Múa dưới tháp Chăm

Quảng Nam- Hơn 200 diễn viên lần đầu tiên biểu diễn dưới đền tháp di sản thế giới Mỹ Sơn, thu hút hàng nghìn người xem. – Du lịch

Đêm Mỹ Sơn huyền thoại diễn ra tối qua ở thánh địa Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, nhằm tái hiện những giá trị của tinh hoa văn hóa Chăm. Đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện Năm Du lịch quốc gia 2022 “Quảng Nam – Điểm đến du lịch xanh”. Chương trình biểu diễn ngay trong lòng di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, sân khấu chính là đền tháp.

Đêm Mỹ Sơn huyền thoại diễn ra tối qua ở thánh địa Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, nhằm tái hiện những giá trị của tinh hoa văn hóa Chăm. Đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện Năm Du lịch quốc gia 2022 “Quảng Nam – Điểm đến du lịch xanh”. Chương trình biểu diễn ngay trong lòng di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, sân khấu chính là đền tháp.

Cơ quan quản lý cho biết đã tính toán kỹ để chương trình không làm ảnh hưởng, tác động đến di tích. Sân khấu là các tuyến đường dẫn vào các khu tháp ở phía nền sân, không đụng vào bất cứ công trình nào. Khách mời tham gia đêm biểu diễn được bố trí ngồi bên ngoài tháp.

Cơ quan quản lý cho biết đã tính toán kỹ để chương trình không làm ảnh hưởng, tác động đến di tích. Sân khấu là các tuyến đường dẫn vào các khu tháp ở phía nền sân, không đụng vào bất cứ công trình nào. Khách mời tham gia đêm biểu diễn được bố trí ngồi bên ngoài tháp.

Chương trình gồm ba chương, kéo dài 60 phút. Trong đó, chương đầu có tên gọi “Thung lũng – câu chuyện thời gian” tái hiện sống động dòng chảy thời gian tại miền tháp cổ và nét đẹp độc đáo của khu đền tháp qua từng thời kỳ.

Chương hai, “Đêm Mỹ Sơn huyền thoại” đưa khán giả ngược dòng thời gian để cảm nhận nguồn cội thiêng liêng, tìm về trung tâm tôn giáo quan trọng nhất của Vương quốc cổ Chăm pa, cũng là nơi người xưa gửi gắm tâm linh vào đất và đá. Chương ba, “Ánh sáng giao hòa” là câu chuyện giao thoa giữa xưa và nay, quá khứ và hiện tại.

Chương trình gồm ba chương, kéo dài 60 phút. Trong đó, chương đầu có tên gọi “Thung lũng – câu chuyện thời gian” tái hiện sống động dòng chảy thời gian tại miền tháp cổ và nét đẹp độc đáo của khu đền tháp qua từng thời kỳ.

Chương hai, “Đêm Mỹ Sơn huyền thoại” đưa khán giả ngược dòng thời gian để cảm nhận nguồn cội thiêng liêng, tìm về trung tâm tôn giáo quan trọng nhất của Vương quốc cổ Chăm pa, cũng là nơi người xưa gửi gắm tâm linh vào đất và đá. Chương ba, “Ánh sáng giao hòa” là câu chuyện giao thoa giữa xưa và nay, quá khứ và hiện tại.

Đêm diễn truyền tải thông điệp đến khán giả bằng nhiều loại hình ngôn ngữ nghệ thuật. Sự phối hợp giữa các ngôn ngữ múa cùng kỹ xảo ánh sáng, cũng như hiệu ứng sân khấu tạo nên màn trình diễn ấn tượng.

Đêm diễn truyền tải thông điệp đến khán giả bằng nhiều loại hình ngôn ngữ nghệ thuật. Sự phối hợp giữa các ngôn ngữ múa cùng kỹ xảo ánh sáng, cũng như hiệu ứng sân khấu tạo nên màn trình diễn ấn tượng.

Biểu diễn múa và nghệ thuật ánh sáng giúp người xem cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của mỗi đền tháp.

Ông Phan Hộ, Giám đốc Ban quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn, cho biết Đêm Mỹ Sơn huyền thoại là một sản phẩm hoàn toàn mới, được xây dựng công phu. Chương trình chính thức ra mắt sau đó sẽ nhận thêm các ý kiến đóng góp, đánh giá để tiếp tục hoàn thiện.

Biểu diễn múa và nghệ thuật ánh sáng giúp người xem cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của mỗi đền tháp.

Ông Phan Hộ, Giám đốc Ban quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn, cho biết Đêm Mỹ Sơn huyền thoại là một sản phẩm hoàn toàn mới, được xây dựng công phu. Chương trình chính thức ra mắt sau đó sẽ nhận thêm các ý kiến đóng góp, đánh giá để tiếp tục hoàn thiện.

Những cô gái Chăm tiếp bước nhau đi, diễn tả dòng thời gian chuyển động từ lúc khai thiên đến ngày nay trên vương quốc cổ. Màn biểu diễn gửi gắm lời nhắc nhở hậu thế bảo tồn và phát huy những giá trị hiện còn.

Những cô gái Chăm tiếp bước nhau đi, diễn tả dòng thời gian chuyển động từ lúc khai thiên đến ngày nay trên vương quốc cổ. Màn biểu diễn gửi gắm lời nhắc nhở hậu thế bảo tồn và phát huy những giá trị hiện còn.

Hàng nghìn người xem Đêm Mỹ Sơn huyền thoại. “Dự kiến chương trình đưa vào phục vụ du khách từ tháng 5 tới. Trước mắt sẽ tổ chức mỗi tháng một lần vào ngày 16 Âm lịch. Sau đó tùy vào thực tế, nhu cầu của khán giả, chương trình sẽ tăng buổi biểu diễn và tiến tới phục vụ hàng đêm cho du khách”, ông Hộ chia sẻ.

Hàng nghìn người xem Đêm Mỹ Sơn huyền thoại. “Dự kiến chương trình đưa vào phục vụ du khách từ tháng 5 tới. Trước mắt sẽ tổ chức mỗi tháng một lần vào ngày 16 Âm lịch. Sau đó tùy vào thực tế, nhu cầu của khán giả, chương trình sẽ tăng buổi biểu diễn và tiến tới phục vụ hàng đêm cho du khách”, ông Hộ chia sẻ.

Đến với chương trình, du khách còn được trải nghiệm các loại hình văn hóa dân gian hiện tại của hai dân tộc Chăm – Việt, như trích đoạn các lễ hội của người Chăm, thưởng thức, giao lưu và tập hát dân ca Chăm và các loại hình trình diễn khác…

Đến với chương trình, du khách còn được trải nghiệm các loại hình văn hóa dân gian hiện tại của hai dân tộc Chăm – Việt, như trích đoạn các lễ hội của người Chăm, thưởng thức, giao lưu và tập hát dân ca Chăm và các loại hình trình diễn khác…

Những món ăn dân dã của người dân Quảng Nam như Bê thui Cầu Mống, Mỳ Quảng… được giới thiệu trong khuôn viên buổi biểu diễn.

Những món ăn dân dã của người dân Quảng Nam như Bê thui Cầu Mống, Mỳ Quảng… được giới thiệu trong khuôn viên buổi biểu diễn.

Ngoài ra, chương trình còn nhiều hoạt động thử tài chuốt gốm, dệt thổ cẩm, làm hoa tai Chăm…

Ngoài ra, chương trình còn nhiều hoạt động thử tài chuốt gốm, dệt thổ cẩm, làm hoa tai Chăm…

Đắc Thành – Nguyễn Đông

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]

Bài viết được đề xuất