Nhà làm từ 4.000 cây dừa ở Vĩnh Long

Ngôi nhà của vợ chồng lão nông, được hơn 30 nghệ nhân xây dựng từ 4.000 cây dừa trong hai năm, trở thành điểm hút khách ở huyện Long Hồ, Vĩnh Long. – Du lịch

Ngôi nhà toàn bằng dừa của của vợ chồng ông Dương Văn Thưởng và bà Nguyễn Ngọc Giác ở nằm trên cù lao An Bình tại ấp Hòa Quý, xã Hòa Ninh, được xây dựng trên diện tích 8 ha.

Ngôi nhà toàn bằng dừa của của vợ chồng ông Dương Văn Thưởng và bà Nguyễn Ngọc Giác ở nằm trên cù lao An Bình tại ấp Hòa Quý, xã Hòa Ninh, được xây dựng trên diện tích 8 ha.

Ông Thưởng, 84 tuổi, cho biết ông sinh ra ở sông nước miền Tây nên muốn xây dựng một ngôi nhà mang chất liệu truyền thống quê hương. Từ nghề trồng dừa truyền thống của gia đình, ông nảy ý tưởng quy hoạch và phác thảo một ngôi nhà dừa.

Ông Thưởng, 84 tuổi, cho biết ông sinh ra ở sông nước miền Tây nên muốn xây dựng một ngôi nhà mang chất liệu truyền thống quê hương. Từ nghề trồng dừa truyền thống của gia đình, ông nảy ý tưởng quy hoạch và phác thảo một ngôi nhà dừa.

Năm 2017, ông Thưởng thuê hơn 30 nghệ nhân và thợ lành nghề về dựng nhà, có những thợ lành nghề từ Bến Tre. Để có vật liệu, ông đi khắp Bến Tre, Vĩnh Long tìm những cây dừa lão, từ 80 -100 tuổi có thân thẳng, bền, chắc. Việc tìm kiếm, vận chuyển đắt đỏ khiến quá trình xây dựng mất hai năm mới hoàn thiện. Tổng kinh phí ngôi nhà khoảng 6 tỷ đồng.

Những thân dừa gỗ mua về được ngâm nước một năm, sau đó xử lý thuốc mối mọt kỹ để gỗ có độ bền cao. Việc cưa xẻ thân dừa được làm thủ công. Thợ phải kiểm tra từng thân dừa mới quyết định xẻ theo chiều nào để tối ưu tấm gỗ.

“Để lấy được 4 m cột thẳng đứng thì cây dừa phải cao trung bình 10 m”, ông Thưởng nói.

Năm 2017, ông Thưởng thuê hơn 30 nghệ nhân và thợ lành nghề về dựng nhà, có những thợ lành nghề từ Bến Tre. Để có vật liệu, ông đi khắp Bến Tre, Vĩnh Long tìm những cây dừa lão, từ 80 -100 tuổi có thân thẳng, bền, chắc. Việc tìm kiếm, vận chuyển đắt đỏ khiến quá trình xây dựng mất hai năm mới hoàn thiện. Tổng kinh phí ngôi nhà khoảng 6 tỷ đồng.

Những thân dừa gỗ mua về được ngâm nước một năm, sau đó xử lý thuốc mối mọt kỹ để gỗ có độ bền cao. Việc cưa xẻ thân dừa được làm thủ công. Thợ phải kiểm tra từng thân dừa mới quyết định xẻ theo chiều nào để tối ưu tấm gỗ.

“Để lấy được 4 m cột thẳng đứng thì cây dừa phải cao trung bình 10 m”, ông Thưởng nói.

Căn nhà xây dựng theo kiểu Nam bộ truyền thống với ba gian hai chái. Không chỉ hạng mục chính như cột, kèo, cửa, vách, mà đồ dùng, nội thất trong nhà như bàn ghế, giường, tủ thờ, bộ tách trà cũng được chế tác từ dừa.

Căn nhà xây dựng theo kiểu Nam bộ truyền thống với ba gian hai chái. Không chỉ hạng mục chính như cột, kèo, cửa, vách, mà đồ dùng, nội thất trong nhà như bàn ghế, giường, tủ thờ, bộ tách trà cũng được chế tác từ dừa.

Bộ ấm trà, hộp bánh mứt, làm từ dừa, bông dừa được trang trí trên bàn.

Bộ ấm trà, hộp bánh mứt, làm từ dừa, bông dừa được trang trí trên bàn.

Từ lúc xây nhà dừa, gia đình ông Thưởng được nhiều người biết đến. Ngôi nhà không chỉ là nơi sinh hoạt, thờ tự mà còn làm điểm hút nhiều khách du lịch ghé thăm. Từ đó, ông Thưởng mở nhà hàng và khu lưu trú cho khách đến tham quan.

Từ lúc xây nhà dừa, gia đình ông Thưởng được nhiều người biết đến. Ngôi nhà không chỉ là nơi sinh hoạt, thờ tự mà còn làm điểm hút nhiều khách du lịch ghé thăm. Từ đó, ông Thưởng mở nhà hàng và khu lưu trú cho khách đến tham quan.

Bộ bàn ghế làm bằng gỗ dừa, mặt bàn được khảm bằng vỏ gáo.

Bộ bàn ghế làm bằng gỗ dừa, mặt bàn được khảm bằng vỏ gáo.

Khuôn viên phía sau ngôi nhà được ông Thưởng trồng nhiều dừa làm khu ăn uống và lấy bóng mát cho du khách.

Khuôn viên phía sau ngôi nhà được ông Thưởng trồng nhiều dừa làm khu ăn uống và lấy bóng mát cho du khách.

Gia đình ông Thưởng chụp hình với du khách. Chủ nhà cho biết dịp cao điểm, mỗi ngày có vài trăm lượt khách đến tham quan, nhiều người lưu trú lại khu nhà ông để trải nghiệm ẩm thực, tận hưởng không khí mát mẻ ở xứ cù lao.

Du khách đến tham quan nhà dừa giá vé 20.000 đồng một người. Chủ nhà có đăng ký dịch vụ lưu trú, có phòng để khách ở qua đêm, giá phòng 600.000-1.000.000 đồng.

Gia đình ông Thưởng chụp hình với du khách. Chủ nhà cho biết dịp cao điểm, mỗi ngày có vài trăm lượt khách đến tham quan, nhiều người lưu trú lại khu nhà ông để trải nghiệm ẩm thực, tận hưởng không khí mát mẻ ở xứ cù lao.

Du khách đến tham quan nhà dừa giá vé 20.000 đồng một người. Chủ nhà có đăng ký dịch vụ lưu trú, có phòng để khách ở qua đêm, giá phòng 600.000-1.000.000 đồng.

Thanh Tùng

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]

Bài viết được đề xuất