Mũi Nghê – hồ bơi tự nhiên giữa biển

Hình dáng vách đá giống con nghê (động vật thần thoại trong văn hóa Việt Nam, là biến thể kết hợp từ lân và chó, thường được dùng làm linh vật trước cổng đình chùa, đền, miếu ở Việt Nam).

Đà Nẵng- Đây là địa điểm còn hoang sơ và chưa đi vào khai thác du lịch nên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản của tạo hoá. – Du lịch

Mũi Nghê nằm ở phía đông của bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Cách không xa trung tâm thành phố (khoảng 10 km) nhưng nơi đây không quá phổ biến với dân du lịch vì đường đi khá khó khăn. Một số người biết đến địa điểm này do các phượt thủ truyền tai nhau. Phần khác được dân địa phương thông thạo ngóc ngách dẫn đi khám phá.

Hình dáng vách đá giống con nghê (động vật thần thoại trong văn hóa Việt Nam, là biến thể kết hợp từ lân và chó, thường được dùng làm linh vật trước cổng đình chùa, đền, miếu ở Việt Nam).

Hình dáng vách đá giống con nghê – động vật thần thoại trong văn hóa Việt Nam, là biến thể kết hợp từ lân và chó, thường được dùng làm linh vật trước cổng đình chùa, đền, miếu.

Sở dĩ có cái tên Mũi Nghê vì vách đá ở nơi đây có hình dạng giống con nghê, phần đầu quay vào núi còn mình hướng ra biển. Nếu trải nghiệm di chuyển bằng đường thuỷ ra đây thì bạn sẽ thấy rất rõ “con Nghê” dần dần hiện ra giữa biển.

Để đến được Mũi Nghê, bạn sẽ lênh đênh trên thuyền khoảng hơn một tiếng. Vì không có cầu hay bờ cát và nước nông nên thuyền phải neo ở khá xa bãi đá. Bạn phải di chuyển tiếp bằng SUP hoặc thuyền thúng vì sóng đánh khá mạnh. Khi đã lên được bãi, bạn mất thêm 10-15 phút để băng qua đoạn đường đá mấp mô mới tới được hồ nước tự nhiên của Mũi Nghê. Đoạn đường này không dài nhưng khá khó di chuyển và bạn phải rất cẩn thận để không bị trượt chân hay vấp ngã.

Tuy nhiên, ngay khi tới được “thiên đường giữa biển” này thì bạn sẽ quên hết mệt mỏi trước đó. Một hồ nước xanh ngắt, trong vắt nhìn thấu tận đáy hiện ra trước mắt, bốn phía được bao bọc bởi núi và vách đá. Sóng biển không thể đánh thẳng vào khu vực này mà chỉ tạo ra những gợn nước nhẹ nhàng lăn tăn vừa đủ.

Bạn có thể trải nghiệm bơi lội giữa làn nước trong xanh thoả thích. Diện tích nhỏ nhưng ở đây có khá nhiều cá và một ít san hô. Nếu lặn xuống một chút bạn có thể nhìn thấy rất gần, thậm chí chạm được tay vào những chú cá. Bơi đã đời rồi thì lên lại bãi đá, thưởng thức bia và đồ ăn nhẹ, tận hưởng cảm giác “chill” với đám bạn. Nhiều người còn mang theo cần câu và thử tài câu cá giữa biển cũng thú vị không kém.

Sáng tác những bức ảnh để đời siêu đẹp ở chốn hoang sơ này là điều không thể bỏ qua.

Sáng tác những bức ảnh để đời siêu đẹp ở chốn hoang sơ này là điều không thể bỏ qua.

  

Điều tuyệt vời nhất khi đến Mũi Nghê là cảm giác yên bình, không bị ồn ào huyên náo vì rất ít khách du lịch. Hiếm khi có một nơi đẹp đẽ nhường này mà lại ít người như ở đây. Và chắc chắn bạn sẽ thấy khoảnh khắc được đầm mình trong làn nước xanh mát, hoà vào thiên nhiên bao la này là cực kỳ quý giá.

Vì đường đi khá gian nan nên bạn không nên nán lại quá lâu ở khu vực hồ mà cần trở về sớm, tốt nhất là trước 16h. Nếu ai muốn ngắm bình minh thì có thể leo ngược lên bãi đất phía trên để dựng lều và ngủ qua đêm. Nhưng bạn phải chuẩn bị đủ vật dụng, đồ ăn thức uống để có thể lưu trú vì ở đây không có bất kỳ dịch vụ nào cả.

Mũi Nghê rất đẹp và độc đáo nhưng không phù hợp với những người thích du lịch nghỉ dưỡng. Nên trước khi quyết định đến đây, bạn phải rất cân nhắc và chuẩn bị cho mình đủ sức khoẻ, kỹ năng để băng rừng, trèo đá, leo dốc… Đặc biệt không bao giờ được chủ quan khi di chuyển. Tốt nhất là nên có dân địa phương thông thạo đường dẫn đi để tránh bị lạc hoặc gặp phải sự cố không mong muốn.

Để vào Mũi Nghê hoặc chèo SUP hoặc đi thuyền thúng của dân địa phương.

Để vào Mũi Nghê phải đi thuyền thúng của dân địa phương.

Lưu ý khi đi Mũi Nghê:

Có hai cách di chuyển bằng đường bộ hoặc đường thuỷ để tới Mũi Nghê. Dù chọn cách nào cũng có những đoạn khá khó đi và nguy hiểm nên bạn phải rất cẩn thận.

Không có dịch vụ du lịch ra Mũi Nghê và bạn phải tự mang theo đồ ăn, nước uống.

Hồ nước ở Mũi Nghê có khá nhiều hàu bám vào đá nên cần chuẩn bị dép đi biển để tránh bị hàu hay đá sắc cứa vào chân.

Nên chuẩn bị áo phao nếu không biết bơi.

Xem thời tiết trước khi đi và nên đi vào vào mùa khô, biển lặng (từ tháng 3 đến tháng 8).

Dung Candy

Bài viết được đề xuất