Cầu Vàng ở Đà Nẵng, Chùa Cầu ở Hội An… là những biểu tượng của du lịch Việt, được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích. – Du lịch
Nằm ở hồ Gươm, trái tim của Hà Nội, cầu Thê Húc là điểm đến không thể bỏ qua của mọi du khách trong và ngoài nước khi đến chơi thủ đô. Hình ảnh cây cầu “cong, đỏ như con tôm” in sâu vào tâm thức người Hà Nội. Tên gọi Thê Húc nghĩa là “giọt ánh sáng đậu lại” hay “ngưng tụ hào quang”. Cầu gắn với đền Ngọc Sơn – di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Ảnh: Unsplash
Nằm ở hồ Gươm, trái tim của Hà Nội, cầu Thê Húc là điểm đến không thể bỏ qua của mọi du khách trong và ngoài nước khi đến chơi thủ đô. Hình ảnh cây cầu “cong, đỏ như con tôm” in sâu vào tâm thức người Hà Nội. Tên gọi Thê Húc nghĩa là “giọt ánh sáng đậu lại” hay “ngưng tụ hào quang”. Cầu gắn với đền Ngọc Sơn – di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Ảnh: Unsplash
Cầu Long Biên được gọi là “chứng nhân lịch sử” của Hà Nội. Nhờ nét cổ kính và thiết kế độc đáo, cầu là điểm check-in không thể bỏ qua của du khách. Cầu được xây dựng năm 1899 và khánh thành năm 1902, dài hơn 2 km. Ngoài yếu tố lịch sử, điểm đặc biệt của cây cầu này là các xe lưu thông theo làn đường tay trái. Du khách nước ngoài đặc biệt yêu thích cây cầu này. François Bibonne, đạo diễn người Pháp, yêu thích cây cầu và chọn nơi đây làm bối cảnh trong bộ phim tài liệu “Once upon a bridge in Vietnam”. Ảnh: Thong Dong
Cầu Long Biên được gọi là “chứng nhân lịch sử” của Hà Nội. Nhờ nét cổ kính và thiết kế độc đáo, cầu là điểm check-in không thể bỏ qua của du khách. Cầu được xây dựng năm 1899 và khánh thành năm 1902, dài hơn 2 km. Ngoài yếu tố lịch sử, điểm đặc biệt của cây cầu này là các xe lưu thông theo làn đường tay trái. Du khách nước ngoài đặc biệt yêu thích cây cầu này. François Bibonne, đạo diễn người Pháp, yêu thích cây cầu và chọn nơi đây làm bối cảnh trong bộ phim tài liệu “Once upon a bridge in Vietnam”. Ảnh: Thong Dong
Cầu Trường Tiền có lịch sử hơn 100 năm, được coi là một trong những biểu tượng của cố đô Huế. Đây là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép. Trải qua những thăng trầm lịch sử, với vẻ duyên dáng của mình, cầu Trường Tiền và dòng sông Hương thơ mộng trở thành cảm hứng vô tận cho giới văn nghệ sĩ: “…Cầu cong như chiếc lược ngà/ Sông dài mái tóc cung nga buông hờ…”. Ảnh: Võ Thạnh
Cầu Trường Tiền có lịch sử hơn 100 năm, được coi là một trong những biểu tượng của cố đô Huế. Đây là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép. Trải qua những thăng trầm lịch sử, với vẻ duyên dáng của mình, cầu Trường Tiền và dòng sông Hương thơ mộng trở thành cảm hứng vô tận cho giới văn nghệ sĩ: “…Cầu cong như chiếc lược ngà/ Sông dài mái tóc cung nga buông hờ…”. Ảnh: Võ Thạnh
Cầu Rồng là điểm không thể không ghé thăm của du khách khi đến Đà Nẵng. Cây cầu có kiến trúc độc đáo với hình dáng rồng vươn mình bay ra biển, có thể phun nước và lửa, được thực hiện vào cuối tuần tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Cầu Rồng được nhiều tạp chí chuyên ngành giao thông và du lịch đánh giá là một trong những cây cầu độc đáo nhất trên thế giới. Ảnh: Danang FantastiCity
Cầu Rồng là điểm không thể không ghé thăm của du khách khi đến Đà Nẵng. Cây cầu có kiến trúc độc đáo với hình dáng rồng vươn mình bay ra biển, có thể phun nước và lửa, được thực hiện vào cuối tuần tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Cầu Rồng được nhiều tạp chí chuyên ngành giao thông và du lịch đánh giá là một trong những cây cầu độc đáo nhất trên thế giới. Ảnh: Danang FantastiCity
Cầu Vàng được ví như một hiện tượng du lịch quốc tế vào thời điểm ra mắt, khi một loạt các tạp chí, người có tầm ảnh hưởng trong giới du lịch đăng tải và check-in, giới thiệu điểm đến này. Nằm ở độ cao 1.414 m so với mặt nước biển, cầu Vàng được thiết kế ấn tượng gợi lên hình ảnh bàn tay khổng lồ của các vị thần kéo một sợi chỉ vàng ra từ ngọn núi. Cầu Vàng cũng nằm trong top đầu danh sách “100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới năm 2018” chỉ sau hai tháng ra mắt. Tờ Guardian đã vinh danh cầu Vàng trong “top 10 cây cầu có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất thế giới” còn Huffington Post của Mỹ khẳng định đây là “Cây cầu thú vị nhất từng thấy”, trong khi Independent cho rằng cầu Vàng là “một trong 10 cây cầu độc lạ không thể tin nổi trên thế giới”. Ảnh: Unsplash
Cầu Vàng được ví như một hiện tượng du lịch quốc tế vào thời điểm ra mắt, khi một loạt các tạp chí, người có tầm ảnh hưởng trong giới du lịch đăng tải và check-in, giới thiệu điểm đến này. Nằm ở độ cao 1.414 m so với mặt nước biển, cầu Vàng được thiết kế ấn tượng gợi lên hình ảnh bàn tay khổng lồ của các vị thần kéo một sợi chỉ vàng ra từ ngọn núi. Cầu Vàng cũng nằm trong top đầu danh sách “100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới năm 2018” chỉ sau hai tháng ra mắt. Tờ Guardian đã vinh danh cầu Vàng trong “top 10 cây cầu có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất thế giới” còn Huffington Post của Mỹ khẳng định đây là “Cây cầu thú vị nhất từng thấy”, trong khi Independent cho rằng cầu Vàng là “một trong 10 cây cầu độc lạ không thể tin nổi trên thế giới”. Ảnh: Unsplash
Chùa Cầu ở Hội An, Quảng Nam xuất hiện trên tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng của Việt Nam. Đây là điều khiến nhiều du khách quốc tế tò mò, muốn check-in với địa điểm thú vị này. Được xây từ đầu thế kỷ 17 với kiến trúc độc đáo,đây được coi là biểu tượng, linh hồn di sản của đô thị cổ Hội An. Cầu ban đầu được khởi dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng giữa thế kỷ 16, nên còn có tên gọi là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, công trình là vật trấn yểm con Cù – một loài thuỷ quái có đầu ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và đuôi ở Nhật Bản; mỗi lần con Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Ảnh: Hà Thành
Chùa Cầu ở Hội An, Quảng Nam xuất hiện trên tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng của Việt Nam. Đây là điều khiến nhiều du khách quốc tế tò mò, muốn check-in với địa điểm thú vị này. Được xây từ đầu thế kỷ 17 với kiến trúc độc đáo,đây được coi là biểu tượng, linh hồn di sản của đô thị cổ Hội An. Cầu ban đầu được khởi dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng giữa thế kỷ 16, nên còn có tên gọi là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, công trình là vật trấn yểm con Cù – một loài thuỷ quái có đầu ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và đuôi ở Nhật Bản; mỗi lần con Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Ảnh: Hà Thành
Sau khi ghé thăm chợ nổi vào buổi sáng, một trải nghiệm du lịch không thể bỏ qua ở Cần Thơ là ngắm cầu Cần Thơ lên đèn. Cầu dây văng Cần Thơ hoàn thành năm 2010, có chiều dài toàn tuyến 15,85 km trong đó phần cầu chính dài 2,75 km. Đây là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Tây Đô, bắc ngang sông Hậu, nối liền hai tỉnh Cần Thơ và Vĩnh Long. Ảnh: Trần Minh Lương
Sau khi ghé thăm chợ nổi vào buổi sáng, một trải nghiệm du lịch không thể bỏ qua ở Cần Thơ là ngắm cầu Cần Thơ lên đèn. Cầu dây văng Cần Thơ hoàn thành năm 2010, có chiều dài toàn tuyến 15,85 km trong đó phần cầu chính dài 2,75 km. Đây là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Tây Đô, bắc ngang sông Hậu, nối liền hai tỉnh Cần Thơ và Vĩnh Long. Ảnh: Trần Minh Lương
Cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn dự kiến khánh thành vào 28/4, song đã thu hút nhiều bạn trẻ, khách du lịch đến để check-in từ công viên bến Bạch Đằng. Cây cầu mang lại nhiều nét hiện đại cho TP HCM, khi đằng sau là tòa Landmark 81 cao nhất Việt Nam. Ảnh: Tô Đi Đâu
Cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn dự kiến khánh thành vào 28/4, song đã thu hút nhiều bạn trẻ, khách du lịch đến để check-in từ công viên bến Bạch Đằng. Cây cầu mang lại nhiều nét hiện đại cho TP HCM, khi đằng sau là tòa Landmark 81 cao nhất Việt Nam. Ảnh: Tô Đi Đâu
Trung Nghĩa tổng hợp