Kinh nghiệm xin visa châu Âu ngày mở cửa

Nguyễn Thành Trung trong chuyến đi Thụy Sĩ tháng 9/2019. Đây là lần cuối anh đến châu Âu trước khi dịch bệnh xuất hiện.

Hồ sơ hợp lý cùng với việc tiêm đủ liều vaccine là chìa khóa để Thành Trung có visa Hà Lan. – Du lịch

Nguyễn Thành Trung, sinh năm 1993, làm điều hành tour và hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội. Sau khi có thông tin các quốc gia thuộc khối Schengen nhận hồ sơ nhập cảnh của công dân Việt Nam đi du lịch từ tháng 2, Trung quyết định trở lại châu Âu lần đầu tiên kể từ chuyến đi tháng 9/2019. Nếu muốn bắt đầu những chuyến du lịch châu Âu tự túc trở lại, du khách Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Trung. Đây là lần thứ sáu, anh xin visa Schengen và chưa lần nào thất bại.

Nguyễn Thành Trung trong chuyến đi Thụy Sĩ tháng 9/2019. Đây là lần cuối anh đến châu Âu trước khi dịch bệnh xuất hiện.

Nguyễn Thành Trung trong chuyến đi Thụy Sĩ tháng 9/2019. Đây là lần cuối anh đến châu Âu trước khi dịch bệnh xuất hiện.

Theo lịch trình, Trung sẽ đi Hà Lan và Iceland vào 9 ngày cuối tháng 3. Anh chọn Hà Lan làm điểm đến do đây là một trong những nước đầu tiên trong khối Schengen cấp lại visa du lịch sau dịch bệnh. Hà Lan cũng sắp bắt đầu lễ hội hoa tulip. Dự kiến vào mùa xuân nhiều loại hoa sẽ cùng nở rực ở châu Âu, khung cảnh ấn tượng, thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, anh hơi tiếc do chỉ được cấp visa một lượt (single). “Theo kinh nghiệm, xin visa vào Pháp thường sẽ được thời gian lưu trú và hạn visa lâu hơn, tuy nhiên chuyến này mình nhập cảnh Hà Lan”, Trung khuyên.

Khác biệt trước dịch

Việc xin visa Schengen hầu như không thay đổi so với trước đại dịch. Tuy nhiên, hồ sơ cần có thêm tờ khai tiêm chủng vaccine, giấy chứng nhận đã tiêm chủng vaccine. Người xin visa có thể in từ ứng dụng PC-Covid hoặc từ website tiêm chủng quốc gia, có cả bản tiếng Việt và tiếng Anh.

Cần lưu ý thông tin xuất nhập cảnh, các lệnh hạn chế trên trang của trung tâm tiếp nhận thị thực VFS, TLS và chính phủ các quốc gia mình dự định sẽ đến. Người chưa tiêm đủ hai mũi vaccine, hoặc quá hạn tiêm hai mũi trên 270 ngày sẽ không được nhập cảnh châu Âu. Những người đã tiêm mũi ba (mũi tăng cường) sẽ có nhiều ưu tiên hơn trong việc đi lại. Sau đó, cần kiểm tra lịch làm việc của trung tâm VFS và TLS thường xuyên để nộp hồ sơ vì hiện tại những nơi này chưa làm việc toàn thời gian.

Visa Hà Lan mà Trung thành công nhận được hôm 18/2,

Visa Hà Lan mà Trung thành công nhận được hôm 18/2,

Xin visa sớm

Hiện tại nếu muốn đi đầu tháng 3, trước khi Việt Nam mở cửa du lịch hoàn toàn vẫn được nhưng nên xin trước ít nhất một tháng để chủ động thời gian, vì có thể đại sứ quán sẽ xét duyệt lâu tùy theo hồ sơ. “Việc xin visa sớm cũng giúp săn được giá vé máy bay tốt hơn sau khi có visa. Mình hộp hồ sơ vào ngày 14/2 và tới 18/2 có visa. Thông thường các hồ sơ mạnh thì sẽ được cấp visa sau khoảng một tuần”, Trung chia sẻ.

Hồ sơ “mạnh” và hợp lý

Sự hợp lý là quan trọng nhất để xin visa châu Âu thành công. Ví dụ, lịch trình, booking vé máy bay, khách sạn cần phải khớp thời gian với nhau. Sao kê tài chính cần phải phù hợp với công việc. Ví dụ, bạn có những thu nhập từ chơi chứng khoán, buôn bất động sản hoặc được thừa kế… thì cần giải trình rõ trong hồ sơ của mình. Theo kinh nghiệm, Trung từng chứng kiến nhiều người khai thu nhập chỉ khoảng 10 triệu đồng một tháng nhưng có nhiều tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng. Điều này dễ khiến bên cấp visa đặt câu hỏi: “Tiền ấy từ đâu ra?”.

Một cuốn hộ chiếu đã đi lại nhiều nơi giúp Trung dễ xin visa hơn. Lịch sử du lịch nhiều là lợi thế. Để cải thiện hồ sơ, tốt nhất mọi người nên tranh thủ làm dày thêm lịch sử hành trình của mình trong hộ chiếu từ những nước miễn visa cho Việt Nam ở Đông Nam Á. Sau đó đi tiếp những nước xin visa dễ hơn châu Âu như Hàn Quốc, Nhật Bản.

Chi tiết các hồ sơ mà Trung đã nộp để xin visa

Trung Nghĩa
Ảnh: NVCC

Bài viết được đề xuất