Khu rừng trúc rộng hơn 30 ha ở thị trấn Nguyên Bình khiến nhiều du khác ngỡ như đang lạc vào một phân cảnh trong bộ phim kiếm hiệp khi đến tham quan. – Du lịch
Thị trấn Nguyên Bình nằm trong tuyến du lịch phía Tây “Khám phá Phja Oắc – Vùng núi của những đổi thay” của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Bên cạnh bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, Nguyên Bình còn sở hữu nhiều cảnh đẹp hoang sơ.
Thời gian gần đây, rừng trúc Nguyên Bình hay còn gọi rừng trúc Bản Phường, thuộc xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, trở thành điểm du lịch mới, thu hút nhiều du khách đến khám phá. Rừng trúc nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 160 km và cách thị trấn Nguyên Bình khoảng 40 km.
Thị trấn Nguyên Bình nằm trong tuyến du lịch phía Tây “Khám phá Phja Oắc – Vùng núi của những đổi thay” của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Bên cạnh bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, Nguyên Bình còn sở hữu nhiều cảnh đẹp hoang sơ.
Thời gian gần đây, rừng trúc Nguyên Bình hay còn gọi rừng trúc Bản Phường, thuộc xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, trở thành điểm du lịch mới, thu hút nhiều du khách đến khám phá. Rừng trúc nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 160 km và cách thị trấn Nguyên Bình khoảng 40 km.
Khu rừng có tổng diện tích hơn 30 ha, nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển. Dọc con đường từ Nguyên Bình vào Bảo Lạc, màu xanh bạt ngàn của những cây trúc sào choán lấy tầm mắt của du khách. Trúc mọc trên sườn đồi, men theo bờ suối hay vươn thẳng lên trời bên những nếp nhà mái ngói âm dương.
Điều đặc biệt là trong rừng trúc không có bất kỳ loại cây nào khác. Càng đi sâu vào rừng, du khách càng cảm nhận được sự trong lành, mát mẻ của thiên nhiên, có thể lắng nghe được tiếng chim rừng hót lúc sáng sớm hay chiều tà.
Khu rừng có tổng diện tích hơn 30 ha, nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển. Dọc con đường từ Nguyên Bình vào Bảo Lạc, màu xanh bạt ngàn của những cây trúc sào choán lấy tầm mắt của du khách. Trúc mọc trên sườn đồi, men theo bờ suối hay vươn thẳng lên trời bên những nếp nhà mái ngói âm dương.
Điều đặc biệt là trong rừng trúc không có bất kỳ loại cây nào khác. Càng đi sâu vào rừng, du khách càng cảm nhận được sự trong lành, mát mẻ của thiên nhiên, có thể lắng nghe được tiếng chim rừng hót lúc sáng sớm hay chiều tà.
Trong chuyến du lịch tới Cao Bằng, Hoàng Huy Hiếu, 25 tuổi, Nam Định tưởng như “đã đi lạc vào một khung cảnh trong bộ phim kiếm hiệp nào đó” khi ghé rừng trúc Nguyên Bình ngày 20/12.
Là địa điểm đang được khai thác du lịch, đường từ thị trấn Nguyên Bình đến rừng trúc khá dễ đi, rộng rãi, sạch đẹp, có thể di chuyển bằng ôtô đến tận nơi, Hiếu cho biết.
Trong chuyến du lịch tới Cao Bằng, Hoàng Huy Hiếu, 25 tuổi, Nam Định tưởng như “đã đi lạc vào một khung cảnh trong bộ phim kiếm hiệp nào đó” khi ghé rừng trúc Nguyên Bình ngày 20/12.
Là địa điểm đang được khai thác du lịch, đường từ thị trấn Nguyên Bình đến rừng trúc khá dễ đi, rộng rãi, sạch đẹp, có thể di chuyển bằng ôtô đến tận nơi, Hiếu cho biết.
Để phát huy tiềm năng du lịch cảnh quan rừng trúc, năm 2021, huyện Nguyên Bình triển khai thực hiện Chương trình đột phá xây dựng điểm ngắm cảnh, trải nghiệm vườn trúc sào trong vùng Phja Oắc – Phja Đén.
Địa điểm được lựa chọn là vườn trúc trên 30 ha tại xóm Bản Phường, xã Thành Công. Hạ tầng đường bê tông dẫn vào vườn trúc, đường đi dạo, công trình thoát nước, vệ sinh, bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, các chòi ngắm cảnh, điểm chụp hình, biển chỉ dẫn, biển hiệu được sửa chữa, lắp đặt giúp du khách thuận tiện di chuyển, tham quan hoặc dừng chân nghỉ ngơi.
Để phát huy tiềm năng du lịch cảnh quan rừng trúc, năm 2021, huyện Nguyên Bình triển khai thực hiện Chương trình đột phá xây dựng điểm ngắm cảnh, trải nghiệm vườn trúc sào trong vùng Phja Oắc – Phja Đén.
Địa điểm được lựa chọn là vườn trúc trên 30 ha tại xóm Bản Phường, xã Thành Công. Hạ tầng đường bê tông dẫn vào vườn trúc, đường đi dạo, công trình thoát nước, vệ sinh, bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, các chòi ngắm cảnh, điểm chụp hình, biển chỉ dẫn, biển hiệu được sửa chữa, lắp đặt giúp du khách thuận tiện di chuyển, tham quan hoặc dừng chân nghỉ ngơi.
“Không tính đến quy mô nhỏ hơn thì rừng trúc Nguyên Bình khiến mình liên tưởng đến rừng trúc Kyoto ở Nhật Bản”, Hiếu nói. Bầu không khí mát lạnh, trong lành tạo cảm giác thư thái, dễ chịu.
Khi mặt trời lên cao, ánh nắng xuyên qua kẽ lá, tạo thành những luồng sáng chiếu xuống mặt đất khiến khu rừng như bừng sáng và trở nên lung linh hơn, Hiếu nói.
“Không tính đến quy mô nhỏ hơn thì rừng trúc Nguyên Bình khiến mình liên tưởng đến rừng trúc Kyoto ở Nhật Bản”, Hiếu nói. Bầu không khí mát lạnh, trong lành tạo cảm giác thư thái, dễ chịu.
Khi mặt trời lên cao, ánh nắng xuyên qua kẽ lá, tạo thành những luồng sáng chiếu xuống mặt đất khiến khu rừng như bừng sáng và trở nên lung linh hơn, Hiếu nói.
Trên đường đi có nhiều góc check in cho du khách thích chụp ảnh. Thậm chí những bó trúc được buộc và sắp xếp ngay ngắn bên đường cũng có thể mang đến cho du khách những bức ảnh đẹp với nền là khu rừng xanh ngát phía sau.
Khí hậu Nguyên Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thích hợp để cây trúc phát triển. Từ xưa, cây trúc đã gắn bó với người dân trong sinh hoạt, sản xuất, giúp phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Hiện, cây trúc còn mở hướng phát triển du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với du khách.
Trên đường đi có nhiều góc check in cho du khách thích chụp ảnh. Thậm chí những bó trúc được buộc và sắp xếp ngay ngắn bên đường cũng có thể mang đến cho du khách những bức ảnh đẹp với nền là khu rừng xanh ngát phía sau.
Khí hậu Nguyên Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thích hợp để cây trúc phát triển. Từ xưa, cây trúc đã gắn bó với người dân trong sinh hoạt, sản xuất, giúp phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Hiện, cây trúc còn mở hướng phát triển du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với du khách.
“Bước vào đây, những lo lắng, phiền muộn đều được gạt bỏ. Mình chỉ chú tâm lắng nghe tiếng gió đẩy cành trúc va vào nhau nghe xào xạc, chậm rãi đi dạo trên những con đường quanh co và hít hà hương thơm đặc trưng của trúc”, Hiếu nói.
Theo anh, nơi đây là địa điểm thích hợp cho những du khách tìm kiếm sự thanh bình, tạm thời tránh khỏi cuộc sống thường nhật xô bồ.
“Bước vào đây, những lo lắng, phiền muộn đều được gạt bỏ. Mình chỉ chú tâm lắng nghe tiếng gió đẩy cành trúc va vào nhau nghe xào xạc, chậm rãi đi dạo trên những con đường quanh co và hít hà hương thơm đặc trưng của trúc”, Hiếu nói.
Theo anh, nơi đây là địa điểm thích hợp cho những du khách tìm kiếm sự thanh bình, tạm thời tránh khỏi cuộc sống thường nhật xô bồ.
Nếu có dịp đến Nguyên Bình, du khách nên kết hợp trải nghiệm tuyến du lịch phía Tây “Khám phá Phja Oắc – Vùng núi của những đổi thay” với các hoạt động: săn mây trên đỉnh Phja Oắc (ảnh), thăm đồi chè Kolia, trang trại cá hồi, rừng trúc, tìm hiểu văn hóa đồng bào Dao Tiền xóm Hoài Khao. Đồng thời, du khách có thể thưởng thức các món ngon, đặc sản địa phương như lạp sườn, thịt gác bếp, miến dong Phja Đen.
Nếu có dịp đến Nguyên Bình, du khách nên kết hợp trải nghiệm tuyến du lịch phía Tây “Khám phá Phja Oắc – Vùng núi của những đổi thay” với các hoạt động: săn mây trên đỉnh Phja Oắc (ảnh), thăm đồi chè Kolia, trang trại cá hồi, rừng trúc, tìm hiểu văn hóa đồng bào Dao Tiền xóm Hoài Khao. Đồng thời, du khách có thể thưởng thức các món ngon, đặc sản địa phương như lạp sườn, thịt gác bếp, miến dong Phja Đen.
Quỳnh Mai
Ảnh: Hoàng Huy Hiếu
Nguồn: Trang thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng