Khách Ấn Độ mang đến tiềm năng lớn cho du lịch Việt Nam

Ấn Độ có hơn 1,4 tỉ dân, là nước đông
dân hàng đầu thế giới. Do đó, khách du lịch Ấn Độ là thị trường tiềm
năng mà ngành du lịch Việt Nam đang hướng đến để khai thác phát triển.

*Điểm đến cho giới “siêu giàu”

Tiến
sỹ Đỗ Thị Thanh Hoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
thông tin, năm 2019, khách Ấn Độ đến Việt Nam đã đạt 169.000 lượt, tăng
trưởng cao thứ 3 trong số các thị trường khách của du lịch nước ta (hơn
27%). Sau COVID-19, năm 2022, Việt Nam đón khoảng 130.000 lượt khách từ
Ấn Độ.

Năm 2023, Việt Nam đón hơn 392.000
lượt khách Ấn Độ, tăng 231% so với năm 2019. Còn trong 10 tháng qua,
nước ta đã đón gần 395.000 lượt khách Ấn Độ, tăng gần 30% so với cùng kỳ
năm ngoái.

 Những vị khách đầu tiên trong đoàn 4.500 khách của tỷ phú Ấn Độ thăm quan Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Hải Yến/TTXVN

Các
chuyên gia và nhiều đơn vị lữ hành đều nhận định, thị trường Ấn Độ đang
mang đến tiềm năng lớn cho du lịch Việt Nam khai thác, nhất là nhóm du
lịch MICE. Đặc biệt, Phú Quốc, Hạ Long, Đà Nẵng là những lựa chọn của du
khách giàu và siêu giàu Ấn Độ để tổ chức đám cưới, lễ kỷ niệm, đính hôn
và cả du lịch cho nhân viên…

Ngay từ
đầu năm 2024, rất nhiều điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam đã phục
vụ đám cưới của các tỷ phú Ấn Độ. Cụ thể là một cặp đôi tỷ phú Ấn Độ đã
bao trọn một resort 5 sao ở Đà Nẵng để tổ chức đám cưới xa hoa với chi
phí khoảng 500.000 USD trong 3 ngày. Một tỷ phú Ấn Độ khác đã bao trọn
một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Phú Quốc để tổ chức lễ cưới kéo dài 7
ngày với 350 khách mời thuộc giới thượng lưu.

Chưa
hết, trong tháng 2, đám cưới của một tỷ phú Ấn Độ diễn ra tại Hạ Long,
Quảng Ninh với sự tham gia của hàng trăm khách mời, gồm quan chức chính
phủ Ấn Độ, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam; thương gia, chủ doanh nghiệp
lớn của Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong 4 ngày cuối
tháng 8/2024, một đám cưới của giới nhà giàu Ấn Độ diễn ra ở Lăng Cô
(Thừa Thiên Huế) với 400 khách mời lưu trú tại 2 resort 5 sao..

Cục
Du lịch Quốc gia Việt Nam nhận định, Ấn Độ là thị trường mục tiêu điển
hình cho loại hình du lịch lễ cưới ở Việt Nam. Du lịch kết hợp đám cưới
được người Ấn Độ yêu thích từ nhiều năm qua. Ngành công nghiệp cưới ước
tính trị giá 130 tỉ USD, là ngành công nghiệp lớn thứ hai tại Ấn Độ.


thể nói, các tiệc cưới xa hoa này đã góp phần củng cố uy tín, thương
hiệu của du lịch Việt Nam như một điểm đến lý tưởng cho các sự kiện sang
trọng bậc nhất của giới thượng lưu Ấn Độ.

 Đoàn khách của tỉ phú Ấn Độ ấn tượng với vẻ đẹp thiên nhiên tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Hải Yến/TTXVN

Cũng
vào cuối tháng 8, một tỷ phú ngành dược của Ấn Độ đã “đặt hàng” hành
trình 5 ngày tham quan tại Hà Nội, Ninh Bình và vịnh Hạ Long cho 4.500
nhân viên. Việc đón tiếp thành công đoàn 4.500 khách Ấn Độ đã góp phần
quảng bá du lịch Việt Nam, mà còn mở ra hướng đi mới trong việc thu hút
dòng khách siêu giàu từ Ấn Độ. Các chuyên gia đánh giá, Việt Nam có đầy
đủ lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, an toàn và giá cả hợp lý để thu hút
mạnh mẽ hơn nữa dòng khách này.

*Nắm bắt đặc điểm để phục vụ tốt nhất

Để
thu hút thêm khách Ấn Độ, các hãng hàng đã liên tục mở thêm đường bay
thẳng kết nối 2 quốc gia góp phần kích thích nhu cầu đi du lịch, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa Ấn Độ – Việt Nam và ngược
lại. Từ sân bay Ấn Độ, du khách chỉ mất khoảng 4-5 giờ cho hành trình
bay đến Việt Nam. Và đặc biệt là sau khi hãng hàng không Vietjet mở
đường bay thẳng trực tiếp và có chiến dịch quảng cáo vô cùng ấn tượng và
cấp tập. Việt Nam là điểm đến khá mới mẻ đối với khách du lịch Ấn Độ,
có nhiều thắng cảnh đẹp, khí hậu đa dạng, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc, ẩm thực phong phú, đa dạng. Nhiều điểm đến, sản phẩm du lịch tạo
được sự hấp dẫn đối với dòng khách này.

Ông
Vũ Văn Tuyên, Giám đốc Công ty du lịch Travelogy Việt Nam chia sẻ:
Khách Ấn Độ thường có xu hướng hay thích đến các di sản và những điểm
nổi tiếng của Việt Nam như phố cổ Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Tam Cốc – Tràng
An, Đà Nẵng, Bà Nà Hill, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hồ Chi Minh,
Củ Chi, Cần Thơ là những địa danh nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên,
gần đây khách Ấn Độ hay đến địa danh như Sa Pa do các khách sạn và nhà
hàng ở đây có thể đáp ứng được nhu cầu của khách Ấn Độ.

 Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long là một điểm đến được đông đảo du khách Ấn Độ lựa chọn khi đi du lịch Việt Nam. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Ngành
du lịch Việt Nam cần chủ động nắm bắt các đặc điểm tâm lý của người Ấn,
đặc biệt là một số các điểm đặc trưng khác biệt của khách du lịch Ấn Độ
so với thị trường khách khác, đặc biệt là về tôn giáo, ẩm thực.


Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc Flamingo travel thông tin, trước năm 2022
Việt Nam việc khai thác khách từ thị trường Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn
do không có đường bay thẳng trực tiếp, giá cả các tour tới Việt Nam
không thể cạnh tranh được với Thái Lan, Singapore, Malaysia… Flamingo
travel là một trong những đơn vị lữ hành đầu tiên khai thác dòng khách
Ấn Độ từ năm 2013. Qua quá trình phục vụ, đơn vị đã rút ra kinh nghiệm
cho thấy, du khách Ấn Độ dù đi du lịch nước ngoài nhưng họ vẫn luôn yêu
cầu ẩm thực Ấn Độ trong chuyến đi bởi họ rất tự hào về ẩm thực Ấn không
chỉ tốt cho sức khỏe mà còn cực kỳ ngon. Do đó, nếu thiếu ẩm thực Ấn Độ
thì Việt Nam không thể thu hút được dòng khách này, tối thiểu phải bố
trí một bữa ăn Ấn Độ cho du khách trong 1 ngày.

Người
Ấn Độ xem bò là động vật thiêng liêng nên họ tuyệt đối không ăn thịt
bò. Do đó, thịt gà, dê, cừu và các loại thủy hải sản là thông dụng nhất.
Do Ấn Độ cũng là đất nước của Phật giáo nên nhiều người Ấn cũng có thói
quen ăn chay. Hiểu được những thói quen ăn uống, mới có thể phục vụ tốt
nhất đối tượng khách đặc biệt này.

 Thực đơn Ấn Độ đặc biệt do đầu bếp người Ấn – Halim Ali Khan thực hiện. Ảnh: Metropole Hà Nội


Nguyễn Thị Vân Anh cũng chia sẻ, với du khách Ấn Độ, Việt Nam là điểm
đến mới và chỉ thực sự trở thành điểm “hot” với họ từ sau đại dịch
COVID-19. Khách du lịch Ấn Độ chưa có nhiều kiến thức hiểu biết về du
lịch Việt Nam, mỗi yêu cầu của họ thường được yêu cầu sửa đổi nhiều lần
cho phù hợp, kể cả khi sự điều chỉnh đó được tính phí.

Phải
đào tạo cho các hướng dẫn viên, nhân viên bán tour, nhân viên điều hành
biết được nền tảng văn hóa của các nước Trung Đông và Ấn Độ. Đồng thời
phải có những bạn hướng dẫn viên biết tiếng Arab ít nhất ở mức độ giao
tiếp cơ bản để phục vụ khách một cách tốt nhất.

Với
ngành du lịch Việt Nam, Ấn Độ là một trong những thị trường có
nhiều tiềm năng và có tác động lớn đến việc quảng bá hình
ảnh, dịch vụ du lịch của nước ta. Các chuyên gia cho rằng, trong
tương lai, ngành du lịch phục vụ khách Ấn Độ tại Việt Nam hứa hẹn sẽ
tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, trải nghiệm
độc đáo và gắn kết văn hóa giữa hai quốc gia./.

Thanh Giang

Nguồn: Chính sách và Cuộc sống

 

Bài viết được đề xuất