Hiện trạng danh thắng quốc gia bị ‘đào nhầm’

Nghệ An- Được xếp hạng di tích lịch sử, danh thắng quốc gia song lèn Hai Vai ở huyện Diễn Châu bị lãng quên nhiều năm, hạng mục xuống cấp, gần đây bị “đào nhầm” hàng trăm khối đất đá. – Du lịch

Nằm ở xã Minh Châu, huyện Diễn Châu, di tích là quần thể hai núi đá vôi tự nhiên với đỉnh lớn tên Lưỡng Kiên Sơn (lèn Hai Vai), đỉnh nhỏ Hổ Lĩnh Sơn (lèn Một Vai).

Nằm ở xã Minh Châu, huyện Diễn Châu, di tích là quần thể hai núi đá vôi tự nhiên với đỉnh lớn tên Lưỡng Kiên Sơn (lèn Hai Vai), đỉnh nhỏ Hổ Lĩnh Sơn (lèn Một Vai).

Ngọn núi lớn nằm cạnh quốc lộ 7, dài 200 m, nơi rộng nhất 120 m, cao nhất 141 m; cấu tạo giữa nhỏ nhô lên cao, hai bên thấp dần, cân đối như vai người. Người dân thường gọi chung danh thắng này là lèn Hai Vai.

Theo tư liệu lịch sử, năm 1575, tướng Phan Công Tích chọn lèn làm nơi ẩn náu cho đạo quân nhà Lê khi giao chiến với nhà Mạc. Thời Nguyễn, nơi này là căn cứ hoạt động của Nguyễn Xuân Ôn trong phong trào Cần Vương. Người địa phương luôn xem lèn như ngọn hải đăng khi đi biển để xác định phương hướng.

Năm 1964-1971, Viện Khảo cổ học tổ chức các đợt thám sát tại đây, phát hiện xương người hóa thạch, một số công cụ bằng đá và nhiều bình gốm, hiện vật từ thời văn hóa Phùng Nguyên cách đây hơn 4.000 năm. Những phát hiện trên xác định nơi đây có người nguyên thủy sinh sống.

Năm 1994, lèn Hai Vai được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Ngọn núi lớn nằm cạnh quốc lộ 7, dài 200 m, nơi rộng nhất 120 m, cao nhất 141 m; cấu tạo giữa nhỏ nhô lên cao, hai bên thấp dần, cân đối như vai người. Người dân thường gọi chung danh thắng này là lèn Hai Vai.

Theo tư liệu lịch sử, năm 1575, tướng Phan Công Tích chọn lèn làm nơi ẩn náu cho đạo quân nhà Lê khi giao chiến với nhà Mạc. Thời Nguyễn, nơi này là căn cứ hoạt động của Nguyễn Xuân Ôn trong phong trào Cần Vương. Người địa phương luôn xem lèn như ngọn hải đăng khi đi biển để xác định phương hướng.

Năm 1964-1971, Viện Khảo cổ học tổ chức các đợt thám sát tại đây, phát hiện xương người hóa thạch, một số công cụ bằng đá và nhiều bình gốm, hiện vật từ thời văn hóa Phùng Nguyên cách đây hơn 4.000 năm. Những phát hiện trên xác định nơi đây có người nguyên thủy sinh sống.

Năm 1994, lèn Hai Vai được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Nhiều cây cối lớn mọc sát chân lèn đã bị múc đi. Một số vị trí bị máy xúc “đào nhầm” dài hơn 10 m, rộng khoảng 3 m, cao hơn một mét.

UBND huyện Diễn Châu kết luận việc này làm hủy hoại, thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, vi phạm Luật Di sản năm 2009 và Luật Khoáng sản 2010.

Nhiều cây cối lớn mọc sát chân lèn đã bị múc đi. Một số vị trí bị máy xúc “đào nhầm” dài hơn 10 m, rộng khoảng 3 m, cao hơn một mét.

UBND huyện Diễn Châu kết luận việc này làm hủy hoại, thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, vi phạm Luật Di sản năm 2009 và Luật Khoáng sản 2010.

Làm việc với cơ quan chức năng, Công ty Trung Việt Trung thừa nhận do không biết lèn Hai Vai là di tích quốc gia nên cán bộ kỹ thuật đã cho lấy đi một số khối đất đá tại chân núi để làm vật liệu xây dựng. Hiện doanh nghiệp dừng khai thác và hoàn trả số đất đá đã múc để đắp đường vào đầu tháng 3.

Đa số các điểm “đào nhầm” đã được hoàn trả mặt bằng, tuy nhiên một vài vị trí sát chân lèn vẫn còn những ụ đất cao, chưa được san gạt.

Làm việc với cơ quan chức năng, Công ty Trung Việt Trung thừa nhận do không biết lèn Hai Vai là di tích quốc gia nên cán bộ kỹ thuật đã cho lấy đi một số khối đất đá tại chân núi để làm vật liệu xây dựng. Hiện doanh nghiệp dừng khai thác và hoàn trả số đất đá đã múc để đắp đường vào đầu tháng 3.

Đa số các điểm “đào nhầm” đã được hoàn trả mặt bằng, tuy nhiên một vài vị trí sát chân lèn vẫn còn những ụ đất cao, chưa được san gạt.

Con đường nhỏ đi quanh núi theo hướng nam cũng bị xe chở vật liệu phục vụ thi công đường dây điện “cày nát”, nhiều điểm đọng nước.

Con đường nhỏ đi quanh núi theo hướng nam cũng bị xe chở vật liệu phục vụ thi công đường dây điện “cày nát”, nhiều điểm đọng nước.

Trên lèn có các hang động sâu, nhiều khối thạch nhũ hình. Qua biến thiên của thời gian, cửa ra vào hang động đã xuống cấp. Các hang nằm cheo leo bên núi đá, để vào bên trong rất khó khăn, tiềm ẩn nguy hiểm.

Hàng chục năm trước, lèn Hai Vai bị xâm phạm, nhiều vị trí méo mó và thay đổi hiện trạng do người dân nổ mìn khai thác đá.

Trên lèn có các hang động sâu, nhiều khối thạch nhũ hình. Qua biến thiên của thời gian, cửa ra vào hang động đã xuống cấp. Các hang nằm cheo leo bên núi đá, để vào bên trong rất khó khăn, tiềm ẩn nguy hiểm.

Hàng chục năm trước, lèn Hai Vai bị xâm phạm, nhiều vị trí méo mó và thay đổi hiện trạng do người dân nổ mìn khai thác đá.

Phía tây di tích có một số hầm quân sự nằm sát đường liên xã, cửa rộng khoảng 3 m, cao hơn 2 m. Trong chiến tranh chống Mỹ, hầm được bộ đội sử dụng làm nơi trú ẩn, cất giấu vũ khí, lương thực.

Hiện các cửa hầm tại lèn Hai Vai đã được giới chức dùng bêtông lấp lại, xung quanh cây dại bao trùm.

Phía tây di tích có một số hầm quân sự nằm sát đường liên xã, cửa rộng khoảng 3 m, cao hơn 2 m. Trong chiến tranh chống Mỹ, hầm được bộ đội sử dụng làm nơi trú ẩn, cất giấu vũ khí, lương thực.

Hiện các cửa hầm tại lèn Hai Vai đã được giới chức dùng bêtông lấp lại, xung quanh cây dại bao trùm.

Được kỳ vọng trở thành địa điểm phát triển văn hóa, du lịch của địa phương, thu hút nhiều du khách, chuyên gia đến tham quan, nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hóa, nhưng lèn Hai Vai gần như bị lãng quên sau khi được xếp hạng, hiện chưa được cắm mốc bảo vệ.

Thời điểm này chỉ lèn Một Vai (ảnh) phát huy được giá trị di tích, khi sát chân núi có chùa Cổ Am nổi tiếng, hàng năm thu hút hàng nghìn người tới dâng hương, vãn cảnh.

Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An đã yêu cầu huyện Diễn Châu báo cáo tỉnh vì để xảy ra sai phạm trong quản lý và bảo vệ di tích, xử lý trách nhiệm những cá nhân và tập thể liên quan.

Theo ông Lê Khắc Hoàng, Chánh thanh tra Sở, hàng chục năm qua lèn Hai Vai không thể cắm mốc bảo vệ do vướng mắc về đất đai do giữa huyện và tỉnh có một số nội dung chưa thống nhất. Sắp tới Sở lên kế hoạch khoanh vùng, đo đạc lại một số vị trí, tiến tới lên kế hoạch tôn tạo để di tích được phát huy các giá trị, phục vụ phát triển du lịch.

Được kỳ vọng trở thành địa điểm phát triển văn hóa, du lịch của địa phương, thu hút nhiều du khách, chuyên gia đến tham quan, nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hóa, nhưng lèn Hai Vai gần như bị lãng quên sau khi được xếp hạng, hiện chưa được cắm mốc bảo vệ.

Thời điểm này chỉ lèn Một Vai (ảnh) phát huy được giá trị di tích, khi sát chân núi có chùa Cổ Am nổi tiếng, hàng năm thu hút hàng nghìn người tới dâng hương, vãn cảnh.

Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An đã yêu cầu huyện Diễn Châu báo cáo tỉnh vì để xảy ra sai phạm trong quản lý và bảo vệ di tích, xử lý trách nhiệm những cá nhân và tập thể liên quan.

Theo ông Lê Khắc Hoàng, Chánh thanh tra Sở, hàng chục năm qua lèn Hai Vai không thể cắm mốc bảo vệ do vướng mắc về đất đai do giữa huyện và tỉnh có một số nội dung chưa thống nhất. Sắp tới Sở lên kế hoạch khoanh vùng, đo đạc lại một số vị trí, tiến tới lên kế hoạch tôn tạo để di tích được phát huy các giá trị, phục vụ phát triển du lịch.

Đức Hùng

Đức Hùng

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]

Bài viết được đề xuất