Nghệ An- Với địa thế đất tứ linh, núi Dũng Quyết ở TP Vinh từng là nơi vua Quang Trung xây kinh đô, nay đền thờ ông tại đây thu hút nhiều khách đến vãn cảnh, chiêm bái. – Du lịch
Đền thờ vua Quang Trung tọa lạc trên núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, TP Vinh. Núi có 4 chi gồm: long thủ (đầu rồng), phượng dực (cánh phượng), quy bôi (cồn rùa) và kỳ lân, hội tụ đủ tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng.
Tương truyền, sau chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung chọn đất đóng đô cho vương triều mới ở vùng đất giữa núi Dũng Quyết và Kỳ Lân.
Sách “Hoàng Lê nhất thống chí” viết, Quang Trung trưng dụng rất nhiều thợ thuyền, chuyên chở gỗ đá, gạch ngói để xây dựng cung phủ, đắp thành đất xung quanh và sai quân lính đào đá ong tại địa phương để xây thành trong, dựng tòa 3 tầng cùng hai dãy hành lang.
Khi Phượng Hoàng Trung Đô vừa xây xong, kế hoạch dời đô từ Phú Xuân (Huế) ra Vinh (Nghệ An) còn dang dở thì vua Quang Trung đột ngột băng hà. Vua Quang Toản sau đó nối ngôi cha, nhưng không giữ được ngai vàng. Khi Nguyễn Ánh lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Huế, Phượng Hoàng Trung Đô bị lãng quên. Qua biến thiên của thời gian, công trình chỉ còn lại một số dấu tích.
Để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng áo vải Quang Trung, năm 2005, tỉnh Nghệ An đã xây dựng đền thờ tưởng nhớ ông, đặt trên núi Dũng Quyết. Công trình khánh thành năm 2008, sau hơn 1.000 ngày thi công.
Đền thờ vua Quang Trung tọa lạc trên núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, TP Vinh. Núi có 4 chi gồm: long thủ (đầu rồng), phượng dực (cánh phượng), quy bôi (cồn rùa) và kỳ lân, hội tụ đủ tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng.
Tương truyền, sau chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung chọn đất đóng đô cho vương triều mới ở vùng đất giữa núi Dũng Quyết và Kỳ Lân.
Sách “Hoàng Lê nhất thống chí” viết, Quang Trung trưng dụng rất nhiều thợ thuyền, chuyên chở gỗ đá, gạch ngói để xây dựng cung phủ, đắp thành đất xung quanh và sai quân lính đào đá ong tại địa phương để xây thành trong, dựng tòa 3 tầng cùng hai dãy hành lang.
Khi Phượng Hoàng Trung Đô vừa xây xong, kế hoạch dời đô từ Phú Xuân (Huế) ra Vinh (Nghệ An) còn dang dở thì vua Quang Trung đột ngột băng hà. Vua Quang Toản sau đó nối ngôi cha, nhưng không giữ được ngai vàng. Khi Nguyễn Ánh lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Huế, Phượng Hoàng Trung Đô bị lãng quên. Qua biến thiên của thời gian, công trình chỉ còn lại một số dấu tích.
Để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng áo vải Quang Trung, năm 2005, tỉnh Nghệ An đã xây dựng đền thờ tưởng nhớ ông, đặt trên núi Dũng Quyết. Công trình khánh thành năm 2008, sau hơn 1.000 ngày thi công.
Từ chân núi Dũng Quyết, du khách có thể lái ôtô, xe máy hoặc đi bộ trên con đường núi dài một km quanh co, hai bên là rừng thông để tới đến bãi đỗ xe. Tiếp đó là đi bộ qua 81 bậc tam cấp để lên đến đền.
Từ chân núi Dũng Quyết, du khách có thể lái ôtô, xe máy hoặc đi bộ trên con đường núi dài một km quanh co, hai bên là rừng thông để tới đến bãi đỗ xe. Tiếp đó là đi bộ qua 81 bậc tam cấp để lên đến đền.
Trước đền là nghi môn tứ trụ, gồm cổng lớn và hai cổng nhỏ đối xứng hai bên, lợp ngói mũi hài. Cổng lớn được bố trí hai tầng 8 mái bằng gỗ lim kiểu chồng diêm, hai bên đặt hai khẩu thần công.
Trước đền là nghi môn tứ trụ, gồm cổng lớn và hai cổng nhỏ đối xứng hai bên, lợp ngói mũi hài. Cổng lớn được bố trí hai tầng 8 mái bằng gỗ lim kiểu chồng diêm, hai bên đặt hai khẩu thần công.
Cách cổng chính khoảng 10 m, hai bên khu vực ra vào, nhà chức trách đúc hàng chục bức tượng thần hộ pháp, với hàm ý để canh giữ đền.
Cách cổng chính khoảng 10 m, hai bên khu vực ra vào, nhà chức trách đúc hàng chục bức tượng thần hộ pháp, với hàm ý để canh giữ đền.
Điểm nhấn kiến trúc ngôi đền là nhà tiền đường, gồm 3 gian thượng điện, trung điện, hạ điện, thiết kế theo hình chữ Tam cao dần lên. Ba gian này làm bằng gỗ lim, chạm khắc họa tiết, phía trên lợp ngói.
Trước nhà tiền đường là hai tòa tả vu và hữu vu, dùng để đón khách và trưng bày hiện vật. Giữa các tòa nhà là khoảng sân rộng 1.500 m2 với vườn cây cảnh, tạo nên không gian trong lành, mát mẻ.
Điểm nhấn kiến trúc ngôi đền là nhà tiền đường, gồm 3 gian thượng điện, trung điện, hạ điện, thiết kế theo hình chữ Tam cao dần lên. Ba gian này làm bằng gỗ lim, chạm khắc họa tiết, phía trên lợp ngói.
Trước nhà tiền đường là hai tòa tả vu và hữu vu, dùng để đón khách và trưng bày hiện vật. Giữa các tòa nhà là khoảng sân rộng 1.500 m2 với vườn cây cảnh, tạo nên không gian trong lành, mát mẻ.
Trong nhà trưng bày, hàng trăm hiện vật thời Tây Sơn được đặt trong tủ kính. Xung quanh nhiều bức tranh cổ cũng được treo kín tường.
Trong nhà trưng bày, hàng trăm hiện vật thời Tây Sơn được đặt trong tủ kính. Xung quanh nhiều bức tranh cổ cũng được treo kín tường.
Các thanh kiếm cổ mà binh lính thời Tây Sơn sử dụng để đánh trận, nay đã rỉ sét, được đặt trên tấm vải đỏ để bảo quản.
Các thanh kiếm cổ mà binh lính thời Tây Sơn sử dụng để đánh trận, nay đã rỉ sét, được đặt trên tấm vải đỏ để bảo quản.
Nhiều đồ gốm sứ quý hiếm thời Tây Sơn cũng được cơ quan chức năng sưu tầm về trưng bày, góp phần làm phong phú kho hiện vật.
Nhiều đồ gốm sứ quý hiếm thời Tây Sơn cũng được cơ quan chức năng sưu tầm về trưng bày, góp phần làm phong phú kho hiện vật.
Nhà thượng điện là nơi thờ vua Quang Trung và thân phụ Hồ Phi Phúc và thân mẫu Nguyễn Thị Đồng. Hàng năm, thượng điện được mở vào hai dịp lễ lớn là ngày giỗ vua Quang Trung 29/7 âm lịch và ngày 5/1 – dịp kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
Nhà thượng điện là nơi thờ vua Quang Trung và thân phụ Hồ Phi Phúc và thân mẫu Nguyễn Thị Đồng. Hàng năm, thượng điện được mở vào hai dịp lễ lớn là ngày giỗ vua Quang Trung 29/7 âm lịch và ngày 5/1 – dịp kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
Nhà hạ điện có khung thờ được bố trí theo tín ngưỡng thờ phụng của người Việt – tiền phật hậu thánh. Trung điện với ba gian thờ, ở giữa là bàn thờ cộng đồng, thờ chung các quan lại tướng sĩ thời Tây Sơn. Hai bên tả hữu thờ các quan văn và quan võ triều Tây Sơn.
Ngày thường, người dân khi đến vãn cảnh thường thắp hương, cầu nguyện tại nhà trung điện.
Nhà hạ điện có khung thờ được bố trí theo tín ngưỡng thờ phụng của người Việt – tiền phật hậu thánh. Trung điện với ba gian thờ, ở giữa là bàn thờ cộng đồng, thờ chung các quan lại tướng sĩ thời Tây Sơn. Hai bên tả hữu thờ các quan văn và quan võ triều Tây Sơn.
Ngày thường, người dân khi đến vãn cảnh thường thắp hương, cầu nguyện tại nhà trung điện.
Tại khu vực bãi giữ xe, nhà chức trách bố trí một số ghế đá. Kết thúc hành trình vãn cảnh, chiêm bái, du khách có thể ngồi uống nước nghỉ ngơi, trò chuyện.
Tại khu vực bãi giữ xe, nhà chức trách bố trí một số ghế đá. Kết thúc hành trình vãn cảnh, chiêm bái, du khách có thể ngồi uống nước nghỉ ngơi, trò chuyện.
Mỗi năm, đền thờ vua Quang Trung đón hàng chục nghìn lượt khách đến vãn cảnh, hành hương, chiêm bái. Đứng từ đền, có thể ngắm nhìn sông Lam uốn lượn và TP Vinh.
Mỗi năm, đền thờ vua Quang Trung đón hàng chục nghìn lượt khách đến vãn cảnh, hành hương, chiêm bái. Đứng từ đền, có thể ngắm nhìn sông Lam uốn lượn và TP Vinh.
Đức Hùng