Khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm trước năm 2030

Ga Đà Lạt đi Trại Mát nhìn từ trên cao, đoạn đường sắt này hiện hoạt động phục vụ du lịch. Ảnh: Gia Huy

Lâm Đồng đặt mục tiêu giai đoạn năm 2023-2030 sẽ khôi phục và khai thác tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm phục vụ du lịch. – Du lịch

Tháng 8, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, với trọng tâm là khôi phục, cải tạo và khai thác có hiệu quả tuyến đường sắt răng cưa độc đáo Đà Lạt – Tháp Chàm cho mục đích du lịch.

Ga Đà Lạt đi Trại Mát nhìn từ trên cao, đoạn đường sắt này hiện hoạt động phục vụ du lịch. Ảnh: Gia Huy

Ga Đà Lạt đi Trại Mát nhìn từ trên cao, đoạn đường sắt này hiện hoạt động phục vụ du lịch. Ảnh: Giang Huy

Báo cáo tiền khả thi cho biết tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt đi qua thành phố Phan Rang, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận, đến huyện Đơn Dương, TP Đà Lạt, Lâm Đồng. Cả tuyến đường sắt răng cưa dài hơn 83 km, dự kiến có 16 ga và trạm khách, bổ sung hai ga và hai trạm khách so với tuyến cũ. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 1/2025 đến tháng 6/2029.

Dự án có hai hợp phần. Đầu tiên là khôi phục đoạn từ ga Tháp Chàm, Ninh Thuận đến ga Trại Mát, Đà Lạt dài hơn 76 km, khôi phục và xây mới cầu, hầm, nhà ga. Thứ hai là nâng cấp đoạn từ ga Trại Mát đến ga Đà Lạt đang khai thác dài 6,7 km và tôn tạo, bảo tồn các nhà ga Đà Lạt, Trại Mát.

Ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng văn hóa – thông tin TP Đà Lạt cho biết tuyến ga Đà Lạt – Trại Mát đang hoạt động là một phần của tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt sắp được khôi phục. Đoạn đường sắt Đà Lạt – Trại Mát là một sản phẩm độc đáo của du lịch thành phố. Hai nhà ga cũng là địa điểm được nhiều du khách trẻ check-in, chụp hình.

Tuyến tàu hỏa này độc đáo ở chỗ cả cung đường chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên. Ngoài đoạn đường ray răng cưa, bánh răng cưa cũng được lắp thêm trong đầu máy để qua được đèo dốc trên cao nguyên Lâm Viên.

“Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt được khôi phục và đưa vào khai thác là một tin đáng mừng với ngành du lịch thành phố. Từ đó thu hút du khách đến Đà Lạt trải nghiệm tuyến đường sắt lịch sử, chiêm ngưỡng nhiều cung đường đèo đẹp không kém những tuyến đường sắt răng cưa nổi tiếng thế giới”, ông Kiệt nói.

Tuyến Tháp Chàm – Đà Lạt là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi đầu tiên trên thế giới, được khởi công năm 1908, hoàn thành năm 1932 và đưa vào sử dụng 4 năm sau đó. Đây là tuyến đường sắt răng cưa dài và độc đáo, không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. Sau năm 1975, gần như toàn bộ đường ray, tà vẹt trên tuyến đường này được tháo gỡ. Hiện chỉ còn đoạn Trại Mát – Đà Lạt dài gần 7 km đang khai thác tàu du lịch.

Bích Phương


Bài viết được đề xuất