Quảng Nam- Show thực cảnh khái quát lịch sử, văn hoá của Hội An từ thuở khai hoang lập ấp đến thời kỳ thương cảng sầm uất. – Du lịch
“Ký ức Hội An” là chương trình nghệ thuật thực cảnh với bối cảnh sông nước tự nhiên của hòn đảo giữa sông Thu Bồn, cùng hệ thống âm thanh, ánh sáng ngoài trời đẳng cấp quốc tế. Chương trình quy tụ hơn 500 diễn viên trên sân khấu ngoài trời rộng 25.000 m2, khán đài có sức chứa 3.300 người tại Cồn Hến, phường Cẩm An, TP Hội An.
“Ký ức Hội An” là chương trình nghệ thuật thực cảnh với bối cảnh sông nước tự nhiên của hòn đảo giữa sông Thu Bồn, cùng hệ thống âm thanh, ánh sáng ngoài trời đẳng cấp quốc tế. Chương trình quy tụ hơn 500 diễn viên trên sân khấu ngoài trời rộng 25.000 m2, khán đài có sức chứa 3.300 người tại Cồn Hến, phường Cẩm An, TP Hội An.
Màn trình diễn 60 phút mở ra cái nhìn khái quát về lịch sử, văn hóa của Hội An từ thời khai hoang lập ấp đến thời thương cảng sầm uất. Tất cả chia làm 5 màn. Show bắt đầu với hình ảnh cô gái bên khung cửi, đóng vai trò là người kể chuyện suốt 5 phần đưa khán giả qua nhiều thế kỷ của Hội An.
Màn trình diễn 60 phút mở ra cái nhìn khái quát về lịch sử, văn hóa của Hội An từ thời khai hoang lập ấp đến thời thương cảng sầm uất. Tất cả chia làm 5 màn. Show bắt đầu với hình ảnh cô gái bên khung cửi, đóng vai trò là người kể chuyện suốt 5 phần đưa khán giả qua nhiều thế kỷ của Hội An.
100 cô gái mặc áo dài đi trên một con đường ánh sáng – biểu trưng cho dòng thời gian của Hội An. Màu sắc của những chiếc áo dài liên tục biến đổi như dòng ký ức chảy qua những giai đoạn lịch sử, nhịp nhàng theo khung cửi.
100 cô gái mặc áo dài đi trên một con đường ánh sáng – biểu trưng cho dòng thời gian của Hội An. Màu sắc của những chiếc áo dài liên tục biến đổi như dòng ký ức chảy qua những giai đoạn lịch sử, nhịp nhàng theo khung cửi.
Màn một với tên gọi “Sinh mệnh”, diễn tả những cư dân đầu tiên của Hội An sinh con đẻ cái, đánh bắt tôm cá và xẻ gỗ dựng nhà trên vùng đất này. Trên sân khẩu, hình ảnh cấy lúa, sàng cát, xẻ gỗ, xây nhà, kéo cá được các diễn viên chuyên nghiệp tái hiện khá chân thực.
Màn một với tên gọi “Sinh mệnh”, diễn tả những cư dân đầu tiên của Hội An sinh con đẻ cái, đánh bắt tôm cá và xẻ gỗ dựng nhà trên vùng đất này. Trên sân khẩu, hình ảnh cấy lúa, sàng cát, xẻ gỗ, xây nhà, kéo cá được các diễn viên chuyên nghiệp tái hiện khá chân thực.
Màn hai mang tên “Đám cưới” tái hiện đám cưới huyền thoại của Huyền Trân Công Chúa.
Màn hai mang tên “Đám cưới” tái hiện đám cưới huyền thoại của Huyền Trân Công Chúa.
Hàng trăm binh lính hiện ra bên những ngọn đuốc, giáp phục để chuẩn bị cho lễ cưới với những điệu múa trong lễ cưới và hình ảnh đặc trưng gợi nhắc về văn hoá Chămpa.
Hàng trăm binh lính hiện ra bên những ngọn đuốc, giáp phục để chuẩn bị cho lễ cưới với những điệu múa trong lễ cưới và hình ảnh đặc trưng gợi nhắc về văn hoá Chămpa.
Cảnh diễn tả một người vợ chờ chồng chồng trong màn thứ ba – “Đèn và biển”. Khán giả có thể liên tưởng tới Hội An vào thế kỷ 16-17, thương cảng tấp nập, giao thương quốc tế bắt đầu phát triển… Đây cũng là lúc người dân giương buồm ra khơi.
Cảnh diễn tả một người vợ chờ chồng chồng trong màn thứ ba – “Đèn và biển”. Khán giả có thể liên tưởng tới Hội An vào thế kỷ 16-17, thương cảng tấp nập, giao thương quốc tế bắt đầu phát triển… Đây cũng là lúc người dân giương buồm ra khơi.
Nội dung chính của vở diễn là câu chuyện tình yêu của cô gái xứ Faifo chờ đợi người yêu là thuỷ thủ tàu buôn xa nhà. Người con gái thuỷ chung lo lắng cho người yêu khi trời nổi bão giông, mòn mỏi đợi chờ. Kết thúc vở diễn là cảnh chàng trai trở về bên tượng đá của người yêu, trên tay cô vẫn cầm chiếc đèn lồng.
Nội dung chính của vở diễn là câu chuyện tình yêu của cô gái xứ Faifo chờ đợi người yêu là thuỷ thủ tàu buôn xa nhà. Người con gái thuỷ chung lo lắng cho người yêu khi trời nổi bão giông, mòn mỏi đợi chờ. Kết thúc vở diễn là cảnh chàng trai trở về bên tượng đá của người yêu, trên tay cô vẫn cầm chiếc đèn lồng.
Màn thứ tư “Hội nhập” lại là câu chuyện về Hội An thời vàng son trên bến dưới thuyền – biểu tượng của sự hội nhập quốc tế rất sớm của vùng đất này.
Màn thứ tư “Hội nhập” lại là câu chuyện về Hội An thời vàng son trên bến dưới thuyền – biểu tượng của sự hội nhập quốc tế rất sớm của vùng đất này.
Thông qua nhiều hình thức kể chuyện bằng âm nhạc và ánh sáng, các loại hình múa và xiếc, show diễn khắc họa quá trình hình thành, phát triển xứ Faifo. Người xem được thưởng thức những câu chuyện nối tiếp nhau mang tính nhân văn, lãng mạn và đầy khí chất của con người xứ Quảng.
Thông qua nhiều hình thức kể chuyện bằng âm nhạc và ánh sáng, các loại hình múa và xiếc, show diễn khắc họa quá trình hình thành, phát triển xứ Faifo. Người xem được thưởng thức những câu chuyện nối tiếp nhau mang tính nhân văn, lãng mạn và đầy khí chất của con người xứ Quảng.
Kết thúc show diễn là màn thứ năm được đặt tên “Áo dài”, thể hiện một Hội An cổ kính trong nhịp sống hiện đại. Những cô gái trong tà áo dài đạp xe và trình diễn múa bên cạnh hình ảnh phục dựng của các công trình ngay bên kia bờ sông như dãy nhà cổ, chùa Cầu.
Kết thúc show diễn là màn thứ năm được đặt tên “Áo dài”, thể hiện một Hội An cổ kính trong nhịp sống hiện đại. Những cô gái trong tà áo dài đạp xe và trình diễn múa bên cạnh hình ảnh phục dựng của các công trình ngay bên kia bờ sông như dãy nhà cổ, chùa Cầu.
Cuối show diễn là hình ảnh những căn nhà được dựng lên tầng tầng lớp lớp như thể hiện cho sự phát triển không ngừng của Hội An.
“Ký ức Hội An” diễn ra tất cả các ngày trong tuần (trừ thứ ba), từ 20h đến 21h. Ngoài ra, còn có các mini show từ 16h30. Giá vé dao động từ 480.000 đồng đến 1.200.000 đồng tuỳ vị trí ngồi và hình thức đặt.
Cuối show diễn là hình ảnh những căn nhà được dựng lên tầng tầng lớp lớp như thể hiện cho sự phát triển không ngừng của Hội An.
“Ký ức Hội An” diễn ra tất cả các ngày trong tuần (trừ thứ ba), từ 20h đến 21h. Ngoài ra, còn có các mini show từ 16h30. Giá vé dao động từ 480.000 đồng đến 1.200.000 đồng tuỳ vị trí ngồi và hình thức đặt.
Giang Huy
Cẩm nang du lịch Hội An
Ba quán cà phê ngắm đồng lúa ở Hội An