miền núi, biên giới Thanh Hóa vẫn có phong tục đục thân gỗ làm hòm chôn cất người chết. Hiện trong mỗi gia đình, đặc biệt nhà có người cao tuổi phải có ít nhất 1-2 bộ hòm đục bằng thân gỗ tốt để dự phòng.

Giải thích vì sao người xưa kỳ công vận chuyển xác người và những bộ quan tài nặng hàng tấn đem táng trên đỉnh núi, các nhà khoa học cho rằng đối với người dân tộc miền núi, hang đá vốn được coi là linh thiêng. Ngày nay người Mường, Thái vẫn có nhiều lễ hội bên trong hoặc cạnh các hang núi vì họ quan niệm tổ tiên xưa đã sinh sống trong hang núi. Hơn nữa hang cũng khá khô ráo nên dễ bảo quản, tránh sự xâm phạm.

Theo đại diện Hội Sử học Thanh Hóa, hình thức mộ táng bằng thân cây lớn khoét rỗng treo trên đỉnh núi Pa Cáng cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Tuy nhiên, với những cơ sở dữ liệu, hiện vật còn sót lại có thể khẳng định đây là tục táng của người Thái cổ. Bởi người Thái ở một số huyện miền núi, biên giới Thanh Hóa vẫn có phong tục đục thân gỗ làm hòm chôn cất người chết. Hiện trong mỗi gia đình, đặc biệt nhà có người cao tuổi phải có ít nhất 1-2 bộ hòm đục bằng thân gỗ tốt để dự phòng.

Giải thích vì sao người xưa kỳ công vận chuyển xác người và những bộ quan tài nặng hàng tấn đem táng trên đỉnh núi, các nhà khoa học cho rằng đối với người dân tộc miền núi, hang đá vốn được coi là linh thiêng. Ngày nay người Mường, Thái vẫn có nhiều lễ hội bên trong hoặc cạnh các hang núi vì họ quan niệm tổ tiên xưa đã sinh sống trong hang núi. Hơn nữa hang cũng khá khô ráo nên dễ bảo quản, tránh sự xâm phạm.

Vài năm trước, một cây cầu treo được chính quyền địa phương xây dựng dưới chân núi Pa Cáng nhằm giúp quá trình khám phá hang dễ dàng hơn, cũng như cải thiện điều kiện giao thông cho dân bản.

Lãnh đạo thị trấn Hồi Xuân cho hay, hang Phi được huyện Quan Hoá quy hoạch, xây dựng thêm một số hạng mục nhằm phát triển thành điểm du lịch tâm linh.

Vài năm trước, một cây cầu treo được chính quyền địa phương xây dựng dưới chân núi Pa Cáng nhằm giúp quá trình khám phá hang dễ dàng hơn, cũng như cải thiện điều kiện giao thông cho dân bản.

Lãnh đạo thị trấn Hồi Xuân cho hay, hang Phi được huyện Quan Hoá quy hoạch, xây dựng thêm một số hạng mục nhằm phát triển thành điểm du lịch tâm linh.

Gần khu vực hang nơi sông Luồng chảy qua có những lòng núi bị nước chảy bào mòn, theo thời gian tạo thành những hẻm núi có cảnh quan đẹp.

Do địa hình xa xôi, hiểm trở nên hang mỗi năm chỉ đón được rất ít khách tham quan, chủ yếu chỉ những những người yêu thích du lịch mạo hiểm hay các nhà nghiên cứu văn hoá. Người Thái bản địa quan niệm hang là “mảnh đất của thần linh” nên cũng không nhiều người dám đến vì sợ “đánh thức giấc ngủ thần linh” hay kinh động đến âm hồn người xưa.

Gần khu vực hang nơi sông Luồng chảy qua có những lòng núi bị nước chảy bào mòn, theo thời gian tạo thành những hẻm núi có cảnh quan đẹp.

Do địa hình xa xôi, hiểm trở nên hang mỗi năm chỉ đón được rất ít khách tham quan, chủ yếu chỉ những những người yêu thích du lịch mạo hiểm hay các nhà nghiên cứu văn hoá. Người Thái bản địa quan niệm hang là “mảnh đất của thần linh” nên cũng không nhiều người dám đến vì sợ “đánh thức giấc ngủ thần linh” hay kinh động đến âm hồn người xưa.

Lê Hoàng

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]

Bài viết được đề xuất